Khi yêu bản thân không cần lên gân,

Trong bài viết Truyện cổ tích, đọc hay bỏ? mình đã có nói quan điểm của mình về những truyện cổ tích không còn tương thích với xã hội đương thời: chúng ta không xoá bỏ mà cần “cải tiến” chúng.

Một trong những cách cải tiến hiệu quả (và thú vị) nhất chính là re-tell, kể lại tích cũ theo một cách mới, thay đổi thêm thắt tính cách cho các nhân vật quen thuộc, hoặc đôi lúc đảo ngược hẳn các tình tiết cũ. Cô bé choàng khăn đỏNàng Bạch Tuyết & bảy chú lùn có lẽ là những tác phẩm được kể lại nhiều bậc nhất. Và cũng có rất nhiều tác phẩm kể lại hay ho vô cùng.

Hôm nay mình muốn giới thiệu một tác phẩm kể lại Nàng Bạch Tuyết & bảy chú lùn mà mình mới xem được gần đây: Giày đỏ và bảy chú lùn. Đây là một bộ phim hoạt hình 3D đến từ Hàn Quốc. Ngoại trừ đội diễn viên lồng tiếng Anh ra thì ekip hầu hết đều là người Hàn.

Cảnh báo spoiler! (cả phim luôn 🙂 )

Read More »

Truyện cổ tích, đọc hay bỏ?

Hôm nọ mình vừa đọc được một bài viết nói về những phê phán xung quanh truyện cổ tích. Đây là chủ đề khá thú vị!

Những gì được dẫn ra trong bài viết, lẫn một số comment của độc giả, mình thấy đều xuất phát từ việc chưa hiểu chính xác về truyện cổ tích lẫn giá trị của chúng. Những gì mình muốn nói quá dài để dành cho một comment, nên mình phải biên hẳn bài này đây.

TRUYỆN CỔ TÍCH LÀ GÌ? CHÚNG ĐẾN TỪ ĐÂU?

Người viết đã quá chủ quan rằng bản thân lẫn người đọc ai cũng hiểu rõ truyện cổ tích là cái gì. Trước nhất, cần phải đưa ra một định nghĩa về truyện cổ tích. Dưới đây là định nghĩa từ sách ngữ văn của Việt Nam:

Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.

Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm 3 loại :Truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích thế tục (cổ tích sinh hoạt).

Read More »