Chú sâu bướm háu ăn & sách simple concept

Trong rất nhiều dòng nhỏ của sách tranh (picturebook), simple concept /khái niệm đơn giản/, là một trong những thể loại phổ biến & hữu ích nhất.

Concept book/ simple concept picture book/ sách tranh khái niệm đơn giản, dùng để giới thiệu những ý tưởng/ khái niệm cơ bản cho trẻ nhỏ. Đặc biệt ở lứa tuổi 0~6, đây là nguồn cung cấp thông tin hiệu quả. Những cuốn sách này thường trình bày các khái niệm cụ thể, đơn lẻ như bảng chữ cái, màu sắc, số và phép đếm, hình dạng và các khái niệm đối lập.

Công năng là thế nhưng sách không đẹp, không VUI thì làm sao thu hút được sự chú ý của các bạn bé. HỌC phải thông qua CHƠI cơ! Cuốn sách đỉnh nhất là cuốn sách “dạy” nhưng độc giả còn không biết, không cảm thấy mình đang phải học.

Read More »

Lời biện hộ cho Bồ Câu,

Hôm qua, có phụ huynh vào phản ánh về gợi ý mua sách của mình, cuốn Bồ Câu (nằm trong series Bồ Câu của tác giả Mo Willems), cảm giác sách đắt mà ít chữ, cảm thấy không đáng tiền cho lắm.

81+rK9ENVBL
này này, Bồ Câu cũng có cảm xúc đấy nhé! Ngồi xuống đây nghe Bồ Câu bộc bạch cái đã…

Phản ứng này mình đã gặp khá nhiều, đặc biệt với bộ Bồ Câu. Sự bối rối, lăn tăn này mình rất hiểu. Bộ sách này đa số phụ huynh Việt Nam không biết cách đọc thế nào cho đúng. Đến tận bây giờ, thủ pháp kể chuyện của Mo Willems vẫn tương đối lạ lẫm với thị trường Việt Nam. Không phải phụ huynh sai, đơn giản là họ chưa biết, chưa hiểu cho Bồ Câu thôi 😀 .

Trong một bài giới thiệu từ lâu lắc về Mo Willems và Bồ Câu, mình đã có nói qua về thủ pháp kể chuyện đặc trưng của tác phẩm. Xin được trích lại lần nữa:

Read More »

Chọn sách tranh theo giải thưởng

Khi chìm vào hằng hà sa số sách vở, làm thế nào chọn được sách hay là một vấn đề cực kỳ đau đầu.

Chọn sách theo giải thưởng, dù cách này hơi xôi thịt, nhưng mình thấy cũng không kém phần hiệu quả (với cả người mua và người bán haha). Mỗi giải thưởng thường có gu riêng, sau một thời gian tìm hiểu, đọc thử mình cũng tìm ra được những giải thưởng mình hợp gu. Ví dụ như với sách văn học, mình rất ghét sách được Nobel văn chương :v (gần như không có cuốn nào mình đọc tiêu nổi. Về cơ bản mình không phải con người học thuật, cao cấp.). Mình lại khá thích Man booker.

Hôm nay, mình sẽ list ra một số giải thưởng cho Picturebook/ minh hoạ đáng tin cậy, chất lượng (và đặc biệt là hợp gu mình) để các bạn tham khảo mỗi khi tìm mua sách. Cứ thấy đóng mấy con dấu này là gần như yên tâm sách tốt.

Read More »

Tản mạn chuyện dịch sách thiếu nhi,

Nhờ 3 năm làm ở NXB mà mình đã được làm đủ thứ. Nghề chính của mình là vẽ, sáng tác truyện, nhưng mình đã nhảy sang cả biên tập, thiết kế dàn trang, truyền thông (bao gồm cả viết bài, quản lý làm content các kênh mạng xã hội, chụp ảnh, trả lời phỏng vấn làm phóng sự đủ trò), và tất nhiên, cả dịch nữa. Do hồi đó nhân sự mỏng quá, mình buộc phải làm thôi chứ không định mặc sịp ngoài quần dài lên sân thượng tập bay hay gì.

Chuyện dịch, mình vốn không ham, mà giá dịch sách tranh bèo quá, nhiều khi cả cuốn tiền dịch được… 200k. Làm cái hợp đồng thấy cũng… bôi bác. Nên mình tự dịch luôn. Mình sẽ không nói bút danh dịch của mình đâu, sợ bị chửi lắm hahahahahaha (cộng đồng những người giỏi ngoại ngữ – nhưng chưa chắc đã giỏi tiếng mẹ đẻ – đông và hung hãn lắm đấy haha).

Chuyện dịch là một thứ vô cùng tận. Người dịch không chỉ cần giỏi ngoại ngữ, mà quan trọng là phải giỏi tiếng Việt. Dịch không chỉ là cho đúng nghĩa, còn phải đúng không khí, đúng màu sắc của tác phẩm gốc.

Read More »

Olivia – cô lợn cá tính và cuộc sống bận rộn huy hoàng,

Lâu lắm mình mới trở lại với chuyên mục điểm picture book (tại dịch bệnh lâu quá không ra hiệu sách đọc ké được đấy :v *khổ tâm* ).

untitled_design

Bộ sách này gồm 24 tập, là những câu chuyện xoay quanh cuộc sống bận rộn huy hoàng của cô lợn Olivia. Ở Việt Nam, nhà Crabit đã dịch và xuất bản 3 tập gồm: Olivia cừ khôi, Olivia giải cứu gánh xiếcOlivia và những nàng công chúa thiên thần.

Tác giả/ hoạ sĩ Ian Falconer là một tay sáng tác kỳ cựu người Mỹ, sinh ngày 25/8/1959 tại Ridgefield, Connecticut, US. Trong suốt sự nghiệp, ông đã giành rất nhiều giải thưởng lớn như Caldecott Medal (một trong những giải thưởng quan trọng & uy tín nhất dành cho sách tranh/picturebook, kiểu oscar của làng picturebook đó các bạn), Goodreads Choice Awards Best Picture BooksIndies Choice Book Award: Children’s Illustrated.  Olivia có thể coi là tác phẩm nổi bật nhất, được yêu thích nhất của Falconer.

Read More »

List sách | Những cuốn Picturebook an ủi nỗi đau, mất mát

Xin chào, đã lâu mình không post bài mới theo đúng lịch thứ 6 hàng tuần. Đợt vừa rồi có nhiều chuyện, cả sức khoẻ lẫn tinh thần mình đều không được tốt. Giờ mới quay lại tiếp tục xây dựng thói quen viết đây.

Ngày mình còn làm phòng thiếu nhi ở một công ty sách, mình được tiếp xúc trực tiếp với phụ huynh nhiều hơn. Có một điều hiểu nhầm phổ biến ở phụ huynh Việt Nam là cho rằng sách/ phim dành cho thiếu nhi là phải VUI, phải kể những điều hạnh phúc. Một tác phẩm đụng tới đề tài khó, nhạy cảm (cái chết, bạo lực, mất mát…) thường khiến phụ huynh e ngại. Việc này không sai, chúng ta muốn bao bọc các em, muốn các em được lớn lên trong yêu thương và hạnh phúc. Tuy vậy, gạt bỏ hoàn toàn những nỗi buồn, sự mất mát là điều không tưởng. Và trẻ con cũng sẽ có những nỗi buồn của riêng chúng. Chi bằng chúng ta tìm cách dạy, chuẩn bị tâm lý cho các em để đón nhận những thương đau một cách lành mạnh nhất, sáng suốt nhất.

Thêm nữa, không phải nhất thiết phải trải qua nỗi đau thì mới nên đọc tác phẩm về nỗi đau. Việc đọc, hơn hết là để các em biết cách đồng cảm, để sau lớn lên các em trở thành những người có lòng trắc ẩn.

Dưới đây là danh sách những cuốn picturebook mình thấy hay, giúp làm được việc kể trên.

Read More »

Đến trường thôi!

Mình đã làm việc cùng tổ chức Room to Read Vietnam (RtR) từ năm 3 đại học cho tới tận bây giờ (RtR là gì thì các bạn có thể google nha :p). Những kiến thức đầu tiên về làm picturebook, mình đã được học ở đây. Điều mình thấy đáng tiếc nhất là do ràng buộc về chính sách từ thiện, sách của RtR chỉ dành tặng những trường trong khuôn khổ dự án của họ chứ không được bán rộng rãi trên thị trường. Vì sách của RtR thực sự chất lượng, phù hợp với văn hoá, trẻ em Việt Nam, 100% do các tác giả, hoạ sĩ trong nước làm, cộng thêm những người hướng dẫn chuyên môn từ nước ngoài và các biên tập viên rất giỏi trong nước (đi học nước ngoài, có tâm và hiểu biết sâu sắc về picturebook).

Lần này mình muốn giới thiệu một cuốn mình rất thích của đợt xuất bản năm ngoái (tất nhiên bên cạnh sách của mình hihi) – ĐẾN TRƯỜNG THÔI! Cả tác giả và hoạ sĩ đều là những người mình rất mê: chị Giang là tác giả có thể một lèo viết đến 5-6 kịch bản (mà gần như kịch bản nào cũng có thể dùng được ngay), chị Mi là cô hoạ sĩ bỏ ngành dược mà sang Bỉ học minh hoạ (quả cảm hết sức!).

Read More »

Từ đời thật lên trang sách,

Có một câu nói nổi tiếng của Oscar Wilde rằng:

Man is least himself when he talks in his own person. Give him a mask, and he will tell you the truth.”

(con người ít là mình nhất khi họ mang danh mình mà nói. Cho họ một chiếc mặt nạ và họ sẽ nói bạn nghe sự thật)

Điều này phần nào phản ánh bản chất của nghệ thuật. Con người dùng trí tưởng tượng để tái tạo thế giới qua một lăng kính mới. Âm nhạc, văn học, điện ảnh, hội hoạ… đều xuất phát từ trí tưởng tượng, khả năng tái tạo thế giới qua góc nhìn cá nhân, và cả hơn thế nữa, tạo ra một thế giới khác.

Gốc rễ, thông điệp của mọi tác phẩm đều hướng tới một thế giới tử tế hơn. Những xúc cảm, suy nghĩ ấy là thật, từ một con người đang tồn tại. Thế nên, xem một bộ phim khoa học giả tưởng về một hành tinh, một giống loài không có thật… lại có thể gây tác động tới đời sống thật của người xem. Sự đồng cảm ấy không tự nhiên mà có, nó nảy sinh từ sâu bên trong quá trình tạo ra tác phẩm và bản thân tác giả.  Nếu câu chuyện không thuyết phục được chính người tạo ra nó thì không hi vọng gì nó khiến khán giả tin.

Không ngạc nhiên khi nhiều tác phẩm kinh điển có vô số điểm chung hoặc xuất phát từ chính đời thật của tác giả. Đại gia Gastby cùng nàng Daisy với F. Scott Fitzgerald và vợ Zelda, Mary Poppins và tuổi thơ của P. L. Travers (hãy xem thử Saving mr.Banks nha), Winnie the Pooh và gia đình A. A. Milne (phim Goodbye Christopher Robin), Peter Pan và J. M. Barrie (xem phim Finding Neverland nha), Beatrix Potter và Thỏ Peter (phim Miss Potter), Gió qua rặng liễu và Kenneth Grabam, hay H.C.Andersen và Nàng tiên cá… Trong giới hạn bài viết này mình chỉ muốn nói về việc sáng tác cho trẻ em nói chung và picturebook nói riêng.

Read More »

Cẩm nang để trở thành người lịch thiệp

Sau bao rắc rối bưu điện gửi qua gửi lại, cuối cùng đã đủ 2 cuốn để viết review.

ORG__DSC1514

Tuần này mình xin giới thiệu bộ 2 cuốn What do you say, Dear?What do you do, Dear? của tác giả Sesyle Joslin với phần minh hoạ của Maurice Sendak. Cuốn What do you say, Dear đã đoạt huân chương danh giá Caldecott Medal Honor – một giải thưởng cực kỳ uy tín trong mảng sách tranh, năm 1959.

Khác với những cuốn sách cùng chủ đề dạy kỹ năng ứng xử, cách kể của bộ sách này vô cùng điên rồ và hài hước. Một trong những cuốn sách thường thức hài hước nhất bạn có thể bắt gặp.

Sự khuếch trương của tác phẩm quả thực là ngoài sức tưởng tượng. Và ngay cả trong những tình huống ngoài sức tưởng tượng nhất như vậy các em cũng có thể cư xử như những người lịch thiệp chân chính thì trong đời thường có là gì. Đây không chỉ là một cuốn cẩm năng lịch thiệp bình thường, mà là lịch thiệp hết cỡ, lịch thiệp tuyệt đối.

Read More »

Hiding Heidi

Cuốn sách tên là Hiding Heidi, kể về cô bé Heidi cực kỳ giỏi chơi trốn tìm, cosplay thành đủ thứ xung quanh cô.

Câu chuyện rất đơn giản. Đại khái Heidi giỏi chơi trốn tìm nên suốt ngày muốn chơi trốn tìm và bắt các bạn phải chơi cùng. Tất nhiên lúc nào Heidi cũng thắng với tủ đồ thời trang có gu, cộng thêm khả năng diễn quá sâu. Chơi thua mãi thì ai cũng chán, nên để Heidi tự chơi tự thắng một mình ahihi.

Read More »