Thế giới của Taizi Harada

Hôm nay hơi buồn lòng nên mình sẽ viết về một hoạ sĩ mà mỗi bức tranh đều như những bài thơ.

Taizi Harada sinh ngày 29 tháng 4 năm 1940 ở Kanmachi, thành phố Suwa tỉnh Nagano. Ông tốt nghiệp Đại học mỹ thuật Musashino (một trong những trường ĐH mỹ thuật danh tiếng nhất Nhật Bản, có rất nhiều hoạ sĩ tài năng từng học tại đây). Ông vừa vẽ tranh, vừa minh hoạ sách tranh, vừa thiết kế đồ hoạ. Ông đã đoạt giải Shogakukan lần thứ 29. Ông có bảo tàng mỹ thuật cá nhân ở quê nhà Nagano (mình chưa đến nhưng nhất định sẽ đi một lần).

cropped-325eb72089dd1d7f37b63c5c2edf0f4e.jpg

taiziharada.jp

Năm 1982, tờ báo Asahi đặt hàng ông viết và vẽ một loạt bài về Nhật Bản qua con mắt của ông, mang tên “Thế giới của Taizi Harada”. Loạt bài này được đăng vào số chủ nhật hàng tuần, kéo dài từ tháng 4/1982 tới tháng 9/1984.

Ông đã đi qua 47 tỉnh thành dọc đất nước, hoàn thành được 127 bức tranh. Toàn bộ các tác phẩm (tranh và bài viết) được tập hợp trong cuốn Artbook Bird and Bug-eye Views of Japan.

Read More »

Những khúc xương hát,

Bạn nào mê picture book người lớn và graphic novel chắc hẳn đã nghe qua cái tên Shaun Tan. Ông là một hoạ sĩ – tác giả người Australia gốc Trung Quốc. Ông nổi danh với các tác phẩm như Arrival, Lost & Found, Rules of summer (cuốn này mình thích nhất), The red tree, The lost things… Các tác phẩm của ông đoạt vô số giải thưởng lớn, được chuyển thể thành phim hoạt hình thậm chí cả nhạc kịch.

Mình có từng đăng một bài phỏng vấn Shaun Tan (do nhà thơ Nhã Thuyên dịch) tại đây.

Các tác phẩm của Shaun Tan sử dụng đa dạng nhiều chất liệu, từ sơn dầu, chì, than, màu nước tới gốm, điêu khắc. Ông đã tạo ra được một thế giới riêng với những dấu hiệu đặc trưng, nổi bật.

Mới đây nhất là The Singing Bones:

ORG__DSC1260.JPG
Read More »