Bỏ theo dõi,

Sáng nay, trong lúc ăn sáng, mình xem một clip review sách. Bạn booktuber này khá nổi tiếng trong cộng đồng review sách, đặc biệt có series đọc những cuốn sách được các celeb giới thiệu, rồi sau đó (phần nào đấy) bình luận về gu đọc sách của họ. Mình thi thoảng xem clip của bạn này, không phải vì mình quan tâm tới bình luận của bạn ấy về sách (vì gu đọc của bạn ý khác xa mình), mình chỉ tò mò celeb đọc sách gì (aka hóng hớt).

Có lần đã có một celeb phản pháo lại bạn này, nói đại ý rằng tôi đọc sách gì là chuyện của tôi, không cần người khác đánh giá về chuyện đó. Cái này mình đồng ý, giờ còn đọc sách đã là đáng khen rồi. Mình nghĩ nếu chỉ dựa trên các tựa sách để đánh giá gu đọc của một người thì có phần vội vàng. Điều quan trọng hơn là vì sao họ thích cuốn sách đó, thích điểm gì. Ví dụ một cuốn cực kỳ gây tranh cãi như Lolita, với nhiều người cuốn này là red-flag, tệ hơn nếu đó là đàn ông. Tuy vậy, mình thấy cần phải hiểu vì sao họ thích tác phẩm đó, trước khi đưa ra nhận định sau cùng. Nghĩ một người đàn ông thích Lolita suy ra anh ta chắc chắn là một kẻ ấu dâm, có lẽ là một cách tư duy có phần nông cạn. Nhưng vấn đề lớn là chúng ta thường không có đủ thì giờ lẫn tâm trí để dành cho những chuyện như vậy. Tương tự với chuyện ghét một tác phẩm bất kỳ, lý do quan trọng hơn việc ghét hay không.

Quay lại với chiếc clip buổi sáng, mình còn chưa xem hết. Đến một đoạn, lời bạn này nói khiến mình quyết định rằng, chà đây sẽ là lần cuối cùng mình xem clip của bạn này. Bạn ấy bình luận về cuốn The Architecture of Happiness của tác giả Alain De Botton (nổi tiếng với Luận về yêu đã được xuất bản ở Việt Nam). Bạn booktuber ghét cuốn sách này, và lý do của bạn ấy đại ý là chuyện kiến trúc ảnh hưởng tới chất lượng sống là điều hiển nhiên, ai chẳng biết (tất nhiên, nhưng ảnh hưởng như thế nào, vì sao lại thế, cụ thể cái gì gây ra cái gì… không làm kiến trúc khó mà biết được —> đấy là lý do chúng ta đọc), với tư cách một người suốt ngày đi ở nhà thuê, không sở hữu món đồ nội thất nào, cuốn sách này thật “rich people’s nonsense” – mấy thứ nhảm nhí của đám nhà giàu.

Read More »

Phụ nữ để yêu?

Tối qua, trước khi đi ngủ, mình định bụng xem một bộ phim tình cảm hường phấn gà bông, vui vẻ ấm áp cho dễ ngủ. Netflix hí hửng giới thiệu đây phim này đang được xem nhiều nhất tuần này này, đây đây! Một phim Hàn Quốc – Cô gái thế kỷ 20 (20th century girl), có giới thiệu và trailer rất lừa tình. Vì qua phần giới thiệu tưởng chừng đây là một phim tình cảm học đường đơn thuần dễ thương. Nhưng KHÔNG!!! Phần tiếp theo mình xin spoil hết toàn bộ nội dung phim, nếu bạn định xem phim thì hãy dừng đọc ở đây. Còn nếu không ngại spoiler hoặc không có ý định xem thì mình muốn nói đây là một phim không-đáng-xem. Nó khiến mình vô cùng bực, chủ yếu bởi những định kiến giới cũ kỹ cũng như tư duy kể chuyện lười biếng. Điều làm mình khó chịu hơn hết là đây không phải bộ phim duy nhất đối xử với các nhân vật nữ chính theo cách này.

Cô gái thế kỷ 20 kể về mối tình (đầu) học trò của Na Bo-ra, một nữ sinh theo mô típ “không-giống-các-cô-gái-khác”: cô giỏi võ, có thể tay không đập vỡ ván gỗ, ăn siêu khoẻ, có thể ăn liền hai cái bánh pizza cùng lúc (nhưng ngoại hình diễn viên thì vô cùng mong manh lá lúa 🙄), cô không dịu dàng, hiền thục mà là một thiếu nữ lực điền chân chính, ăn to nói lớn, mắng con trai oang oang nhưng tính tình trong sáng, thiện lương, tốt bụng. Na Bo-ra có một cô bạn rất thân, bị bệnh tim. Trước khi đi mổ tim, cô bạn thân nhờ Na Bo-ra tìm hiểu thông tin về crush học cùng trường. Cô bạn thân chỉ đụng crush đúng một lần, được cậu ta đỡ dậy lúc ngã mà đem lòng yêu thương sâu sắc, kiểu đây là chân ái cuộc đời tôi. Na Bo-ra dĩ nhiên giúp bạn hết tâm hết sức. Mâu thuẫn chính của phim là chi tiết cô bạn thân chỉ đưa cho Na Bo-ra một cái tên, là cái tên được thêu trên áo đồng phục ngày cô ấy đụng mặt crush. Nhưng hoá ra hôm đó crush mặc áo của anh bạn thân. Nên đáng nhẽ phải tìm hiểu crush thì Na Bo-ra tìm hiểu nhầm anh bạn thân của crush. Khi vỡ lẽ ra thì Na Bo-ra và crush của bạn thân đã lỡ thích nhau rồi. Nữ chính rơi vào thảm cảnh chọn bạn thân hay chọn bạn trai.

Read More »

Anime tôi mê,

Mình xem nhiều anime nói riêng và nhiều phim nói chung. Hôm nay nhớ ra chưa từng làm list phim anime mình mê nhất từ xưa tới giờ. Có lần mình giới thiệu một phim anime mình thích vô cùng (đó không chỉ là phim anime mình thích mà còn là một trong những phim hay nhất, câu chuyện khốc liệt lẫn điên rồ, cảm động nhất mình từng xem) trên Facebook; rồi mình bị một tay thổ phỉ vào chửi, đù mé!!!! Vị thổ phỉ nọ còn nhanh nhẹn giới thiệu mình một bộ phim khác (còn ko phải hoạt hình ơ . _ . ), xem phim này cho nâng cao gu thưởng thức đi nè! Dù phim đó không tệ (mình đã xem trước đó rồi. Tôi đã bảo tôi xem phim nhiều rồi mà không tin à, còn đi giới thiệu cái phim rõ viral ahehe), nhưng thua xa tít mù khơi tác phẩm yêu thích của mình ahihihi.

Rồi dài dòng quá, xin vào việc chính. List này bao gồm những phim 8/10 điểm (với mình) trở lên. Những phim xem vui, ok ổn, bảy điểm rưỡi thì không xếp vào đây nhớ! Những phim này tốt nhất nên xem khi không biết chút gì, càng bất ngờ càng hay hơn. Vậy nên mình sẽ không review kỹ gì về nội dung phim. Mình thường ít khi thích anime dài tập chuyển thể từ manga, mà nghiêng về feature film hơn. Anime dài tập thường có điểm yếu là animation kém hơn hẳn (do hạn chế về kinh phí lẫn thời gian). Tuy vậy, trong list này có vài bộ anime dài tập chuyển thể mà nâng tầm hẳn cho manga, thậm chí làm hay hơn manga gốc *quỳ xuống*.

Sẽ update danh sách khi mình xem được những phim hay nữa.

Đặc quyền đọc,

Những năm cuối cấp 3, đầu ĐH, mình nhớ series sách và phim Twilight đang làm mưa làm gió. Dân tình phát cuồng vì thích cũng đông ngang phát cuồng vì ghét. Hồi ấy mình xem xong phim phần 1 thì thấy dở (xin lỗi các fan Twilight), nhưng các fan Twilight (mình tiếp xúc ngày đó) thì… không phục! Lý lẽ thường gặp của họ là: phim không hay bằng sách; đừng đánh giá sách qua phim chuyển thể. Ờ, có lý!

Mình đã đi đọc sách (đọc hẳn bản tiếng Anh ko lại bảo dịch thì mất mát) để khẳng định mình không thích tác phẩm này. Và mình không thích nó thật :))). Nhưng điểm sáng của trải nghiệm ko vui vẻ mấy đó là mình cũng tìm được một, hai chi tiết (hiếm hoi) mình thấy hay (bới lông thấy được vàng, ko phải vết ạ). Quan trọng hơn, mình hiểu được phần nào lý do tác phẩm này được yêu thích đến vậy. Nó không chỉ hoàn toàn là: gu thưởng thức tồi tệ tạo ra những cú hit tồi tệ. Và ngay cả vậy, chúng ta cũng nên hiểu vì sao sự tồi tệ ấy lại thành công, có gì sai sai trong xã hội chúng ta?

Kể vậy để nói là mình sẵn sàng “cống hiến” đến vậy để được ghét cái gì đó một cách thuyết phục :))) (aka tôi rất hiểu vì sao tôi ghét). Không chỉ là sự ghét bỏ mù quáng, mơ hồ.

Read More »

Viết thêm một cuốn sách,

“Đây hẳn không phải bộ não tôi đã dùng để đọc 750 trang tiểu thuyết trong 3 ngày hồi cấp 2.” 🫠

Thật luôn các bác ạ, tôi đọc cuốn “Biên niên ký chim vặn dây cót”, 720 trang trong vòng một ngày (hồi lớp 10). Ngồi đọc từ sáng đến tối luôn, chỉ nghỉ giải lao ăn với đi wc 🥲.

(em ko phải fan bác Murakami ợ, dù đã đọc hầu hết các tác phẩm của bác ý, mà em chỉ thích nhất cuốn “Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới”. Btw, thư viện Murakami ở ĐH Waseda xinh xắn lắm đó các bác!)

Tại sao hồi đi học tôi đọc và xem phim khoẻ như vậy, đủ thể loại thượng vàng hạ cám, từ tiểu thuyết được Man booker cho tới fanfic sai chính tả tùm lum tà la; từ The Shawshank Redemption, Battle Royal cho tới High school musical, Sex and the City 🥲? Là vì tôi ko có bạn (mấy) thưa các bác =))))))))) Tôi là nhân vật đi học (chỉ) biết được chuyện drama của lớp mình từ một đứa trường khác học cùng lớp học thêm 🥹 . Học hành thì lèng phèng, dù học sinh giỏi đủ 12 năm nhưng dạng HSG vừa đủ tổng 8 phẩy nó khác HSG 9 phẩy, đi thi HSG này nọ. Ngoài ra, tôi ko thích ai cũng ko ai thích tôi ☺️. Túm lại, do TÔI RẢNH =)).

Hành trình nào dẫn một người từ thích đọc đến muốn viết? Nguồn cảm hứng tạo ra một tác phẩm có thể trải dài từ “tôi muốn viết một cuốn sách tôi muốn đọc” cho tới “nãy ngồi wc lâu quá tự dưng nghĩ ra” 🚽 (cái emoji bồn cầu này được xếp vào mục 💡 luôn các bác!).

Read More »

Làm bạn kiểu người lớn,

Tình bạn người lớn là khi hai người cứ nói với nhau suốt rằng “Lâu rồi chưa gặp, chúng mình hãy gặp nhau nhiều hơn” cho tới khi cả hai chết.

Lúc chuẩn bị viết bài này, mình đi google một đống meme về chuyện kết bạn khi đã ở tuổi trưởng thành, và thấy cái nào… cũng đúng. Không khí chung là khi lớn chúng ta không còn nhiều thời gian dành cho bạn bè cũng như rất rất khó để kết bạn mới, nhất là khi đã có gia đình con cái.

Mình nghĩ, ngoài chuyện bận rộn, thiếu thời gian ra, tình bạn người lớn rất vất vả còn do chúng ta ở những giai đoạn, trạng thái khác nhau của cuộc đời: người chưa có con khó thấu hiểu được đời sống các bà mẹ bỉm sữa, người làm công ăn lương bình thường khó thấu hiểu người làm chủ doanh nghiệp, người lựa chọn ở nhà chăm con khó thấu hiểu được người chọn sự nghiệp và để con cho vú nuôi chăm… Cho dù chúng ta cùng lứa tuổi, cuộc sống trưởng thành sẽ có những ngã rẽ khác xa nhau. Và phần không nhỏ trong thế giới người lớn liên tục đánh giá lẫn nhau, gây áp lực lẫn nhau. Không có lựa chọn nào là tuyệt đối hoàn hảo, trọn vẹn đủ đường, nhưng chúng ta cũng không thể ngừng tranh cãi về chuyện này.

Read More »

Một bài hát gợi cảm,

Dạo này mình đang rất thích nhạc của một nghệ sĩ trẻ, nghệ danh là Wanuka. Wanuka live không hay cho lắm (^^”), tôi đã rất cố gắng nói giảm nói tránh. Tuy vậy, bạn ý tự sáng tác & biểu diễn mọi bài hát của mình. Nhạc của Wanuka có cảm giác mong manh, hơi trần trụi; kiểu còn non nớt và nhiều ham muốn tuổi trẻ. Lời bài hát của bạn này có những lúc gợi cảm, những lúc yếu đuối tổn thương (có bài kể chuyện đau lòng nên khóc nhưng mà shouganai – biết làm thế nào được ^^), những lúc khác lại nhiều trăn trở mới lớn, lúc lại ngọt ngào ngây thơ. Chất nhạc lẫn lời ca của Wanuka rất đúng tuổi; rất tươi mới 20, pha thêm vài gia vị Nhật truyền thống. 

Mới cách đây vài hôm, Wanuka vừa phát hành một bài hát mới, tên là 絶頂讃歌 – orgasm anthem (bài hát ngợi ca cực khoái). Và đây đúng là một bài hát về sex, khá thuần tuý. Đây không phải bài hát đầu tiên về chủ đề này của Wanuka, trái lại mình thấy đây là một đặc trưng của bạn ý – những bài hát vô cùng gợi cảm. Hit đầu tiên của Wanuka mang tên 寄り酔い – Tipsy (say xỉn/ loạng choạng) cũng cùng nội dung và không khí này. Mấy bài này mình đều thích, tính cho tới thời điểm hiện tại, bài nào của Wanuka mình cũng thích; và không chỉ vì nhạc.

Một hotgirl nổi tiếng đổi nghề làm ca sĩ của nước ta mới phát hành MV mang tên “gỏi cá sống của Nhật” (các bạn đọc biết là ai và bài gì rồi đó, mình chỉ không muốn kết quả search về tác phẩm đó dẫn tới blog mình :p). Trong đợt comeback lần này, nữ ca sĩ đã chọn concept rất rõ ràng & xuyên suốt: sự gợi cảm của tình dục (từ con dấu cắn cổ cho tới mời anh… ăn tươi nuốt sống em đi). Bỏ qua phần giai điệu, vì thôi tuỳ gu (và mình biết gì mà bàn hihi), mình chỉ muốn nói đôi điều về phần lời. Tại sao mình nghe những lời ca gợi cảm của Wanuka thấy hấp dẫn, thậm chí cảm động đôi chút, mà của ca sĩ nọ chỉ thấy gợi dục đơn điệu. Cùng so sánh nhá:

Read More »

normcore – chiếc meme thời trang đứng đắn

Mình hay vô thức dùng khái niệm normcore như một câu đùa, cho việc hôm-nay-không-biết-mặc-gì, mặc hoàn toàn tầm thường thì gán cho nó là vẫn thời trang đấy, trend như-mọi-ngày. Hoá ra, nguồn gốc của normcore quả thật là một… trò đùa. Đùa thành thật nghiêm túc!

Normcore là gì?

Normcore là một xu hướng thời trang unisex với đặc điểm là quần áo bình thường, không phô trương. Thời trang Normcore bao gồm: quần jeans, áo phông, áo khoác nỉ, sơ mi (văn phòng) và giày thể thao. Quần áo được coi là normcore chuẩn mực khi nó hấp dẫn, thoải mái và được đa số mọi người xem là “bình thường”.

trích từ Wikipedia

Normcore như một tuyên ngôn thời trang, chống lại xu hướng chuộng hàng hiệu, hay dùng hàng hiệu thì mới là ăn mặc thời trang; thể hiện sự trân trọng đối với quần áo may sẵn, phổ thông. Khái niệm này lần đầu tiên được nhắc tới như một phong cách độc lập trong một bài báo thời trang của K-HOLE mang tên “Youth Mode: A Report on Freedom” – chế độ thanh xuân =))) : một báo cáo về sự tự do (tháng 10/2013). Trong báo cáo này có đoạn:

Normcore dịch chuyển từ việc có phong cách dựa trên sự khác biệt sang việc có phong cách trong sự giống nhau. Thay vì mô phỏng thẩm mỹ những gì đang trend, họ chỉ sử dụng những gì thuận tiện, sẵn có. Để là một normcore chân chính, bạn cần hiểu rằng không có gì là bình thường cả.”

K-HOLE

Sau đó normcore dần lan rộng, đến cả các trang báo lớn, các hãng thời trang cũng nhập cuộc chơi meme này, cả “tự hào” nhận credit lẫn chửi bới không thương tiếc.

Read More »

3 xu suy nghĩ về mặc đẹp,

Hôm qua mình vô tình bắt gặp một clip youtube bàn về việc làm cách nào để mặc thời trang. Những clip chủ đề này có nhiều, với những quan điểm đa dạng; cũng như bản chất của thời trang – có rất nhiều cách hiểu. Khó mà khẳng định một cách nhìn là tuyệt đối đúng. Quan điểm của bạn này khiến mình muốn viết vài điều; đặc là khi mình đang sống ở một nơi mà dân cư mặt bằng chung có gu thẩm mỹ thời trang rất ấn tượng (hoặc đơn giản do hợp gu mình?).

Tóm tắt ý kiến của bạn nọ: mặc đẹp là khi có 2 trên 3 yếu tố: tiền – ngoại hình – gu thẩm mỹ. Ngay khi nghe đến đây, trong đầu mình đã bật lên cả đống ví dụ tiêu biểu có đủ hai yếu tố tiền với ngoại hình mà ăn mặc rất gớm =))))). Thực ra, giới celeb Việt Nam, với mình (vì thế nào là đẹp với mỗi người cũng rất khác nhau), rất ít người mặc đẹp & thú vị. Chủ yếu họ mặc… không xấu (có tiền và ngoại hình); một cái đẹp rất an toàn, công thức, phổ thông. Khi mình nghĩ tới các ngôi sao thời trang thế giới, mình có thể hình dung ra ngay một vài set đồ đặc trưng của họ – một dấu ấn, ngôn ngữ sắc nét. Một vài ví dụ trong nhóm yêu thích của mình (không có nghĩa mình muốn mặc & có thể mặc giống họ):

Audrey Hepburn được coi là một trong những biểu tượng thời trang thập niên 50, nổi bật với phong cách sang trọng, tinh tế, thanh thoát. Twiggy là biểu tượng thập niên 60, phong cách nửa tinh nghịch, màu mè, nửa bí ẩn, quyến rũ. Michael Jackson thì hẳn ai cũng quen rồi, ông ý có nhiều outfit huyền thoại nhưng cá nhân mình thích bộ sưu tập áo khoác style quân đội kết hợp cùng mũ fedora và kính đen của ông ý – nhìn vừa ngầu vừa phóng khoáng.

Khi ngâm cứu mấy icon mình thích, mình nhận ra những điểm khiến họ nổi bật là: hiểu bản thân (việc họ làm + tính cách + cơ thể), có gu (không riêng thời trang, mà về nghệ thuật lẫn đời sống nói chung), có điều kiện để tìm hiểu, thử nghiệm với thời trang. Tất cả những điểm ấy khiến mọi thứ họ mặc đều có chủ đích, có ý nghĩa, lý do.

Read More »

Chú sâu bướm háu ăn & sách simple concept

Trong rất nhiều dòng nhỏ của sách tranh (picturebook), simple concept /khái niệm đơn giản/, là một trong những thể loại phổ biến & hữu ích nhất.

Concept book/ simple concept picture book/ sách tranh khái niệm đơn giản, dùng để giới thiệu những ý tưởng/ khái niệm cơ bản cho trẻ nhỏ. Đặc biệt ở lứa tuổi 0~6, đây là nguồn cung cấp thông tin hiệu quả. Những cuốn sách này thường trình bày các khái niệm cụ thể, đơn lẻ như bảng chữ cái, màu sắc, số và phép đếm, hình dạng và các khái niệm đối lập.

Công năng là thế nhưng sách không đẹp, không VUI thì làm sao thu hút được sự chú ý của các bạn bé. HỌC phải thông qua CHƠI cơ! Cuốn sách đỉnh nhất là cuốn sách “dạy” nhưng độc giả còn không biết, không cảm thấy mình đang phải học.

Read More »