Một chạm cảm xúc

Tối qua mình xem lại phim Treasure Planet (2002) – nhằm chuẩn bị cho một status phân tích phim Disney classic mình muốn xem bản chuyển thể live action. Mình mới nhận ra mình chưa từng xem phim này. Hoá ra mình đã luôn nhầm nó với phim Atlantis: the lost empire (2001). Hai phim này có nhiều điểm chung: đều là phim phiêu lưu thám hiểm, scifi xen lẫn cướp biển, du hành truyền thống, nhân vật chính là teen boy… Và điểm chung (đáng buồn) lớn nhất chúng đều là những tác phẩm siêu flop của Disney. Phim nào cũng lỗ mấy chục triệu đô.

Ấn tượng đầu tiên của mình khi vào phim là phim có visual rất đẹp, animation rất tốt. Phần thiết kế nhân vật, bối cảnh mình rất thích, kiểu pha lẫn style Cướp biển vùng Caribbean với du hành vũ trụ pha tý steampunk (mà mình thì rất mê steampunk). Tất cả những phân đoạn hành động, cháy nổ của phim đều được làm mượt mà, nhiều năng lượng. Tóm gọn, phần hình ảnh rất cool. Và mình bắt đầu thắc mắc ê phim có vẻ tốt như này sao lại flop đến thế? Xem đến chừng nửa phim thì mình dần hiểu ra vì sao.

Read More »

Khi đàn ông mang bầu,

Tối qua mình xem thử một trong những phim Netflix original gây bão (ghét) nhất năm nay: đàn ông mang bầu. Lúc phim mới lên Netflix, mình không tò mò muốn xem lắm. Không phải vì ghét premise phim hay cảm thấy khó chịu, lố bịch gì. Mpreg, omegaverse hoặc gender bender, crossdressing hoán đổi giới tính tùm lum tà la không phải cái gì xa lạ với manga, phim ảnh Nhật; mà đơn giản mình không thấy hứng thú gì 😒. Ngay từ premise mình đã đoán được thông điệp của phim rồi.

Rồi mình thấy phim bị rate… tận 2.9/10 trên imdb, đến phim dở ói tầm như 365 days mà còn được 3.3/10; quả này chắc hẳn là một cú hate boom siêu to khổng lồ 🥲. Ui thế thì phải xem xem nó có đáng bị vậy không 😂.

Read More »

Phụ nữ để yêu?

Tối qua, trước khi đi ngủ, mình định bụng xem một bộ phim tình cảm hường phấn gà bông, vui vẻ ấm áp cho dễ ngủ. Netflix hí hửng giới thiệu đây phim này đang được xem nhiều nhất tuần này này, đây đây! Một phim Hàn Quốc – Cô gái thế kỷ 20 (20th century girl), có giới thiệu và trailer rất lừa tình. Vì qua phần giới thiệu tưởng chừng đây là một phim tình cảm học đường đơn thuần dễ thương. Nhưng KHÔNG!!! Phần tiếp theo mình xin spoil hết toàn bộ nội dung phim, nếu bạn định xem phim thì hãy dừng đọc ở đây. Còn nếu không ngại spoiler hoặc không có ý định xem thì mình muốn nói đây là một phim không-đáng-xem. Nó khiến mình vô cùng bực, chủ yếu bởi những định kiến giới cũ kỹ cũng như tư duy kể chuyện lười biếng. Điều làm mình khó chịu hơn hết là đây không phải bộ phim duy nhất đối xử với các nhân vật nữ chính theo cách này.

Cô gái thế kỷ 20 kể về mối tình (đầu) học trò của Na Bo-ra, một nữ sinh theo mô típ “không-giống-các-cô-gái-khác”: cô giỏi võ, có thể tay không đập vỡ ván gỗ, ăn siêu khoẻ, có thể ăn liền hai cái bánh pizza cùng lúc (nhưng ngoại hình diễn viên thì vô cùng mong manh lá lúa 🙄), cô không dịu dàng, hiền thục mà là một thiếu nữ lực điền chân chính, ăn to nói lớn, mắng con trai oang oang nhưng tính tình trong sáng, thiện lương, tốt bụng. Na Bo-ra có một cô bạn rất thân, bị bệnh tim. Trước khi đi mổ tim, cô bạn thân nhờ Na Bo-ra tìm hiểu thông tin về crush học cùng trường. Cô bạn thân chỉ đụng crush đúng một lần, được cậu ta đỡ dậy lúc ngã mà đem lòng yêu thương sâu sắc, kiểu đây là chân ái cuộc đời tôi. Na Bo-ra dĩ nhiên giúp bạn hết tâm hết sức. Mâu thuẫn chính của phim là chi tiết cô bạn thân chỉ đưa cho Na Bo-ra một cái tên, là cái tên được thêu trên áo đồng phục ngày cô ấy đụng mặt crush. Nhưng hoá ra hôm đó crush mặc áo của anh bạn thân. Nên đáng nhẽ phải tìm hiểu crush thì Na Bo-ra tìm hiểu nhầm anh bạn thân của crush. Khi vỡ lẽ ra thì Na Bo-ra và crush của bạn thân đã lỡ thích nhau rồi. Nữ chính rơi vào thảm cảnh chọn bạn thân hay chọn bạn trai.

Read More »

Anime tôi mê,

Mình xem nhiều anime nói riêng và nhiều phim nói chung. Hôm nay nhớ ra chưa từng làm list phim anime mình mê nhất từ xưa tới giờ. Có lần mình giới thiệu một phim anime mình thích vô cùng (đó không chỉ là phim anime mình thích mà còn là một trong những phim hay nhất, câu chuyện khốc liệt lẫn điên rồ, cảm động nhất mình từng xem) trên Facebook; rồi mình bị một tay thổ phỉ vào chửi, đù mé!!!! Vị thổ phỉ nọ còn nhanh nhẹn giới thiệu mình một bộ phim khác (còn ko phải hoạt hình ơ . _ . ), xem phim này cho nâng cao gu thưởng thức đi nè! Dù phim đó không tệ (mình đã xem trước đó rồi. Tôi đã bảo tôi xem phim nhiều rồi mà không tin à, còn đi giới thiệu cái phim rõ viral ahehe), nhưng thua xa tít mù khơi tác phẩm yêu thích của mình ahihihi.

Rồi dài dòng quá, xin vào việc chính. List này bao gồm những phim 8/10 điểm (với mình) trở lên. Những phim xem vui, ok ổn, bảy điểm rưỡi thì không xếp vào đây nhớ! Những phim này tốt nhất nên xem khi không biết chút gì, càng bất ngờ càng hay hơn. Vậy nên mình sẽ không review kỹ gì về nội dung phim. Mình thường ít khi thích anime dài tập chuyển thể từ manga, mà nghiêng về feature film hơn. Anime dài tập thường có điểm yếu là animation kém hơn hẳn (do hạn chế về kinh phí lẫn thời gian). Tuy vậy, trong list này có vài bộ anime dài tập chuyển thể mà nâng tầm hẳn cho manga, thậm chí làm hay hơn manga gốc *quỳ xuống*.

Sẽ update danh sách khi mình xem được những phim hay nữa.

I talk about Encanto,

Encanto kể về một đại gia đình Madrigal, mỗi thành viên trong gia đình đều có một sức mạnh siêu nhiên. Và gia đình ấy gánh vác cả một cộng đồng. Tuy nhiên, bỗng dưng tòi ra cô bé nhân vật chính – Mirabel không có sức mạnh gì, chỉ là một người bình thường.

Ngay từ lúc mới xem trailer của phim, từ năm ngoái năm kia lận, mình đã không chút hào hứng với cái premise này. Vì mình biết chắc chỉ có thể có một trong hai giải pháp cho cái kết: nhân vật chính tìm ra sức mạnh hoặc tiếp tục chỉ là một người bình thường. Và cả hai trường hợp đều… khá chán để truyền tải thông điệp mày không cần có sức mạnh để được gia đình yêu thương (mới xem trailer đã đoán tồng tộc được hết cả câu chuyện).

Nhưng mình vẫn xem phim này, mong là mình sai. Có nhiều phim ban đầu xem trailer mình không quá hứng thú, kỳ vọng nhưng lại hay bất ngờ, ví dụ như Wreck it Ralph (vì mình vốn không thích chơi điện tử). Encanto lại khiến mình thấy chán dưới cả mức không-kỳ-vọng-gì.

Đầu tiên, phải nói rõ là mình HIỂU chủ đề & thông điệp của phim. MÌNH HIỂU. Mình đoán được ngay từ lúc mới xem trailer. Đó là một chủ đề tốt & một thông điệp tích cực. Cái khiến mình thấy bực bội là quá trình để dẫn tới kết quả, giải quyết nút thắt của phim, quá thiếu chi tiết, thay đổi quá gấp dẫn tới việc không thuyết phục.

Read More »

Tất cả phim hoạt hình PIXAR mình đã xem,

Sau khi làm bảng xếp hạng phim MCU, mình nghĩ sao không làm phim PIXAR luôn.

Tương tự như bảng MCU, mình vẫn xếp phim vào ba nhóm: nhóm “tách trà”, nhóm “cũng được” và nhóm “bleh”.

Nhóm “tách trà” 🍵

Đây là những phim mình xem mà khóc được (nhưng không phải phim nào cũng khóc đâu nhé ^^”). Đây đều là những phim xứng đáng có một bài review chi tiết riêng. Chắc mình sẽ viết bổ sung dần.

  1. A bug’s life
  2. Ratatouille
  3. Toy story 4 (đã có bài review ở đây)
  4. Wall E
  5. Monsters, Inc.
  6. Finding Nemo
  7. SOUL (đã có bài review ở đây)
  8. Onward (đã có bài review ở đây)
  9. The Incredibles 2 (đã có bài review ở đây)

Nhóm “cũng được” 💁‍♀️

  1. Toy story
  2. Toy story 2
  3. Toy story 3
  4. The Incredibles
  5. Inside Out
  6. Coco
  7. Up
  8. Luca

Nhóm “bleh” 🥱

  1. Cars
  2. Cars 2
  3. Cars 3
  4. Brave
  5. Monster University
  6. The good dinosaur
  7. Finding Dory
  8. Turning Red

Về cơ bản, PIXAR vẫn là một studio mình yêu thích, họ có nhiều ý tưởng nguyên bản thú vị. Mình luôn mong chờ các tác phẩm mới của họ.

Lần tới mình sẽ làm bảng xếp hạng Ghibli – cũng là một xưởng phim mà phim nào mình cũng xem.

Tất cả phim MCU mình đã xem,

Mấy hôm mình xem loạt video xếp hạng các phim trong MCU từ xưa đến giờ, liền cũng muốn làm một bảng xếp hạng của mình.

Đầu tiên, phải nói là mình không phải fan Marvel hay phim/ comic siêu anh hùng nói chung. Mình đã đi từ đoạn hoàn toàn không thích các sản phẩm liên quan tới siêu anh hùng, cho tới đoạn nghĩ mình rất thích, cho tới giờ là mình không thích mấy (mà phim nào cũng xem 😐) nhưng vẫn có những sản phẩm cá biệt mình mê.

Mình thích hai phong cách hoàn toàn trái ngược, nói chung “quá thể” tới độ là được: một là dạng nhố nhăng, làm lố hết sức, không nề hà. Hai là dạng cực kỳ nghiêm túc, đen tối, quằn quại (kiểu như The Dark knight hay Watchmen ấy. À Watchmen mình thấy comic hay hơn phim nhé! – không phải phim Marvel nhưng công bằng mà nói style Marvel đến giờ có mấy phim đen tối gì đâu).

Bảng xếp hạng này mình chỉ chia thành 3 nhóm lớn: nhóm “tách trà” của tôi – những phim rất hợp khẩu vị, mình sẵn sàng xem đi xem lại nhiều lần. Nhóm “cũng được” – những phim mình xem được hết một lèo mà không phải bấm điện thoại, xem giải trí vui vui okay nhưng không quá mê đắm. Và nhóm cuối cùng là “bleh” – những phim mình thấy nhạt hoặc thấy bực mình vì câu chuyện.

Read More »

Khi yêu bản thân không cần lên gân,

Trong bài viết Truyện cổ tích, đọc hay bỏ? mình đã có nói quan điểm của mình về những truyện cổ tích không còn tương thích với xã hội đương thời: chúng ta không xoá bỏ mà cần “cải tiến” chúng.

Một trong những cách cải tiến hiệu quả (và thú vị) nhất chính là re-tell, kể lại tích cũ theo một cách mới, thay đổi thêm thắt tính cách cho các nhân vật quen thuộc, hoặc đôi lúc đảo ngược hẳn các tình tiết cũ. Cô bé choàng khăn đỏNàng Bạch Tuyết & bảy chú lùn có lẽ là những tác phẩm được kể lại nhiều bậc nhất. Và cũng có rất nhiều tác phẩm kể lại hay ho vô cùng.

Hôm nay mình muốn giới thiệu một tác phẩm kể lại Nàng Bạch Tuyết & bảy chú lùn mà mình mới xem được gần đây: Giày đỏ và bảy chú lùn. Đây là một bộ phim hoạt hình 3D đến từ Hàn Quốc. Ngoại trừ đội diễn viên lồng tiếng Anh ra thì ekip hầu hết đều là người Hàn.

Cảnh báo spoiler! (cả phim luôn 🙂 )

Read More »

Về SOUL,

Những ngày cuối năm 2020 mình xem được bộ phim mới nhất của Pixar, mang tên SOUL.

Cảnh báo SPOILERS!

SOUL cùng với Toy Story 4 hay Onward, đối với mình, đã đem tới một hơi thở mới từ Pixar khi mà câu chuyện, vấn đề đặt ra, thậm chí cả nhân vật đã người lớn hơn rất nhiều. Điểm khác biệt cốt lõi ở những câu chuyện này so với những tác phẩm trước đó của Pixar hay phim Disney đặc thù nói chung là nhân vật không đạt được ước nguyện đặt ra ở đầu phim.

Ví dụ trong Finding Nemo, mục đích của bố Nemo là tìm con trai đi lạc (nó cũng là nguyên cái tựa phim luôn) –> kết phim hai bố con được đoàn tụ và mối quan hệ thêm bền chặt, khăng khít. Trong A bug’s life, mục đích xuyên suốt của Flik là được chấp nhận, được đóng góp cho cộng đồng –> kết phim Flik trở thành một thành viên được yêu quý, nể trọng trong đàn kiến.

Ngược lại, với những phim có âm hưởng trưởng thành rõ nét hơn, câu chuyện không đơn giản như vậy.

Read More »

Vì sao mình không bao giờ muốn tới Neverland,

Mình thích hầu hết các phim hoạt hình classic 2D của Disney, ngoại từ Peter Pan. Ngày nhỏ, mình chỉ đơn thuần không thích, cũng không nghĩ sâu và không giải thích được vì sao mình lại không thích câu chuyện này. Mình cũng đã từng đọc thử sách nhưng hầu như không nhớ gì, không có ấn tượng nào đọng lại.

Giờ khi đã lớn hơn, đọc và tìm hiểu được nhiều thứ hơn, mình liền nghĩ lại và tìm cách giải thích xem điều gì khiến mình không kết nối được với Peter Pan. Tất nhiên, có thể đơn giản nói là tôi không thích thôi nhưng… thế thì nói làm gì? :)))

Điều đầu tiên, Peter Pan là một câu chuyện với concept (khá phổ biến) trốn chạy thế giới thực, thêm chút tránh né trách nhiệm làm người lớn. Mình yêu thích khá nhiều tác phẩm với concept này: Biên niên sử Narnia, Momo, Chuyện dài bất tận (Never ending story), Where the wild things are… Có gì khác biệt giữa việc chạy trốn của Peter Pan với Momo hay anh chị em nhà Pevensie?

Không biết những đứa trẻ khác thế nào nhưng ngày nhỏ mình rất muốn lớn, luôn phấn khởi mỗi lần khai giảng được lên lớp. Mong thành người lớn để được làm đủ thứ tự do tuỳ ý. Việc thích làm trẻ con và mong được làm trẻ con mãi – mình nghĩ – chỉ xuất hiện ở người lớn – những người biết được rằng lớn không vui như mày tưởng đâu (aka đừng lớn bẫy đấy). Một trong những bản năng thuần tuý nhất của những đứa trẻ là tò mò, những gì chúng chưa từng được thử sẽ muốn thử. Làm người lớn là một trong những điều bí ẩn to đùng. Khi còn bé, mình không tài nào đồng cảm được với việc Peter Pan không muốn lớn, mãi mãi mắc kẹt ở hình dạng một đứa trẻ. Thêm nữa, lúc bé mình không thích ý nghĩ bố mẹ biến mất. Giống như đi siêu thị đông nghịt mà bị lạc mất bố mẹ vậy, không vui vẻ tý nào.

Những vùng đất kì diệu thường không có luật lệ để tới hay ở lại, chỉ cần muốn là đến, mở sách ra đọc là tới, chui qua tủ quần áo là tới, vào phòng đóng cửa rồi dong buồm ra khơi là tới… Nhưng luật ở Neverland là phải bé mãi, không được lớn – một mong muốn mà ngay từ đầu mình đã không có.

Read More »