Những ngày không làm gì,

Dạo này mình không làm gì cả. Nghĩa đen là như vậy. KHÔNG-LÀM-GÌ-CẢ.

Không vẽ, không viết lách, không đọc, không học hành, không suy nghĩ về những ý tưởng… Thi thoảng mình sẽ rơi vào trạng thái như thế này, ngắn dài tuỳ lúc. Nhưng không phải mình bị trầm cảm, tuyệt vọng, buồn phiền gì đâu. Mình không cảm thấy gì nhiều, mình hay nói đùa là tình trạng “đã chết ở trong lòng”. Tất nhiên, mình vẫn làm những chuyện sinh hoạt đời thường: vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn tập thể dục, vẫn tưới cây dù có ngày cũng quên. Tuy vậy, với những việc là thói quen, hoạt động tối thiểu để duy trì sự sống thì mình không xếp vào nhóm “làm được gì đấy” – những thứ đem lại hoặc bồi đắp cảm giác thành tựu. Hình như hầu hết con người đều vậy.

Read More »

Ghi chép 2 xu về nghệ thuật,

Có một bộ phim mình rất thích tên là Saving Mr. Banks, kể chuyện Walt Disney đã thuyết phục tác giả P.L Travers để được chuyển thể tiểu thuyết Mary Poppins thành phim ra sao. Bà Travers là một người phụ nữ rất cứng rắn. Ban đầu bà cương quyết không đồng ý vì nghĩ Mary Poppins sẽ trở thành một viên gạch (lót) trong đế chế Disney. Sau cùng, điều thuyết phục được bà Travers là khi Disney chia sẻ câu chuyện về người bố của chính ông; rằng ông đã mệt mỏi khi nhớ về quá khứ bằng những kỷ niệm đau buồn, khổ sở. Và rằng ông tin vào sức mạnh của các tác phẩm hư cấu, bởi chúng là cách chúng ta tự trao cho chính mình một cơ hội thứ hai, cơ hội để tha thứ và xoa dịu. Xét cho cùng, đó chẳng phải ưu thế tuyệt đối của trí tưởng tượng hay sao, nơi những khả năng là bất tận. 

Một phân cảnh trong Saving Mr. Banks

Tuy vậy, không phải tác phẩm nghệ thuật nào cũng mang lại sự tích cực, động viên và chúng KHÔNG NHẤT THIẾT phải làm vậy. Giống như khi chúng ta gặp chuyện không vui và muốn tâm sự với ai đó; cái cơ bản nhất chúng ta tìm kiếm là sự đồng cảm, rằng chúng ta không một mình. Thưởng thức nghệ thuật, với mình, không khác gì một cuộc trò chuyện, tâm sự như vậy. Mình tìm kiếm những tác phẩm nói được trúng những gì mình cảm thấy, mình trải qua; đã vậy còn nói được bằng những câu văn hay nhất, những giai điệu, hình ảnh tuyệt mỹ nhất. 

Read More »

Ghi chép nhỏ về hoạt động nữ quyền,

Đây là một chủ đề hiếm khi mình muốn động tới, vì… mệt. Nhưng hôm nay mình sẽ vượt lười.

Đầu tiên, phải khẳng định rằng đây là vấn đề xã hội mình quan tâm. Mình luôn cố gắng cài cắm (một cách nhỏ nhẹ) những thông điệp về bình đẳng giới vào các tác phẩm mình làm. Xin chia sẻ lại vài ví dụ xinh xinh, để bạn đọc dễ hình dung cách thức mình tham gia vào phong trào xã hội này. Mình cho rằng có nhiều cách khác nhau để chúng ta đóng góp, phù hợp với từng đối tượng, sức đến đâu làm đến đó, không nhất thiết phải “gay gắt”, phải ầm ỹ lên thì mới là nhiệt tình tham gia.

Một trang trong cuốn picture book Địu em– tác giả: Nguyễn Trần Thiên Lộc

Bức tranh trên đây là trang bìa lót, chưa vào nội dung truyện chính. Mình vẽ một hoạt cảnh gia đình: mẹ bầu ngồi thư giãn để các con chăm sóc và bố (xin thứ lỗi tạo hình hơi giống bà giúp việc, nhưng là bố đấy ạ . _ . ) vui vẻ đi quét nhà (một việc cỏn con). Mình mong đó sẽ trở thành hình ảnh quen thuộc, bình thường với các em, cả gái lẫn trai. (xem thêm tranh trong cuốn này tại đây nhé)

Hay một cuốn khác – Giải cứu công chúa, cũng do bạn Lộc viết nội dung, kể về trò chơi giải cứu công chúa, nhưng không hẳn là thế. Mời các bạn nghe cô Julia Roberts đọc cuốn sách này ở đây:

Bạn Lộc là một tác giả viết cho thiếu nhi xuất sắc (bạn ấy đã có nhiều sách xuất bản trên thị trường rồi đó, các bạn tìm đọc thử xem sao), thêm nữa bạn còn là một ông bố. Mình vẽ sách của Lộc rất hợp vì mình đồng tình với cách cài cắm những thông điệp về bình đẳng giới trong các sáng tác của bạn ý: luôn nhỏ nhẹ, hài hước, không lên gân. Những người đàn ông như vậy là các đồng minh quan trọng trong phong trào nữ quyền, bình đẳng giới. Cá nhân mình tin rằng phong trào nữ quyền sẽ khó đạt hiệu quả cao nhất nếu thiếu đi những đồng minh này, vì mục đích sau cùng vẫn là để hai giới chung sống hài hoà và bình đẳng, đúng không?

Read More »

Trong lúc đọc yaoi,

Hôm nay khi đi gỡ tag những bức ảnh của mấy người bạn cũ, mình nghĩ về chuyện sao càng lớn mình càng dễ dàng từ bỏ các mối quan hệ, có thể từng một thời rất thân thiết, mà không thấy tiếc nuối mấy. Tất nhiên, đây không phải một ví dụ tốt đẹp gì, mình không giỏi với các mối quan hệ, có thể coi đây là những điều cần tránh chăng?

Gần đây mình có đọc lại một bộ yaoi yêu thích (các bác bình tĩnh, em đã luôn nói là em đọc tất cả mọi thứ rồi ha?), mình thích bộ này vì nhiều đồng cảm với nhân vật chính (và cả chuyện tình của nó) và truyện không có những cái trope yaoi độc hại thường thấy (như cưỡng bức nhưng nạn nhân càng chống cự, càng nói không thì trong lòng càng thích vậy 🤮). Chuyện kể về Minato – một cậu học sinh cấp 3 luôn xa lánh cuộc đời, một mình một cõi, rất có ý thức về bản thân, nó sẽ tự gọi nó là rác rưởi trước khi người khác kịp chửi nó, nó vô cùng chill với chuyện nó không chơi với ai và không ai thèm chơi với nó. Đùng một ngày, nó được chàng trai hot nhất trường – Tsuzuki tỏ tình (vâng, vẫn phải có tý hường phấn fantasy chứ ợ). Và đấy, câu chuyện về hai đứa trái ngược nhau hoàn toàn, cả về tính cách lẫn hoàn cảnh, địa vị… tìm hiểu rồi đến với nhau. Truyện rất buồn cười, thoại hóm hỉnh (có đoạn thằng Minato nghĩ về chuyện nếu nó và Tsuzuki xxx thì nó sẽ thấy thế nào, rồi nó bị lên. Hôm sau nó mắng nhiếc Tsuzuki rằng: tại mày mà identity của tao đã chết trong bồn tắm tối qua) và cũng rất wholesome (truyện cảm động nhé, người đọc hiểu rõ được vì sao hai nhân vật đem lòng yêu nhau, và tình yêu ấy đã giúp chúng nó hoàn thiện bản thân hơn ra sao. Hừm tôi nên viết review chi tiết cho bộ này!).

Chuyện tình ái này thì liên quan gì tới tình bạn đổ vỡ, là ở nhân vật Minato, trước khi gặp Tsuzuki, nó là đứa không có bạn. Không phải vì nó rác rưởi đến mức như nó hay nói (nó ý thức được mức độ rác rưởi của bản thân nhưng luôn có những giới hạn rác rưởi mà nó không để mình vượt quá), mà vì nó không muốn đối mặt với những mối quan hệ đổ vỡ, nên nó tránh luôn từ đầu cho đỡ mệt. Mình nói chung cũng ngại chuyện kết bạn (thường là người ta chủ động tới với mình trước), và như mình nói ở bài về OTP, mình luôn đặt hạn mức rất thấp ở tình cảm của người khác dành cho mình. Mình luôn nghĩ không có cái thất vọng nào đau đớn bằng việc nhận ra hoá ra người ta không quý mình như mình tưởng. Trời ơi, tan nát!

Read More »

Kỷ niệm trong ngày,

Facebook có mục nhắc kỷ niệm ngày này năm xưa. Thi thoảng mình cũng xem. Hôm nay FB nhắc mình vụ này:

Đại khái, ngày này cách đây 7 năm mình đã nhận được một chiếc email của một người hoàn toàn không quen biết, như này (xin lược dịch):

“Tôi rất yêu thích các tác phẩm của bạn. Tôi muốn mua những cuốn sách bạn làm nhưng không thể tìm thấy chúng trên Amazon hay bất kỳ đâu. Tôi mong mua được bản tiếng Anh hơn nhưng nếu không có thì cũng không sao cả. Tôi nghĩ rằng phần hình ảnh minh hoạ đã truyền đạt được đủ ngay cả khi tôi không hiểu phần lời, tôi vẫn sẽ trân trọng cuốn sách. Có thể tôi sẽ học để đọc được chúng 🙂 . Dù sao, rất cảm ơn bạn đã chia sẻ sáng tạo và những suy nghĩ của mình. Tôi không biết nói sao cho đủ để bạn biết rằng những tác phẩm của bạn đã khiến tôi xúc động thế nào.”

Read More »

Xem Táo quân nghĩ chuyện buồn cười,

Bất kể Táo quân đã trở nên dở và nhạt nhẽo ra sao, việc xem Táo đã trở thành một phần “thủ tục” ngày Tết của mình. Giống như không có mùi thơm lá mùi già, đón Tết sẽ thấy thiêu thiếu.

Những năm gần đây đã có rất nhiều chỉ trích với chương trình Táo quân, về những câu đùa đã quá lỗi thời, chọc ngoáy ngoại hình – body shaming, giễu nhại vô duyên cộng đồng LGBTQ+… Có những người thì bênh vực, cho rằng đã làm hài không thể không đụng chạm một ai đó. Cá nhân mình cũng thích hài kịch đen, những chuyện đùa không thèm kiêng nể ai. Tuy vậy, điều gì phân biệt hài kịch đen với chỉ đơn giản… xúc phạm ai đó?

Tất nhiên, hài hước là một phạm trù cực kỳ chủ quan, cá nhân. Không có công thức chung đúng cho tất cả. Không có câu đùa nào khiến con dân Trái đất cười được tất. Nhưng là một người luôn đặt tiêu chí buồn cười lên rất cao trong mọi sản phẩm nghệ thuật, mình muốn chia sẻ một góc nhìn nhỏ về sự hài hước mà mình trân trọng.

Hôm qua, mình bật chương trình Hoa táo (Gặp nhau cuối năm 2009) để xem lại, cho có không khí (với mình đây là một trong những năm tốt nhất từ xưa đến giờ). Mình nhận ra chương trình 2022 đã xào lại không ít câu đùa của năm 2009, nhưng… it didn’t work at all. Hài kịch mình thấy vô cùng, vô cùng khó làm. Phân tích một câu đùa vì sao nó buồn cười cũng là giết chết sự hài hước ấy, nhưng hãy “gắng gượng” với mình thêm chút.

Read More »

Muỗi đốt kẽ chân,

Hôm qua mình viết một status về chuyện một nữ nghệ sĩ đã đứng ra xin lỗi một anh MC nọ, sau khi anh MC phỏng vấn và cô ấy từ chối trả lời (stt ở đây nha). Và bỗng nhiên cái status này viral khủng khiếp, đến giờ đã 2.7k like và hơn 1k lượt share, và rất nhiều bạn add FB (comment thì không có mấy đâu vì mình không để bình luận public). Với một FB cá nhân bình thường như mình, friendlist chưa tới 300 bạn, follower vài nghìn người, thì đột nhiên tương tác được như kia cứ như có vụ bóc phốt gay cấn gì.

Bình thường, một bài đăng của mình “hot” lắm cũng chỉ loanh quanh 300~400 like, với khoảng 40~50 lượt chia sẻ. Và những bài mình dùng từ ngữ gắt hơn, rải vài từ chửi tắt vào (vcl, vđ, đm, lol…) luôn viral hơn những bài mình viết giọng nhẹ nhàng, ngôn từ sạch đẹp, mực thước.

Read More »

Một năm nghe nhạc hi vọng & bâng khuâng

Spotify có mục wrapped tổng kết cuối năm khá vui.

Có mục aura nhạc mình hay nghe, spotify đánh giá gu nhạc của mình chủ yếu là hi vọng và thêm chút bâng khuâng. Mình đoán do mình hay nghe nhạc rầm rầm, nhưng tinh thần vui vẻ chứ không đau đớn, giận dữ.

Và dòng nhạc mình nghe nhiều nhất là Jpop & Jrock. Yep, mình đã quay trở lại nghe nhạc Nhật, sau một thời gian rất rất dài. Mình ít nghe nhạc tiếng Anh hẳn đi, chỉ toàn nghe đi nghe lại nhạc cũ. MIKA vẫn nằm trong top nghệ sĩ mình nghe nhiều nhất năm (yay!).

Năm nay mình thấy vui vì đã tìm được vài nghệ sĩ mới mình rất thích. Tiêu biểu là Macaroni Empitsu, album HOPE của họ cũng là album mình nghe nhiều nhất trong năm nay. Ngoài ra còn có Kenshi Yonezu – một chất giọng nam tính mà trong trẻo, rất dày, sắc nét, hát tròn vành rõ chữ đúng tách trà của tôi. Âm nhạc của Yonezu thì hơi… quằn quại chút, chắc phần Spotify đánh giá là bâng khuâng đây.

Mình không phải người có gu nghe nhạc phong phú hay sâu sắc cho lắm. Mình nghe vô cùng đơn thuần, thấy hay thì nghe, ít tính thử nghiệm. Mình có xu hướng thích giọng nam, dày, khoẻ, nam tính và đặc biệt phải hát tròn vành rõ chữ (vô cùng quan trọng với mình). Mình ghét âm thanh lè nhè, dính chữ hoặc nhả chữ quá nắt nót thì mình cũng ghét huhu.

Dù vậy, mình cũng muốn chia sẻ một danh sách nhỏ những bài hát mình nghe nhiều nhất & thấy hay nhất năm rồi.

Read More »

Chân ái,

Cảnh báo hơi dài ạ!

Nếu bạn từng tham gia bất kỳ fandom nào trong một khoảng thời gian nhất định (nhưng cũng phải đủ dài nhé), hẳn sẽ quen với khái niệm OTP (one-true-pairing) hay canon (những sự kiện trong tác phẩm gốc, được coi là “chân lý”).

Nói một cách không ngại ngùng, không sợ bị đánh giá thì OTP của mình chính là Naruto & Sasuke, như mình đã từng chia sẻ trong một vài tập podcast. Mình thích cặp đôi này trước cả khi biết tới những khái niệm LGBTQ. Nhưng thú thực OTP của mình không gắn với các khái niệm LGBTQ (mình không tìm cách chứng minh các nhân vật là gay). Mình chỉ quan tâm tới độ gắn kết & chiều sâu của mối quan hệ, không quan trọng đó là tình yêu đôi lứa hay tình đồng chí, anh em. Hồi đó mình chỉ có một cảm xúc tự nhiên là đã thương nhau đến thế này, khổ quá, cho chúng nó về với nhau điiiiiiiiii!!! Mấy fanfic/ doujinshi có yếu tố sex với mình chỉ là bonus ngoài lề, đọc cho vui thôi.

Trong rất nhiều năm đọc/ xem các tác phẩm hư cấu, cũng yêu quý rất nhiều nhân vật, mình tò mò vì sao mình chỉ có một cặp OTP duy nhất. Tại sao là những nhân vật này chứ không phải những nhân vật khác? Tại sao khán giả/ độc giả luôn có OTP riêng có thể khác với cặp đôi canon trong tác phẩm gốc? (Rồi thì thi thoảng chính tác giả cũng thấy ân hận vì cặp đôi mình đã “lỡ” ghép, như bà J.K.Rowling vậy – bà ấy từng nói thấy tiếc đã không ghép cặp Harry Potter với Hermione. Hoặc bà ý chỉ nói vậy để khuấy động fandom thêm, cho có cái mà bàn luận với nhau). Mình không quan tâm tới những cuộc tranh luận xem cặp nào mới là “chân chính”. Mình thấy những tranh cãi đó khá vô nghĩa, không có ai đúng ai sai. Một tác phẩm khi đã quá lớn, quá phổ biến (đến tầm thế giới như Naruto chẳng hạn), các nhà sản xuất luôn tung ra một đống hint để fan service. Nên nói thật, dù bạn “đẩy thuyền” cặp nào thì cũng có cả rổ bằng cớ (nhưng chất lượng “bằng cớ” thì cũng có thisthat nha) để bạn vin vào. Mà càng nhiều tranh luận càng hời cho tác phẩm. Độc giả có quyền phản đối cái kết sau cùng của tác phẩm, vì đôi lúc đó là một cái kết gượng ép (mình luôn thấy mối quan hệ Sasuke – Sakura vô cùng độc hại mà được lãng mạn hoá).

Xin chia sẻ một bài viết rất dài & chi tiết phân tích mối quan hệ giữa Naruto & Sasuke từ góc nhìn của Sasuke (đây nha). Nếu bạn đã thích cặp đôi này, chắc chắn những chi tiết này sẽ nổi bật và đáng nhớ đối với bạn. Nếu không, bạn sẽ thấy chúng là tiểu tiết, chẳng đọng lại là bao. Chúng ta nhìn thấy (và coi trọng) bằng cớ cho những gì chúng ta muốn tin.

Mình nghĩ, cái đáng suy ngẫm hơn là tại sao chúng ta thích mối quan hệ của những nhân vật này. Điều đó phản ánh gì về chính bản thân ta. Mình cảm thấy OTP thể hiện trung thực (phần nào đó) cách chúng ta nhìn nhận và mong đợi từ những mối quan hệ (đời thật), không chỉ là quan hệ yêu đương mà rộng hơn – những người quan trọng đối với mình. Để mình phân tích OTP của mình, tại sao mình thấy đồng cảm và gắn kết với những nhân vật này đến mức ấy:

Read More »

Ê có thật là Nét chữ nết người?

Đây là câu mình nghe mòn tai từ hồi bé tý. Chuyện rèn chữ với mình rất khổ sở. Lúc mới học viết chữ mình viết xấu kinh hoàng. Sau đó mình không phải rèn chữ đẹp nữa. Trường cấp 1 của mình không có ép cái đó. May quá!

Typeface cá nhân của mình không đẹp lại còn không ổn định. Trong cùng một câu có thể mình sẽ viết mấy chữ “g” font khác hẳn nhau. Tuy vậy, hồi cấp 1 mình từng được giải vở sạch – chữ đẹp toàn trường, được tuyên dương vào buổi chào cờ thứ 2 đầu tuần và được tặng thưởng một hộp màu nước (xịn) – cái phần thưởng này thì mình thích. 

Vấn đề là chữ mình không đẹp. Nhưng mình viết rất SẠCH (và thậm chí viết được nhiều loại typeface khác nhau). Tư duy tổ chức thông tin của mình rất gọn gàng, mạch lạc. Vở ghi chép của mình luôn được thầy cô mê vô cùng, dù là ở bậc học nào, dù là thầy cô người nước nào (vâng, với cái thứ ngôn ngữ dùng chữ tượng hình một tỷ nét thì sự SẠCH của mình phát huy tác dụng vượt bậc). 

Lượn một vòng internet, mình đọc được thông tin rằng bộ môn nghiên cứu chữ viết để suy đoán tính cách được gọi là GRAPHOLOGY, đã ra đời từ những năm 1600. Graphology phân tích rất nhiều yếu tố trong chữ viết của một cá nhân: từ lực ấn, độ nghiêng, khoảng cách giữa các chữ, kích thước, độ tròn méo, cách chấm dấu chấm của chữ i… Graphology đã được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực: nghiên cứu y tế, tuyển dụng, therapy, thậm chí làm bằng chứng trước toà. 

Read More »