Đặc quyền đọc,

Những năm cuối cấp 3, đầu ĐH, mình nhớ series sách và phim Twilight đang làm mưa làm gió. Dân tình phát cuồng vì thích cũng đông ngang phát cuồng vì ghét. Hồi ấy mình xem xong phim phần 1 thì thấy dở (xin lỗi các fan Twilight), nhưng các fan Twilight (mình tiếp xúc ngày đó) thì… không phục! Lý lẽ thường gặp của họ là: phim không hay bằng sách; đừng đánh giá sách qua phim chuyển thể. Ờ, có lý!

Mình đã đi đọc sách (đọc hẳn bản tiếng Anh ko lại bảo dịch thì mất mát) để khẳng định mình không thích tác phẩm này. Và mình không thích nó thật :))). Nhưng điểm sáng của trải nghiệm ko vui vẻ mấy đó là mình cũng tìm được một, hai chi tiết (hiếm hoi) mình thấy hay (bới lông thấy được vàng, ko phải vết ạ). Quan trọng hơn, mình hiểu được phần nào lý do tác phẩm này được yêu thích đến vậy. Nó không chỉ hoàn toàn là: gu thưởng thức tồi tệ tạo ra những cú hit tồi tệ. Và ngay cả vậy, chúng ta cũng nên hiểu vì sao sự tồi tệ ấy lại thành công, có gì sai sai trong xã hội chúng ta?

Kể vậy để nói là mình sẵn sàng “cống hiến” đến vậy để được ghét cái gì đó một cách thuyết phục :))) (aka tôi rất hiểu vì sao tôi ghét). Không chỉ là sự ghét bỏ mù quáng, mơ hồ.

Read More »

Làm bạn kiểu người lớn,

Tình bạn người lớn là khi hai người cứ nói với nhau suốt rằng “Lâu rồi chưa gặp, chúng mình hãy gặp nhau nhiều hơn” cho tới khi cả hai chết.

Lúc chuẩn bị viết bài này, mình đi google một đống meme về chuyện kết bạn khi đã ở tuổi trưởng thành, và thấy cái nào… cũng đúng. Không khí chung là khi lớn chúng ta không còn nhiều thời gian dành cho bạn bè cũng như rất rất khó để kết bạn mới, nhất là khi đã có gia đình con cái.

Mình nghĩ, ngoài chuyện bận rộn, thiếu thời gian ra, tình bạn người lớn rất vất vả còn do chúng ta ở những giai đoạn, trạng thái khác nhau của cuộc đời: người chưa có con khó thấu hiểu được đời sống các bà mẹ bỉm sữa, người làm công ăn lương bình thường khó thấu hiểu người làm chủ doanh nghiệp, người lựa chọn ở nhà chăm con khó thấu hiểu được người chọn sự nghiệp và để con cho vú nuôi chăm… Cho dù chúng ta cùng lứa tuổi, cuộc sống trưởng thành sẽ có những ngã rẽ khác xa nhau. Và phần không nhỏ trong thế giới người lớn liên tục đánh giá lẫn nhau, gây áp lực lẫn nhau. Không có lựa chọn nào là tuyệt đối hoàn hảo, trọn vẹn đủ đường, nhưng chúng ta cũng không thể ngừng tranh cãi về chuyện này.

Read More »

Một lời động viên,

Mình đang xem series hoạt hình Kotaro lives alone trên Netflix, kể về cậu bé Kotaro 4 tuổi sống một mình trong một khu tập thể. Có đoạn Kotaro bị ngã, xước hết cả đầu gối. Cậu phải tự rửa sạch vết thương và dán băng cứu thương. Sau khi làm xong, Kotaro sang nhà hàng xóm – một hoạ sĩ truyện tranh để xin một lời khen động viên. Kotaro giải thích rằng trước giờ cậu rất sợ việc sát trùng vết thương (tất nhiên rồi, đau mà), và đây là lần đầu tiên cậu đủ dũng cảm tự làm việc đó, thế nên cậu cảm thấy rằng mình rất xứng đáng nhận một lời khen.

Đoạn này, cũng như cả series phim này, vừa dễ thương vừa buồn thối ruột. Trẻ con hẳn nhiên rất cần những lời động viên, những lời khen khi chúng làm được việc gì đó dù nhỏ nhặt tới đâu. Chúng ta cũng dễ dàng trao những lời khen động viên ấy cho trẻ nhỏ hơn. Nhưng khi sống một mình lấy đâu ra ai mà khen cho?

Chuyện này khiến mình nghĩ tới một trong những thứ – trong vô vàn những thứ khiến đời sống người lớn thật khó khăn – chúng ta rất ít khi nhận được những lời khen động viên. Và hẳn nhiên người ta cũng ít nghĩ tới việc làm chuyện đó với người lớn, rất khác đối với trẻ con. Người lớn hẳn nhiên phải làm được xyz chuyện, lại còn cần phải khen sao?! Ai hơi đâu (thực lòng) suốt ngày vuốt ve cái tôi của người khác? Khi bước vào tuổi trưởng thành, chúng ta phải nhận những lời phê bình vì những thứ chúng ta chưa biết làm nhiều hơn là những thứ chúng ta đã làm được. Ngay cả những chuyện nghe chừng nhỏ nhặt.

Read More »

Tuyệt đối an tâm.

Hồi trước mình xem phim The Good Doctor, kể về một bác sĩ thiên tài tên Shaun mắc chứng tự kỷ, có chi tiết là: Shaun vốn không biết ăn nói khéo léo trong các tình huống giao tiếp thường ngày, cậu thường nói thật & thẳng tất cả mọi thứ. Cậu khám cho một bệnh nhân xong và khi bệnh nhân hỏi tôi có khoẻ mạnh không, Shaun nói… thật, là giờ chưa thể khẳng định điều gì, luôn có nguy cơ xyz này nọ. Và chuyện đó khiến bệnh nhân nọ vừa căng thẳng, lo lắng, vừa tức giận. Lúc ấy, vị giám đốc bệnh viện, cũng là mentor của Shaun kịp thời can thiệp, giải quyết vụ việc. Ông khẳng định chắc chắn với bệnh nhân kia rằng ông hoàn toàn khoẻ mạnh, không có vấn đề gì cả đâu nhé.

Shaun vô cùng bối rối, hỏi mentor của mình là sao lại nói dối bệnh nhân. Vị giám đốc đáp lại rằng người bệnh luôn cần sự khẳng định chắc chắn, cho dù trên thực tế thì gần như chẳng có gì chắc chắn được đến mức đó. Cái gì cũng chỉ mang tính thời điểm.

(và cũng vì hôm nay mình vừa đi cắt chỉ vết khâu ở viện về, đau vcl tự dưng nhớ lại phim về bác sĩ)

Read More »

Một cái đề văn,

Hồi cấp 3, mình từng làm một việc hết sức bố láo bố toét. Mình dành nguyên bài kiểm tra văn 2 tiết để phân tích lại chính cái đề bài. Viết trọn mấy trang giấy để phân tích từng câu từng từ, cái đề cô viết nó thiếu logic và vô nghĩa ra sao. Kết luận là đề như thế này thì sao mà em viết nổi.

Khỏi nói vụ đấy đã gây ra bao nhiêu rắc rối cho tất cả mọi người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ mình. Mà chính bản thân mình thì ít cảm thấy rắc rối nhất vì quả thực mình không quan tâm cô giáo nghĩ gì hay bị điểm kém thế nào. Đấy là một thời kỳ be bét khi mình đi học hằng ngày không bao giờ soạn sách vở, tất cả các môn mình viết bừa vào chung một quyển vở.

Mình còn nhớ khá rõ việc cô giáo đã dành trọn hai tiết văn tiếp theo để xả sự tức giận và thất vọng với mình. Thực ra cô chỉ cần trừng phạt mình thôi, các bạn khác tự dưng phải nghe cũng mệt (và bất công quá). Đấy chính là chuyện rắc rối mọi người xung quanh phải hứng chịu mà mình đã nói ở trên.

Read More »

Lựa chọn lòng tốt,

Trong cuốn sách Strangers Drowning, tác giả Larissa MacFarquhar có nhắc tới khái niệm Moral saint, chỉ những người sẵn sàng hi sinh lợi ích bản thân đi để làm việc thiện, giúp đỡ người khác. Phần lớn mọi người đều không ưa các “thánh đạo đức” này, vì việc chứng kiến những hành động hi sinh như vậy phản chiếu lại đạo đức bản thân chúng ta theo cách không dễ chịu gì (đây là sách nói thế).

Đây hẳn là cảm giác của mình khi xem mấy phần phim đầu của Captain America và thấy anh chàng – đánh giá mức độ “anh hùng” của người khác bằng việc sẵn lòng đổ máu bò dưới dây thép gai – nhạt nhẽo vô cùng. Mình chỉ bắt đầu thấy đội trưởng Mỹ thú vị hơn, con người hơn từ phần phim Civil War, khi anh phải đối mặt với những lựa chọn mà dù anh chọn cái gì cũng sẽ gây tổn thương cho một người thân thiết với anh.

Tương tự, trong các tác phẩm hư cấu, nhân vật chính tốt quá có khi lại ít được thích hơn những nhân vật có phần phản diện. Ví dụ như trong Thor 1, Loki được yêu thích hơn hẳn. Không chỉ bởi anh Tom Hiddleston quá đẹp trai và ‘charming’ (Thor của Chris cũng đẹp trai ngời ngời còn gì), mà vì anh đã thể hiện được những khía cạnh mong manh, dễ tổn thương của nhân vật. Khán giả hiểu được nguồn cơn của những hành động sai trái (hiểu không có nghĩa là “đồng tình”), cũng như nỗi đau của Loki và phần nào đồng cảm với nhân vật. Vì làm gì có ai không sứt mẻ bao giờ.

Khi đọc Naruto, đó là lần đầu tiên mình thích một nhân vật chính mà thằng đấy lại còn tốt tính. Vì mình hiểu được vì sao nó tốt. Naruto không nhớ nổi một ký ức nào về cha mẹ mình, lớn lên trong sự ghẻ lạnh của những người xung quanh, nó tha thiết tìm kiếm lòng tốt & sự công nhận. Và bước ngoặt đối với Naruto là khi nó lần đầu nhận được lòng tốt từ một người khác – thầy Iruka, người tin rằng nó là một đứa trẻ ngoan, bất kể trước giờ nó đã cố tình hành xử nghịch phá bao nhiêu, học dốt đến thế nào. Nó nhận ra lòng tốt có thể được lựa chọn ngay cả trong những tình huống khó khăn. (Như trong Parasite có câu thoại là khi giàu có, sung sướng thì ai cũng dễ làm người tốt cả, đúng hơm?)

Read More »

Trong lúc đọc,

Trong Haikyu!! có một chi tiết lặt vặt chỉ một khung tranh ở góc mà mình rất thích. Đội bóng chuyền trường Karasuno vào đến giải toàn quốc, được lên Tokyo thi đấu. Mà trường nhỏ, ở tỉnh, kinh phí có hạn nên chỉ thuê được nhà nghỉ xoàng. Đến lúc mấy đứa gặp bạn bè ở các trường khác, giàu ơi là giàu, được ở khách sạn sang. Về lại nhà nghỉ chúng nó thi nhau kể những điều chúng nó thích ở chỗ ở hiện tại: nào là có món trứng cuộn ngon, nào là đồ ăn nhiều, rồi thì bà chủ dễ tính hay cho mượn xe đạp…

Chỉ có vậy thôi nhưng lúc đọc mình thấy xúc động vô cùng. Trời ơi cái lũ này sao mà đáng yêu, trong sáng đến thế! Chúng nó chỉ cần được chơi bóng chuyền thôi, còn cái gì cũng được, cái gì cũng tốt cả.

Hồi còn trẻ dại mình rất thích những thứ mỉa mai. Nhưng càng có tuổi, mình càng bớt đi nhiều, chỉ dễ cảm động với những thứ tốt lành nhỏ bé. Những thứ gay gắt, chê bai khiến mình thấy mệt. Đến mức bây giờ viết review mình chỉ muốn viết về những tác phẩm mình thích (tất nhiên vẫn sẽ có những điểm chưa tốt, nhưng ít nhất phải hứng thú với tác phẩm đó đã). Chỉ fan-gơn mới thấy lòng hăm hở. Xem/ đọc một tác phẩm dở đã oải rồi, nhớ lại về nó là thêm một lần oải, lại còn phải viết nữa thì muôn phần uể oải.

Read More »

Giỏi không cần giải thích,

Mình hóng được mấy chuyện trên Twitter:

Có một bạn hỏi một câu về vấn đề kỹ thuật ABC này. Một người khác vào trả lời rất chi tiết. Bạn hỏi cảm ơn và khen thêm: ồ bạn có vẻ thông thạo ngôn ngữ (lập trình) này quá nhỉ! Một người khác vào tiếp lời (giùm): ừ, ông ý là người tạo ra cái ngôn ngữ đấy mà! 🙂

Lập tức cảm thấy người kia ngầu thêm x10000000 lần.

Read More »

Khi còn đang lên màu,

Năm vừa rồi mình lần đầu tham gia mấy art market/ art fair ở VN. Một chuyện nhỏ xíu xiu.
(Nhân tiện xin cảm ơn các bạn đã ủng hộ gian hàng của chúng mình 🥰)

Dù không được trực tiếp tham gia chuẩn bị & chạy gian hàng hội chợ, nhưng cũng là được trải nghiệm (sơ sơ) đầy đủ các khâu. Và tất nhiên, không bao giờ chỉ mỗi việc làm sản phẩm để bán.

Nếu có người chê sản phẩm của mình thì… mình cũng xin chịu. Vì đó là những thứ tốt nhất mình có thể làm hiện giờ. Người ta chê có thể vì họ đã trải nghiệm được những sản phẩm ở mức A+. Còn mình đang ở mức C, D. Và hi vọng, thời gian tới mình sẽ lên được mức B, nhìn lại những sản phẩm hiện giờ và nhận thức được điểm yếu kém C, D của chúng (bản thân đang ở mức D thì khó tự nhìn được lắm). Không thể chờ đến mức A+ rồi mới bắt đầu, vì không bắt đầu thì sao đến được điểm đó.

Việc vẽ và sáng tác nói chung, đối với mình là một hành trình khá… khổ sở. Lấy ví dụ đơn giản như khi vẽ một bức tranh, phần lớn thời gian vẽ trông nó sẽ rất tệ, cho tới khi hoàn thành xong. Cái lúc đang lên từng layer màu thường nhìn be bét, chán vô cùng. Những lúc ý nhìn nản kinh lên được. Nhưng qua được đoạn ấy (mà nó lại là đoạn dài nhất) sẽ thấy sung sướng vì tạo ra được một thứ đẹp đẽ (nên vẫn tiếp tục “chịu khổ”).

Read More »

HOÀN TOÀN BÌNH THƯỜNG,

Thời mới lớn, mình hay dằn vặt nghĩ tôi có gì đặc biệt không, tôi có tẻ nhạt không? Nhưng khoảnh khắc mình nghĩ ôi tôi đã (sắp) lớn thật rồi là khi mình nhận thấy bản thân hoàn toàn bình thường không chút lăn tăn.

Mình không hiểu sao nhiều người thích sử dụng một cách diễn đạt tiêu cực cho những điều tích cực. Ví dụ như kể chuyện theo đuổi ước mơ, dám liều mình, dám chịu khổ để làm điều mình say mê thì họ nói “tôi đã điên khùng như thế” hoặc “không hiểu sao thích tự-hành như thế”… Mình thì thấy chuyện đó không có gì khùng điên hay tự hành hạ bản thân. Không theo đuổi việc mình muốn, việc mình có khả năng làm tốt nhất, tự trói buộc bản thân với một công việc bí bức… thì mới là tự-hành-hạ chứ ha? 🙄

Mình không thấy cách diễn đạt như vậy là khiêm tốn (tôi khùng điên thôi chứ không phải tôi can đảm hay nhiệt huyết đâu), cũng không thấy hài hước?! Ví dụ nói “tôi không biết vào thời điểm ấy lấy dũng cảm ở đâu ra để quyết định (theo đuổi ước mơ) vậy nữa” hoặc “thích quá nên làm liều thôi” có phần dễ chịu và thành thật hơn với mình.

Những thứ tốt đẹp như đặt cược để thành công, theo đuổi ước mơ, hoặc trải nghiệm đáng nhớ có thể hiếm có nhưng không phải điều kì cục, ngu ngốc. Nếu có lúc nào có thể tự hào về bản thân, hãy là những lúc ấy, lúc bạn đã dũng cảm làm điều mình thật sự mong muốn, với một tâm trí & trái tim sáng suốt vô cùng. Nếu có chuyện gì dở hơi mình làm trong quá khứ thì đó là không nghe theo “tiếng gọi con tim” mà học khoa đồ chơi làm đủ thứ cho vui. Bày đặt nội thất làm gì khổ vl, tự hành vl.

Read More »