Lời biện hộ cho Bồ Câu,

Hôm qua, có phụ huynh vào phản ánh về gợi ý mua sách của mình, cuốn Bồ Câu (nằm trong series Bồ Câu của tác giả Mo Willems), cảm giác sách đắt mà ít chữ, cảm thấy không đáng tiền cho lắm.

81+rK9ENVBL
này này, Bồ Câu cũng có cảm xúc đấy nhé! Ngồi xuống đây nghe Bồ Câu bộc bạch cái đã…

Phản ứng này mình đã gặp khá nhiều, đặc biệt với bộ Bồ Câu. Sự bối rối, lăn tăn này mình rất hiểu. Bộ sách này đa số phụ huynh Việt Nam không biết cách đọc thế nào cho đúng. Đến tận bây giờ, thủ pháp kể chuyện của Mo Willems vẫn tương đối lạ lẫm với thị trường Việt Nam. Không phải phụ huynh sai, đơn giản là họ chưa biết, chưa hiểu cho Bồ Câu thôi 😀 .

Trong một bài giới thiệu từ lâu lắc về Mo Willems và Bồ Câu, mình đã có nói qua về thủ pháp kể chuyện đặc trưng của tác phẩm. Xin được trích lại lần nữa:

Read More »

Chọn sách tranh theo giải thưởng

Khi chìm vào hằng hà sa số sách vở, làm thế nào chọn được sách hay là một vấn đề cực kỳ đau đầu.

Chọn sách theo giải thưởng, dù cách này hơi xôi thịt, nhưng mình thấy cũng không kém phần hiệu quả (với cả người mua và người bán haha). Mỗi giải thưởng thường có gu riêng, sau một thời gian tìm hiểu, đọc thử mình cũng tìm ra được những giải thưởng mình hợp gu. Ví dụ như với sách văn học, mình rất ghét sách được Nobel văn chương :v (gần như không có cuốn nào mình đọc tiêu nổi. Về cơ bản mình không phải con người học thuật, cao cấp.). Mình lại khá thích Man booker.

Hôm nay, mình sẽ list ra một số giải thưởng cho Picturebook/ minh hoạ đáng tin cậy, chất lượng (và đặc biệt là hợp gu mình) để các bạn tham khảo mỗi khi tìm mua sách. Cứ thấy đóng mấy con dấu này là gần như yên tâm sách tốt.

Read More »

Tản mạn chuyện dịch sách thiếu nhi,

Nhờ 3 năm làm ở NXB mà mình đã được làm đủ thứ. Nghề chính của mình là vẽ, sáng tác truyện, nhưng mình đã nhảy sang cả biên tập, thiết kế dàn trang, truyền thông (bao gồm cả viết bài, quản lý làm content các kênh mạng xã hội, chụp ảnh, trả lời phỏng vấn làm phóng sự đủ trò), và tất nhiên, cả dịch nữa. Do hồi đó nhân sự mỏng quá, mình buộc phải làm thôi chứ không định mặc sịp ngoài quần dài lên sân thượng tập bay hay gì.

Chuyện dịch, mình vốn không ham, mà giá dịch sách tranh bèo quá, nhiều khi cả cuốn tiền dịch được… 200k. Làm cái hợp đồng thấy cũng… bôi bác. Nên mình tự dịch luôn. Mình sẽ không nói bút danh dịch của mình đâu, sợ bị chửi lắm hahahahahaha (cộng đồng những người giỏi ngoại ngữ – nhưng chưa chắc đã giỏi tiếng mẹ đẻ – đông và hung hãn lắm đấy haha).

Chuyện dịch là một thứ vô cùng tận. Người dịch không chỉ cần giỏi ngoại ngữ, mà quan trọng là phải giỏi tiếng Việt. Dịch không chỉ là cho đúng nghĩa, còn phải đúng không khí, đúng màu sắc của tác phẩm gốc.

Read More »

Olivia – cô lợn cá tính và cuộc sống bận rộn huy hoàng,

Lâu lắm mình mới trở lại với chuyên mục điểm picture book (tại dịch bệnh lâu quá không ra hiệu sách đọc ké được đấy :v *khổ tâm* ).

untitled_design

Bộ sách này gồm 24 tập, là những câu chuyện xoay quanh cuộc sống bận rộn huy hoàng của cô lợn Olivia. Ở Việt Nam, nhà Crabit đã dịch và xuất bản 3 tập gồm: Olivia cừ khôi, Olivia giải cứu gánh xiếcOlivia và những nàng công chúa thiên thần.

Tác giả/ hoạ sĩ Ian Falconer là một tay sáng tác kỳ cựu người Mỹ, sinh ngày 25/8/1959 tại Ridgefield, Connecticut, US. Trong suốt sự nghiệp, ông đã giành rất nhiều giải thưởng lớn như Caldecott Medal (một trong những giải thưởng quan trọng & uy tín nhất dành cho sách tranh/picturebook, kiểu oscar của làng picturebook đó các bạn), Goodreads Choice Awards Best Picture BooksIndies Choice Book Award: Children’s Illustrated.  Olivia có thể coi là tác phẩm nổi bật nhất, được yêu thích nhất của Falconer.

Read More »

Women vs. Women

Hồi tuần trước mình mới biết phim Những cây cầu quận Madison có tiểu thuyết gốc. Vì khá thích phim nên mình đã tìm đọc thử sách. Mình thấy sách không tồi (phần dịch cũng ổn), và phim dựng tương đối sát nguyên tác, với cách sắp xếp câu chuyện có phần gọn gàng, cuốn hút hơn.

Sau đó mình lên Goodreads để đánh dấu đã đọc xong (mình có đặt cái reading challenge). Điều làm mình bất ngờ là ở phần review cuốn sách. Có rất rất nhiều review tức giận, đặc biệt từ các chị em. Mình có thể cảm thấy được cơn giận sục sôi qua từng ngôn từ đay nghiến cuốn sách, chửi bới nhân vật chính là đồ đĩ điếm. Thật không khác gì đội quân các mẹ bỉm đi vạch mặt “tuesday” trên FB!

Với tư cách một độc giả là gái đã có chồng, mình rất thông cảm cho nhân vật chính, và thấy việc cô ấy ngoại tình… là dễ hiểu. Không phải mình đồng tình ủng hộ việc ngoại tình, nhưng trong mọi sai lầm của cuộc đời, điều mình muốn là hiểu tại sao người ta làm vậy. (Với những người không thể phân biệt được đời thật với fiction, đi phán xét như chuyện nhà hàng xóm thì mình cũng không biết nên tranh cãi thế nào. Tiểu thuyết là những câu chuyện về cuộc sống không hoàn hảo, về những con người sứt mẻ, về sai lầm, về những mâu thuẫn, đặt ra những câu hỏi để chúng ta suy ngẫm… Không phải tuyển tập điều răn đạo đức, quy tắc xã hội.)

Read More »

Khai bút đầu xuân 2020

Để mở đầu blog năm mới, mình sẽ viết về một chủ đề mà cứ tưởng mình đã viết từ lâu rồi, hoá ra chưa từng động tới ಠ╭╮ಠ .

Xin được giới thiệu những nhà văn yêu thích của mình. Đối với mình, nhà văn yêu thích khác với cuốn sách yêu thích. Cũng giống như khi nghe nhạc, nếu mình thích ít nhất cả một album của nghệ sĩ này, mình mới gọi đó là nghệ sĩ yêu thích. Còn nếu chỉ thích một vài bài hát của họ thì… mình chỉ thích mấy bài hát đó thôi.

Những nhà văn này mình đã đọc và thích ít nhất trên 05 tác phẩm của họ, luôn luôn hào hứng sẵn sàng mua sách mới của họ. Đây là những người mình cảm thấy tác phẩm họ rất gần với tính cách, tinh thần của mình, giống như nếu để miêu tả về bản thân, mình sẽ dùng những cuốn sách của họ. Có những nhà văn mình đọc gần hết các tác phẩm của họ nhưng mình lại không yêu thích họ nhiều.

Ví dụ như Haruki Murakami. Mình đã đọc hết các tác phẩm được xuất bản ở VN của ông cho tới 1Q84, từ Những người đàn ông không có đàn bà thì mình không đọc nữa. Cuốn sách mình thích nhất, đặc biệt thích của Murakami là Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới. Cuốn này đúng là tách trà của mình, như một bộ phim scific giàu hình ảnh, giàu trí tưởng tượng, nhịp điệu thì nhanh và hấp dẫn. Ngoài ra, mình cũng thích Tôi nói gì khi nói về chạy bộ. Còn lại các tác phẩm khác đều như một màn sương mờ ảo đối với mình ◉_◉. Mình thích văn phong của Murakami nhưng phần lớn thời gian mình không hiểu ông muốn nói gì hay câu chuyện này có ý nghĩa thế nào.

Trong thế đối lập, Neil Gaiman là nhà văn mình vô cùng nể phục về trí tưởng tượng. Tất cả các câu chuyện của ông đều độc đáo và thú vị. Tuy vậy mình không khoái văn phong của ông chút nào, không hiểu tại sao. Vậy nên, riêng với Neil Gaiman, mình thường xem các tác phẩm chuyển thể, hoặc truyện tranh và phim ông viết kịch bản.

Dài dòng quá, xin vào chuyên mục chính luôn.

Read More »

[Review] Ăn gì cho không độc hại

Mình mới mua được cuốn này, vất vả mang từ VN sang.

ORG__DSC3562.JPG

Mình đã biết tay viết Pha Lê từ lâu. Trước mình rất hay đọc chuyên mục ẩm thực trên Soi. Khi biết chị Pha Lê ra sách, mình nóng lòng muốn mua (mà khó khăn mãi sách mới đến tay ahuhu, xin hãy bán ebook).

Mình đã đọc hết một lèo cuốn này ngày hôm qua (gợi nhớ những tháng ngày còn làm ở NXB, mỗi lần cty mất điện là đọc được hẳn mấy quyển sách). Ban đầu cứ nghĩ sách nonfic chuyên môn sẽ khó đọc nhanh nhưng hoá ra sách viết rất cuốn, giọng bình dân như trò chuyện, đọc vèo vèo không mệt.

Read More »

List sách | Những cuốn Picturebook an ủi nỗi đau, mất mát

Xin chào, đã lâu mình không post bài mới theo đúng lịch thứ 6 hàng tuần. Đợt vừa rồi có nhiều chuyện, cả sức khoẻ lẫn tinh thần mình đều không được tốt. Giờ mới quay lại tiếp tục xây dựng thói quen viết đây.

Ngày mình còn làm phòng thiếu nhi ở một công ty sách, mình được tiếp xúc trực tiếp với phụ huynh nhiều hơn. Có một điều hiểu nhầm phổ biến ở phụ huynh Việt Nam là cho rằng sách/ phim dành cho thiếu nhi là phải VUI, phải kể những điều hạnh phúc. Một tác phẩm đụng tới đề tài khó, nhạy cảm (cái chết, bạo lực, mất mát…) thường khiến phụ huynh e ngại. Việc này không sai, chúng ta muốn bao bọc các em, muốn các em được lớn lên trong yêu thương và hạnh phúc. Tuy vậy, gạt bỏ hoàn toàn những nỗi buồn, sự mất mát là điều không tưởng. Và trẻ con cũng sẽ có những nỗi buồn của riêng chúng. Chi bằng chúng ta tìm cách dạy, chuẩn bị tâm lý cho các em để đón nhận những thương đau một cách lành mạnh nhất, sáng suốt nhất.

Thêm nữa, không phải nhất thiết phải trải qua nỗi đau thì mới nên đọc tác phẩm về nỗi đau. Việc đọc, hơn hết là để các em biết cách đồng cảm, để sau lớn lên các em trở thành những người có lòng trắc ẩn.

Dưới đây là danh sách những cuốn picturebook mình thấy hay, giúp làm được việc kể trên.

Read More »

Người đàn ông mang tên Ove

ove

Người đàn ông mang tên Ove đến từ một nhà văn Thuỵ Điển, một luồng gió mới mẻ trong những sách mình đọc gần đây (dạo này toàn đọc nonfic).

Người đàn ông mang tên Ove là một cuốn sách hóm hỉnh, tinh tế, vừa ấm áp vừa phũ phàng tỉnh bơ.  Nhân vật chính của tác phẩm, như cái tựa, một ông già tên Ove, sống ở một thị trấn nhỏ, bình thường. Cuốn sách kể về cuộc đời Ove, từ khi ông là một đứa trẻ, tới lúc ông có công việc đầu tiên, ông gặp tình yêu đời mình, ông tự tay xây ngôi nhà cho gia đình nhỏ, ông đánh mất tình yêu đời mình rồi ông lìa đời.

Chuyện bắt đầu từ một ngày nọ, Ove quyết định sẽ chấm dứt cuộc đời vô dụng của mình. Công ty nơi ông đã cống hiến hàng chục năm cuộc đời đột ngột sa thải ông, vợ ông – người hiểu và yêu ông nhất cũng qua đời. Không con cái, không người thân thích, không còn mục đích tồn tại nào. Ông sẽ chết vào hôm nay.

Read More »

Đến trường thôi!

Mình đã làm việc cùng tổ chức Room to Read Vietnam (RtR) từ năm 3 đại học cho tới tận bây giờ (RtR là gì thì các bạn có thể google nha :p). Những kiến thức đầu tiên về làm picturebook, mình đã được học ở đây. Điều mình thấy đáng tiếc nhất là do ràng buộc về chính sách từ thiện, sách của RtR chỉ dành tặng những trường trong khuôn khổ dự án của họ chứ không được bán rộng rãi trên thị trường. Vì sách của RtR thực sự chất lượng, phù hợp với văn hoá, trẻ em Việt Nam, 100% do các tác giả, hoạ sĩ trong nước làm, cộng thêm những người hướng dẫn chuyên môn từ nước ngoài và các biên tập viên rất giỏi trong nước (đi học nước ngoài, có tâm và hiểu biết sâu sắc về picturebook).

Lần này mình muốn giới thiệu một cuốn mình rất thích của đợt xuất bản năm ngoái (tất nhiên bên cạnh sách của mình hihi) – ĐẾN TRƯỜNG THÔI! Cả tác giả và hoạ sĩ đều là những người mình rất mê: chị Giang là tác giả có thể một lèo viết đến 5-6 kịch bản (mà gần như kịch bản nào cũng có thể dùng được ngay), chị Mi là cô hoạ sĩ bỏ ngành dược mà sang Bỉ học minh hoạ (quả cảm hết sức!).

Read More »