Truyện cổ tích, đọc hay bỏ?

Hôm nọ mình vừa đọc được một bài viết nói về những phê phán xung quanh truyện cổ tích. Đây là chủ đề khá thú vị!

Những gì được dẫn ra trong bài viết, lẫn một số comment của độc giả, mình thấy đều xuất phát từ việc chưa hiểu chính xác về truyện cổ tích lẫn giá trị của chúng. Những gì mình muốn nói quá dài để dành cho một comment, nên mình phải biên hẳn bài này đây.

TRUYỆN CỔ TÍCH LÀ GÌ? CHÚNG ĐẾN TỪ ĐÂU?

Người viết đã quá chủ quan rằng bản thân lẫn người đọc ai cũng hiểu rõ truyện cổ tích là cái gì. Trước nhất, cần phải đưa ra một định nghĩa về truyện cổ tích. Dưới đây là định nghĩa từ sách ngữ văn của Việt Nam:

Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.

Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm 3 loại :Truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích thế tục (cổ tích sinh hoạt).

Read More »

Vài tips xây dựng bản thảo,

Mình vốn không thích đọc thơ cho lắm, thành thật là như vậy. Thi thoảng mới đọc thôi. Nhưng vô tình mình rất có duyên làm bản thảo thơ. Trước mình đã giúp biên tập tập thơ đầu tay Lấp kín một lặng im của Lu, gần đây nhất là cuốn Cơm nhà nói chung là êm của Nhược Lạc. Ngoài ra mình từng làm một tập thơ thiếu nhi song ngữ tên là Cô gái trên trăng – The girl on the moon của tác giả trẻ-con (lúc đó mới học lớp 3) Bông An. Thế đã là quá nhiều cho một đứa không đọc thơ mấy 🙂 .

Bối cảnh của những bản thảo này thì hơi khác nhau một chút. Ví dụ cuốn của Nhược Lạc, mình giúp khâu biên tập bản thảo trước khi gửi đến “chào hàng” các NXB. Bản thảo của Nhược Lạc đã được NXB duyệt xuất bản với thời gian nhanh chóng mặt – 2 ngày (thông thường khâu duyệt bản thảo có thể mất hàng tháng trời, như cuốn đầu tay của Lu đã mất tới gần nửa năm), và cũng mới được chính thức phát hành toàn quốc cách đây mấy hôm.

Vậy nên hôm nay mình muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm về việc xây dựng bản thảo cũng như đi pitch bản thảo với NXB ra sao cho khả năng thành công cao nhất. Lưu ý là mình chỉ giúp bản thảo của Nhược Lạc trước khi được NXB chấp nhận, mình chưa được cầm trên tay bản in cuối cùng nên có thể sẽ có những khác biệt qua khâu biên tập, chỉnh lý của NXB. Bài này mình tập trung vào việc tăng khả năng thành công cho bản thảo được nhận thôi nha.

Read More »

Trong từng chi tiết,

Khi làm biên tập, hay đơn giản là nhận định dưới góc độ một độc giả, một trong những điều cốt lõi mình dựa vào để đánh giá một tác phẩm dành cho thiếu nhi có hay hay không là khả năng tưởng tượng chi tiết của tác giả.

Ví dụ, ngày trước mình từng minh hoạ một cuốn sách tranh tên là Gấu vuông (của tác giả Trịnh Hà Giang). Truyện kể về một chú gấu hình vuông, tính gọn gàng ngăn nắp và thích mọi thứ… đều vuông vắn như mình. Premise câu chuyện và nhân vật sẵn đã rất thú vị rồi. Hình vuông đều chằn chặn cũng gợi cảm giác ngay ngắn, cứng nhắc. Phần kịch bản lời mình nhận được chỉ thuần nội dung sẽ xuất hiện trên trang sách, không kèm bất kỳ chú thích hay miêu tả gì thêm. Câu văn chỉ ngắn gọn như thế này: “Trong nhà gấu mọi thứ đều hình vuông.

Đây là lúc hoạ sĩ minh hoạ phải phát huy trí tưởng tượng của mình để mở rộng nội dung cho phần lời văn. Mọi thứ đều hình vuông, nhưng vuông như thế nào? Màu sắc ra sao, bố cục nhà ra sao để thể hiện sinh động nhất tính cách của nhân vật? Nếu chỉ một nhân vật gọn gàng, máy móc thì hơi khô khan quá, mình muốn thêm vào vài điểm màu mè cho nhân vật đa chiều hơn. Nên mình cho Gấu vuông mê nghệ thuật, có gu nữa. Vậy thì nhà Gấu sẽ có nội thất màu sắc tươi tắn và chắc chắn phải treo tranh.

Một người mê hình vuông gọn gàng thì sẽ thích hoạ sĩ nào, không phải Piet Mondrian thì còn ai vào đây!

Read More »

Mài đam mê ra ăn,

Mình từng nhận được rất nhiều tin nhắn của các bạn đang lăn tăn suy nghĩ muốn theo nghề minh hoạ. Điểm chung là các bạn luôn lo lắng liệu có thể kiếm sống được bằng nghề này hay không.

Một mặt nào đấy, mình cảm thấy bản thân không đủ tin cậy để nói về chuyện này, vì mình chưa từng phải chật vật lo kiếm sống từng bữa. Mặt khác, quan điểm riêng tiền bạc đã góp phần không nhỏ khiến cuộc sống của mình tương đối dễ chịu (về mặt vật chất).

Mình sinh ra trong một gia đình trung lưu tại Hà Nội. Bố mẹ là công nhân viên chức, làm công ăn lương bình thường, không chức tước, không buôn bán kinh doanh, không có khoản thừa kế dù to dù bé nào. Ngôi nhà mình lớn lên hơn 20 năm chỉ vỏn vẹn 25m2, có nhà bếp liền kề nhà vệ sinh kèm nhà tắm bé không thể bé hơn được nữa. Câu quen thuộc mẹ nói suốt thời bé của mình là nhà cận nghèo nên chỉ được ăn chuối thôi.

Read More »

Ký hợp đồng xuất bản 101 (tiết 2)

4. Thời gian thực hiện dự án

Thông thường bản thảo được duyệt cuối cùng sẽ là quyền quyết định của NXB, tất nhiên là có bàn bạc thống nhất với tác giả, trừ trường hợp tác giả tự bỏ tiền in sách (NXB đứng ở vai trò xin giấy phép xuất bản…).

Thời gian một cuốn sách từ bước bản thảo cho tới khi được phát hành có thể kéo dài tới vài năm (không chỉ ở VN đâu, các nước khác cũng vậy thôi), nên các bạn đừng quá shock nếu sách mình lâu ra như vậy. Có rất nhiều khâu mất thời gian nếu muốn làm cho chỉn chu, và một NXB thì luôn làm nhiều bản thảo cùng một lúc. Ở Việt Nam mình thấy các NXB thường không quá bắt chẹt tác giả/ hoạ sĩ ở khoản thời gian hoàn thiện (hiếm tác giả/ hoạ sĩ nào làm đúng hạn lắm). Tuy nhiên, nếu muốn, đôi bên có thể ký điều khoản thoả thuận về thời gian tối đa để sách được ra mắt, nhưng đừng hi vọng là 1-2 tháng nhá.

Read More »

Ký hợp đồng xuất bản 101 (tiết 1)

Câu chuyện về luật pháp luôn vô cùng đau đầu. Nhưng các bạn biết đấy, càng nắm rõ luật chơi thì chúng ta càng ít bị thiệt.

Dưới đây là một số kinh nghiệm mình đúc rút qua nhiều năm (cả ở vị trí người đi ký HĐ và người soạn thảo HĐ), cũng như tự tìm hiểu, đã có tham vấn luật sư (may quá có nhiều bạn làm luật). Mình sẽ không viết chi tiết kiểu điều luật số mấy, nghị định bao nhiêu… (cái này các bạn tự google là ra nha), mình sẽ viết kiểu dummy, dễ hiểu, dễ áp dụng nhất ở thị trường VN.

Áp dụng với cả tác giả sách chữ lẫn hoạ sĩ minh hoạ, hoặc tác giả vừa vẽ vừa sáng tác.

Nếu có sai sót gì, mong bạn đọc “chỉ giáo”, bổ sung thêm.

Read More »

Tôi đã đến với nghề như thế nào? (phần 3)

Bên cạnh việc bắt đầu làm sách với Room to Read kể từ năm thứ 3, nhờ học ở OMEGA, mình có những công việc minh hoạ đầu tiên: minh hoạ cho SGK, cho tạp chí, các sản phẩm in ấn… Ngoài ra thì mình cũng được tham dự một số triển lãm, rồi thi thố này nọ.

Nhờ minh hoạ lặt vặt mình mua được wacom (mà vẫn dùng tới tận năm ngoái, cũng 6-7 năm liên tục mà chưa từng bị trục trặc gì), và không phải xin tiền tiêu vặt bố mẹ nữa (nhưng vẫn được bao ăn ở 🙂 ). Từ lúc kiếm được tiền từ việc vẽ, bố mẹ mình đã bớt lo lắng và thôi phản đối chuyện mình theo ngành này. Sau đồ đạc công việc gì mình đều tự mua. Nói chung cứ phải (gần) độc lập về kinh tế thì mới độc lập về chính trị được các bạn ạ.

Read More »

Tôi đã đến với nghề như thế nào (phần 2)

Sau khi đỗ ĐH, mình bước vào 5 năm cuộc đời đầy sóng gió, đồng thời có dấu ấn bước ngoặt đáng nhớ.

Năm đầu tiên học đại cương, chưa phân chuyên ngành. Đây cũng là một trong những điều đáng tiếc của mình ngày đó. Lẽ ra mình nên học đại cương cẩn thận và tử tế hơn. Năm đại cương có những môn quan trọng nền tảng cho việc vẽ lâu dài như hình hoạ, ký hoạ, nghiên cứu thiên nhiên hay giải phẫu. Mình học hành láng cháng vđ *ôm đầu*. Thi thoảng mình vẫn có những bài điểm cao… vô tình giỏi giang. Mình đã ghi lại trong cuốn My poetic life.

Tuy vậy, hết năm đầu điểm tổng kết của mình rất cao :v, đứng thứ hai toàn khoá đấy. Đủ điểm để đạt học bổng, nhưng mình đã bị cắt học bổng. Chi tiết vụ drama này mình cũng đã từng kể trên blog (bài nào thì mình quên rồi).

Read More »

Tôi đã đến với nghề như thế nào? (phần 1)

Hôm nay tạm ngưng không “học bài” nữa. Mình sẽ kể chuyện đến với nghề (do cũng có mấy bạn hỏi vụ này), hi vọng sẽ gợi cảm hứng đôi chút ^^.

Chuyện nghề nghiệp của mình là một con đường tương đối thẳng thớm. Mình hầu như luôn luôn biết mình muốn gì, thích gì kể từ khi mới là một đứa trẻ mẫu giáo. Rất ít khi dao động. Mình cũng là đứa trẻ hay được khen có năng khiếu, hay một tác giả trẻ nhiều tiềm năng (đây là niềm vui thủa ban đầu dần biến thành cơn ác mộng. Mình sẽ nói rõ ở đoạn sau).

Từ nhỏ, cũng giống như nhiều đứa trẻ khác, mình rất thích vẽ, rất thích nghe chuyện, thích kể chuyện. Còn một câu chuyện mình và đứa em thân thiết sáng tác hồi mình 10 tuổi (em mình 9 tuổi) vẫn giữ được tới giờ, tên là Vương quốc Hoa quả, kể về dũng sĩ Dưa Hấu giải cứu vương quốc hoa quả khỏi đám sâu hại, rồi cưới được công chúa Chuối (con đức vua Cà chua). Sau hai người đẻ ra hoàng tử… Dưa chuột (nghe nó lại hợp lý vl).

Read More »

Kể tôi trên giấy (tiết 3)

PHƯƠNG PHÁP 3: LIÊN TIẾP

Phương pháp này phải giải thích chi tiết hơn một chút. Cách này là kể chuyện bằng việc liệt kê theo trình tự thời gian. Khác với phương pháp liệt kê số 1, với cách này, nhất thiết phải bám lấy một trục thời gian cụ thể.

“một ngày nọ, tao nghĩ về quá khứ, rồi lại đến tương lai…”
chim hồng thiền sư. mình vẫn muốn viết thêm truyện cho nhân vật này.

Vì kể chuyện theo trình tự thời gian thì kể… bao nhiêu cũng được. Tuy không giới hạn độ dài thời gian (có thể là một phút cũng có thể là một thế kỷ) nhưng tốt nhất chỉ nên kể một tình huống: mở – thân – kết ngắn gọn. Không nên lồng ghép nhiều tình huống sẽ khó sắp xếp. Để luyện tập, bạn có thể thử bằng bố cục 4 khung.

Read More »