Thử thách viết 14 ngày (4)

NGÀY 9: CŨ
thu thach 14 ngay

 

Trong 14 ngày, chủ đề này làm mình khó nghĩ nhất.

Mở rộng chủ đề ra một chút thì mình là người khá chung thuỷ. Không chỉ chung thuỷ với chồng (phần nữa do mình ít khi ưa người khác, như đã kể ở ngày 1, người khác ít khi ưa mình, chứ đừng nói tới hấp dẫn giới tính, so basically I’m such a freaking safe bet), mình còn rất “chung tình” với những gì mình thích. Mình đã thích cái gì sâu sắc mình sẽ thích rấtttttttttttt lâuuuuuuuuuuuuuuuu.

(mình chính là loại dùng điện thoại đến khi hỏng mới đổi, chứ ko có ham muốn đổi đời mới . _ . )

Có lần mình đọc được ở đâu đó, nhà văn Haruki Murakami có tâm sự về việc mỗi khi thấy lạc lối ông sẽ quay trở lại với những sở thích (cơ bản) nhất của mình như những cái cọc níu giữ an toàn, có mèo với 2 cái gì đó nữa mình quên rồi. Thật ra Leonard bảo Sheldon ko có tính cách, chỉ có mấy show mày thích là sai đấy nhé. Cái gì thích quá lâu, quá sâu đậm thì đã đủ trở thành một phần tính cách rồi.

Trong tranh minh hoạ hôm nay, mình xì trum một tác phẩm mình đã xì trum từ nhỏ cho đến tận bây giờ. Một tác phẩm có xì trum mạnh mẽ tới bản thân mình.

Thế giới xì trum là nơi trú ẩn mình vô cùng mê mẩn. Mình có thể ngắm nhìn hàng giờ mấy ngôi nhà cây nấm, với bàn ghế gỗ, khung cửa sổ có rèm cửa xinh xắn. Không quên thắc mắc sao dân Xì trum ra đường thì cởi trần còn đi ngủ thì mặc áo  (minh hoạ dưới comment). Cười ha hả với Xì trum cau có vì quá ư đồng cảm ) (trước khi có grumpy cat thì xì trum cau có chính là meme ghét tất cả thế giới của mình).

Những câu chuyện của dân Xì trum vừa hài hước, giàu trí tưởng tượng, cũng ko thiếu sự xúc động nhẹ nhàng, tinh tế. Thêm chút thực tế phũ phàng. Nhớ tập Xì trum cô nương không, gái xấu không ai thèm để ý, phẫu thuật thẩm mỹ xong một tay xoay đổi thời thế luôn )).

Hồi còn làm ở NN, mình vô cùng đau đầu mỗi lần phải nói chuyện với phụ huynh. Dù là những người không già lắm, thế hệ 8x, rất nhiều trong số họ có định kiến nặng nề với truyện tranh, hay sách nhiều hình ít chữ nói chung. Có một suy nghĩ kỳ dị là phải đọc truyện chữ mới phát huy trí tưởng tượng tốt được?!?!?!?!?!

Mình cho rằng trước khi tự nghĩ ra được thế giới riêng, ta phải được cho xem, phải được biết có một thế giới tưởng tượng nào đó khác với thế giới ta đang sống trước đã. Sự kích thích bằng hình ảnh là vô cùng mạnh mẽ, song song với kích thích bằng ngôn từ hay âm thanh.

Việc cấm hay hạn chế trẻ con đọc truyện tranh là một thiệt thòi, mất mát quá lớn với các em (và có thể cả với người lớn nữa bleh). Truyện tranh chỉ hình thức thể hiện, còn giá trị câu chuyện chẳng kém gì truyện chữ hay điện ảnh hay kịch nghệ, hay bất kỳ hình thức nghệ thuật nào khác.

Con của thuỳ sẽ được đọc truyện tranh thoải mái tẹt ga. Đọc cùng bố mẹ luôn, thích cực!

Chết, đi xa chủ đề qúa :”> . Để kết lại bài này, xin phơi bày ruột gan những tác phẩm đã là một phần tính cách của thuỳ – những thứ mình yêu sâu đậm và mù quáng, xin miễn thảo luận hay dở (hoặc ng như thuỳ mà thích mấy cái này á )) ):

1. Truyện tranh:
– Đô rê mon
– Xì trum

2. Truyện chữ: tất cả sách của
– Paul Jennings
– Amelié Nothomb

3. Phim hoạt hình:
– Hercules (phiên bản Disney)
– MindGame (anime) – lại nhớ lần trước có tên thổ phỉ FB vào chửi bới mình vì mình khoe mình thích phim này )))))))))))))))) đm!

4. Phim dài tập:
– Sherlock BBC
– The Big bang theory
– Doctor who
– Black mirror

5. Nhạc:
– MIKA
– The Beatles
– Nhạc phim Disney 2D (cũ)

Còn picturebook thì nhiều lắm xin được dành riêng 1 album giới thiệu khác mới thoả :”>

Read More »

Thử thách viết 14 ngày (3)

NGÀY 6: YÊU
day6-yeu

Hồi cấp 2, mình được học về nhà thơ Louis Aragon và cuộc đời tôn thờ vợ của ông – cái cô Elsa (suốt ngày) ngồi chải tóc trước gương như giày vò trí nhớ, ánh mắt như chớp lửa đêm đông ấy. Tuy không thích thơ bác này nhưng mình rất mê cách bác ý yêu vợ. Từ ngày ấy mình đã luôn nghĩ nếu mình có yêu ai thì sẽ yêu một người rồi cưới luôn. Chia tay các thứ rất là mệt đó. (Hoá ra mình đã nhầm. Yêu đương cũng đã mệt lắm rồi, mệt toàn thân từ tinh thần tới thể chất, mệt đến cả những người xung quanh, chưa cần chờ tới lúc chia tay   )Hồi ấy mình tán zai mãi hơn một năm trời chưa xong. Bạn nhà mình thì cứ dền dứ đồng ý không đồng ý, từ chối không từ chối. Thật chỉ muốn xé áo leo lên đỉnh tháp Bitexco mà đấm ngực thình thịch, rú lên với trời xanh TRỜI ƠI TÔI MỆT QUÁ! XIN NGƯNG XIN NGƯNG!!!!!!

 

Ngày đó bạn nhà mình sắp xếp mãi được một dịp về VN, để gặp nhau ba mặt một lời. Lúc bạn ấy nhận lời (hihi) suy nghĩ đầu tiên của mình là: BỎ MẸ! Thế giờ phải yêu xa à? (Khổ quá tôi lại leo lên tháp Bitexco đấm ngực thình thịch) Tuy vậy, cuộc đời mình cho tới giờ, có hai lựa chọn mình có cảm giác cực kỳ mạnh mẽ rằng mình phải làm việc này, chúng ta dành cho nhau: một là chọn picturebook, hai là chọn bạn chồng mình. Mà trần đời cái gì quý giá đều mất công sức để đạt được cả.

Không biết mình có phải đứa con gái duy nhất thấy lúc cưới xong dễ chịu hơn lúc còn đang hẹn hò không ( . _ . ) ? Thế mà người ta hay bảo hôn nhân giết chết tình yêu. Bạn Nờ là một người chồng đáng yêu tử tế hơn nhiều một anh bạn trai.

Nếu có gì mình thấy khổ hơn cả yêu xa thì đó là đám cưới ở VN  . Mình ghét phải “trình diễn” trước đám đông, đa số là người mình không quen. Mình hẳn là cô dâu cau có nhất trong lịch sử. Vì hôm đó tuy bố mình đã dặn bên tổ chức tiệc cưới là cắt hết mấy khâu trình bày cắt bánh, rót rượu đi con này nó ghét lắm đấy, nhưng anh MC vẫn lờ lơ đi (mày chết!). Kiểu kịch bản như vậy rồi cắt đi không biết phải làm gì nữa. Thế là diễn ra hoạt cảnh awkward bậc nhất cuộc đời mình: anh MC một mực ép cô dâu chú rể hôn nhau trên sân khấu, còn chúng mình thì lắc đầu muốn rụng cả cổ.

Lại cả anh thợ chụp ảnh, cứ chỉ đạo liên mồm, tay cô dâu thế này, chân chú rể thế kia… Mình mệt quá bảo thôi anh kệ bọn em đi, ảnh xấu bọn em chịu. Thế là anh ý dỗi luôn. Xong ảnh cưới in ra một tấm nhựa không khác gì cái mặt bàn cả (bàn nhựa hàng ăn vỉa hè ấy). Bố mẹ mình cứ treo lên tường mà mình bảo đem xuống làm bàn ăn đi không chịu cơ.

Không biết sao hôm nọ mình nằm mơ nhà mình tổ chức đám cưới lại. Mình còn kêu giời lên đang dịch bệnh thế này ai đến dự được. Chờ mãi không thấy nhà trai tới, rồi nhận được điện là nhà trai bị kẹt vì không có xe cộ nào được chạy cả. Con bạn mình thì cứ nhắn tin nheo nhéo mời DJ Khalid làm MC đám cưới đi… Nghĩ đến đây hoá ra đám cưới đầu tiên của mình còn vui chán.

Read More »

Thử thách viết 14 ngày (2)

NGÀY 3: QUÊ NHÀ

day3-quenha

Mình được đẻ ra ở nhà hộ sinh Đống Đa, vào một đêm hè tháng 8. Ngôi nhà ở Hàng Bột là nơi mình sống tới ngoài 20. Mình thường xuyên có những giấc mơ về ngôi nhà cũ này (dù sau này nhà mình đã chuyển sang nhà mới, cách nhà cũ khoảng 5ph đi xe máy).

Phòng cũ (ở nhà cũ) của mình có một khung cửa sổ to, có một quãng bệ cửa sổ nhô ra chừng 20 phân. Ngày bé mình thường kê giấy ở đó ngồi vẽ. Mỗi khi mình cảm thấy đuối sức và nghi ngờ khả năng của bản thân, mình sẽ luôn nghĩ về cảm giác khi ngồi vẽ bên bậu cửa sổ ngày nhỏ.

Hình như mình đã kể chuyện này nhiều lần, mình hoàn toàn là một đứa trẻ bê tông. Mình thích thành phố và sẽ luôn chọn sống ở thành phố. Mình thích nhìn những mái nhà và những hàng cây len giữa các dãy nhà. Mình thích những gì do con người tạo ra (nhưng ghét mấy thứ mô phỏng lại tự nhiên, vd như trần giả bầu trời). Nếu đi du lịch mình thích đi thăm các công trình xây dựng (bảo tàng, nhà hát, cung điện…), thăm phố phường (well, dù mình học nội thất thật sai quá sai, nhưng mình thật sự rất thích nhà cửa đó). Mình (rất rất) thích công viên nhưng mình không thích đi rừng. Cơ bản, mình sẽ không bao giờ có ham muốn hoà mình vào tự nhiên hoang dã  .

Mình cũng rất ghét mấy người hay “dạy bảo” mình phải đi nhiều hơn, hoà mình với thiên nhiên nhiều hơn đi. Nếu như nhà cửa chọc trời khiến họ cảm thấy bức bối, lên cơn anxiety thì rừng rậm, sự ẩm ướt, rêu mốc… cũng khiến mình bị như vậy. Nhìn vào một bức tường rêu xanh bám đầy làm mình cực kỳ bất an.

Khi sang Nhật, một trong những điều mình nhớ nhất về Hà Nội là việc có thể ngồi những quán cafe có bàn ghế gỗ nhỏ xíu, trên vỉa hè hoặc trên ban công (cũng bé tý) và nhìn ngắm đường phố tấp nập, chia sẻ với bạn bè những câu chuyện dài. HN có vừa đủ độ ồn ào và thân mật với mình. Mình không thể có trải nghiệm như vậy ở bất kỳ đâu khác.

Đấy là trước khi HN chặt hết cây đi.

 

NGÀY 4: SÁCH

day4-sach
Ngày xưa bố mẹ cho mình đi học chữ trước khi vào lớp 1. Cô giáo rất đáng sợ trong ký ức của mình. Và hẳn mình cũng là học sinh đáng sợ nhất trong quãng đời dạy trẻ của cô. Ngày nào bố đưa đến lớp mình cũng khóc một chập, từ lúc trên đường, tới tận cửa lớp thì gào khóc dữ dội. Dỗ thế nào cũng không nín. Chắc cô cũng đến tiền đình vì mình   .

Vì bị ép học trong tình trạng tâm can hỗn loạn, lúc nào cũng nơm nớp sợ bị cô quát, cô đánh nên thành thật chả có cái gì vào đầu mình cả  . Chữ viết thì gà bới, bẩn thỉu, xấu nhất lớp. Ngày nào cũng bị điểm kém. Đến nỗi có một hôm được 7 điểm tình thương mà mẹ mình không tin nổi  . Mẹ hỏi có phải hôm nay đến lớp không khóc nên cô cho 7 điểm động viên không  .

Đến một ngày đẹp trời, bố mình (người thường xuyên phải đưa mình đi học) và cô giáo (người thường xuyên bị thiên đầu thống do nghe mình khóc) quyết định phải chấm dứt mối nghiệt duyên này. Mình được nghỉ học. Trong đầu chữ rơi chữ rụng.

Sau đó mình được (ai đó) cho một vài cuốn truyện cổ tích. Và vì mình không thể nhờ ai đọc hộ cho nghe nữa (người lớn ai cũng bận) nên đã mở ra cố gắng tự đọc. Lúc đầu mình đọc 1 trang hết gần tiếng đồng hồ vì phải đánh vần từng từ một. Sau đó thì trôi chảy hơn nhiều. Mình tự thấy việc đọc rất vui mà không cần có sự can thiệp của người lớn.

Khi vào lớp 1 thì mình đã biết đọc trước chút chút. Bố mẹ mình cũng không có định hướng chọn sách cho con. Bố mình thường chở mình đến nhà sách rồi cho mình tự chọn hết. Cũng không kiểm tra xem là mình mua sách gì ))) (cảm ơn bố mẹ hihi!)

Thời cấp 3 là giai đoạn mình đọc sách nhanh và nhiều nhất, đủ thể loại, vì rảnh, học cũng không chăm chỉ mà bạn bè cũng không có mấy ). Tất cả tiền tiêu vặt, tiền mừng tuổi mình đều nướng vào mua sách hết. Mình có cả thẻ thư viện HN. Có tuần mình có thể đọc tới hơn chục cuốn sách.

Mình luôn có cảm giác khi lớn mình sẽ làm nghề gì đó liên quan tới sách vở (sẽ viết kỹ hơn vào ngày thứ 7). Mình thích sách, cuộc đời mình cũng gắn bó, ràng buộc với sách ; v ; , nhưng mình không tôn thờ sách. Mình vẫn có thể lấy sách ra kê chân bàn  Và sách thì cũng có sách this sách that.

Với mình, sách nên được đối xử như một món đồ thường thức, như cơm ăn áo mặc. Giàu nghèo, già trẻ gái trai gì cũng có sách phù hợp. Đọc sách là chuyện thường như việc cứ ra đường là phải mặc quần áo. Sách không nên là thứ đóng tủ kính bày trên tháp ngà, người đọc sách ko cần tỏ ra thượng đẳng. Sách cũng có thể ngon lành, bổ béo không kém gì một cốc trà sữa full topping. Mình luôn cảm thấy việc ca ngợi tác dụng của việc đọc sách quá khiến nó trở nên… bớt đời thường hơn, trở thành cái gì đó QÚA TỐT, quá CÓ LỢI, quá thần thánh nên gây tác dụng ngược là khiến người ta dễ nghĩ chắc hẳn rất khó khăn để đạt được. Trước khi có lợi thì phải thấy VUI trước đã.

p.s: về vụ viết chữ, khi đi học mình từng đoạt giải vở sạch chữ đẹp toàn trường ))) học môn gì dốt đến mấy cũng toàn được lấy vở ra làm mẫu vì viết sạch đẹp quá )))) Các bậc phụ huynh có con như thuỳ, xin đừng vội tuyệt vọng, mất lòng tin. Có thể chúng nó sẽ tự turn out okay thôi *bắn tim*

 

NGÀY 5: PHIM

day5-phim
Giống như sách, mình vô cùng thích phim. Mình thích nghe (xem) kể chuyện dưới mọi hình thức. Cũng như sách, mình xem phim đủ thể loại.

Một trong những điều mình luôn mong ước trở thành hiện thực mỗi khi xem phim là cuộc đời mình sẽ có nhạc nền ))). Không chỉ là theme song, mà là OST: lúc mình nhận được tiền thì nhạc vui tươi, phấn khởi, lúc mình tức giận thì nhạc ghê sợ, hùng hổ… Rồi thì lúc tâm tư chất chứa mình sẽ vừa nhảy nhót vừa hát rú lên (thực tế mình cũng có thể làm vậy nhưng…. well . _ . )

Nếu được chọn, mình hi vọng Alan Menken sẽ viết nhạc cho bộ phim cuộc đời mình   

Trong Big Bang theory, có một tập Rajesh đã hiện thực hoá “mơ ước” này khi đeo loa trước ngực  , kèm theo điều khiển từ xa cầm tay. Mình thật đồng cảm sâu sắc từ tận đáy lòng  . Chỉ khác là mình muốn nhạc nền cuộc đời chỉ mình nghe được. Tất cả mọi người nghe thấy có vẻ… phiền.

Mặt khác, trong Doctor who có một câu thoại rất thú vị, nôm na là chúng ta sau cùng đều trở thành những câu chuyện, hãy là một câu chuyện hay.

Thử thách viết 14 ngày,

Đây là một thử thách trên FB. Mình đăng bài hàng ngày. Nhưng mình vẫn lưu giữ lại trên blog, đề phòng một ngày không xa mình lại khoá FB tiếp :v

Album viết của mình tại đây.

LUẬT CHƠI:

#14dayschallenge #14dayswrite1000words
luật chơi cũng đơn giản, các bạn có thể tham gia và rủ bạn bè mình tham gia, nhớ để hashtag. ai chơi cũng được, không ai chơi cũng được, để hay không để hashtag cũng được. dù sao, viết vẫn là một hành trình cô độc, tự bản thân chúng ta phải hoàn thành nó.

chủ đề:

– ngày 1: tôi
– ngày 2: bạn
– ngày 3: quê nhà
– ngày 4: sách
– ngày 5: phim
– ngày 6: yêu
– ngày 7: công việc
– ngày 8: gia đình
– ngày 9: cũ
– ngày 10: bếp
– ngày 11: tử tế
– ngày 12: tích cực
– ngày 13: người lạ
– ngày 14: chúng ta

nguyên tắc hoặc gợi ý, nếu bạn chơi:
– không có debrief, cứ viết thôi. hiểu chủ đề thế nào thì viết thế đó.
– hãy dành 2 tiếng để viết.
– ngồi để viết cũng tốt, nằm cũng tốt, nghe nhạc cũng tốt, vừa viết vừa làm chuyện gì khác thì không tốt nhưng-cứ-thử.
– nghĩ lâu, viết nhanh.
– dở cũng được, hay cũng được, thấy chán ói cũng được, miễn viết là được.
– dù thế nào, kết thúc 14 ngày tức là bạn đã hoàn thành 14 bài viết, bạn viết được 14.000 chữ và kỷ luật là thứ làm bạn xứng đáng được khen hoặc tự khen.

credit to: Phan Hải
https\://www.facebook.com/haithanhhcmpt/posts/10158113603099347

NGÀY 1: TÔI 

day1-toi

Mình sẽ không viết 1000 từ, dù đây là thử thách 1000 từ. Người ta có câu “a picture is worth a thousand words”, nên về cơ bản mình có thể dừng viết tại đây  .

Mình có một blog riêng dành việc viết (nơi mình thường xuyên viết trên 1000 từ), mình cảm thấy FB không phải nền tảng thích hợp cho “wall of text”  Mình sẽ chỉ up tranh với vài dòng caption có thể đọc nhanh được thôi  .

Qua đoạn ở trên, ít nhất bạn có thể thấy hai điều về mình:

1 – Mình không giỏi làm theo hướng dẫn lắm. Mình có xu hướng luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với bản thân.

2 – Mình hay giải thích việc mình làm (một cách hơi dài dòng). Không chỉ việc mình làm, còn cả cách suy nghĩ, quan điểm, lựa chọn của mình. Mặt tích cực là mình có tư duy khá mạch lạc. Mình dễ dàng trình bày được tại sao mình thích cuốn sách này, tại sao mình không thích bộ phim kia.

Mặt tiêu cực là phần lớn mấy thứ đó không quan trọng với thế giới cho lắm, nghe nhiều mệt. Từ bé, mình đã luôn bị người lớn nói là lớn lên cho đi làm thầy cãi. Hoá ra đây không phải lời khen như mình tưởng. Chỉ là mình lý lẽ quá lắm điều mà thôi.

Funfact: thế mà thời thi ĐH mẹ mình đã từng ép mình thi ĐH Luật   Hoá ra cụ vẫn níu giữ chút hi vọng biến nhược điểm thành sức mạnh kiếm cơm cho mình.

Ngoài ra, từ bức tự hoạ kể trên, mình muốn nói mình là một người rất khó ở. Tuy vậy, vô cùng mâu thuẫn là mình lại có khả năng làm người khác cười bằng những gì mình kể qua tranh vẽ hay ngôn từ. Bất chấp đậm sâu từ tận đáy lòng và cả qua mặt tiền, mình là đứa lạnh lùng.

Bố mình đặt tên {thuỳ} mong mình thuỳ mị, dịu dàng. Nhưng cuộc đời quả là một cú twist nhức đầu.

NGÀY 2: BẠN

day2-ban

Mình cảm thấy đề tài này cũng như là nối dài cho đề tài ngày hôm qua vậy  Mà có lẽ là 14 ngày đều là nối dài cho chủ đề TÔI  Đây đâu phải là thử thách, đây là tận hưởng cho bọn Leo.

Nói về BẠN, đầu tiên phải kể là mình có rất ít bạn.

Như đã nói ở Ngày 1, mình khó ở, nên ít người ưa mình. Nhưng mình cũng ít khi ưa người khác . Với mình thì nếu người ta thích mình mà mình ko thích người ta mới là bi kịch. Ngày trước có đứa bạn nhận xét là mình “be nice” tử tế lịch sự, nhưng cơ bản mình không thích con người lắm. Mình luôn thấy nó nói đúng.

Hồi đầu cấp 2, sau một buổi đi họp phụ huynh về, không biết đã có chuyện gì xảy ra nhưng bố nói với mình (vẻ rất đau khổ) rằng cả lớp không ai thích chơi với mình cả. Mình B.Ị G.H.É.T.

Đây rõ ràng là một cú shock lớn lao với… bố mình. Vì bố mình là một người cực kỳ giỏi giao tiếp, có nhiều bạn bè tốt (chơi thân đến hàng chục năm trời), rất được quý mến. Xong đẻ ra một đứa bị cả lớp ghét như mình .

Xong khủng khiếp hơn nữa là cái đứa con đấy nghe tin dữ kia mà vẫn nhởn nhơ như gì. Quả thật mình không có cảm xúc gì khi nghe tin đấy. Có thể hồi đó do còn quá ngây thơ, chưa biết tổn thương là gì.

Nhưng hoá ra khi lớn mình vẫn vô cảm trước những thông tin như vậy. Đi học cấp nào mình cũng không chơi với lớp mấy. Bất kể đó là môi trường toàn trẻ HN, hay đa dạng vùng miền hay thậm chí là đa dạng quốc tịch. Chắc các đồng nghiệp cũ của mình (nếu có) đọc mấy dòng này sẽ gật đầu lia lịa. Có chị đồng nghiệp từng viết mail cho mình hỏi là em có vấn đề gì với cả phòng à  , sao thái độ em như thế  . Nhưng mình chẳng có vấn đề gì cả. Mình chỉ ko quan tâm thôi. (chứ còn mình đã ghét ai thì cả cty biết nhé haha)

Tại sao mình có thể sống sót chừng ấy năm với khả năng hoà nhập gần cận 0 như trên? Là vì trong bất kỳ môi trường nào mình cũng tìm được một số rất ít những người mình thích vô cùng. Và những người ấy đều trở thành BẠN mình (thường sẽ chơi được lâu). Trong một lớp 50 học sinh mình chỉ cần có 1 đứa bạn là sẽ ok lah hết cả năm.

Nói chung mình chẳng tự hào gì mấy chuyện này đâu. Hoà nhập tốt và giỏi giao tiếp sẽ luôn là lợi thế. Nhìn vào mặt tích cực thì mình giỏiở một mình.

Nhân đây xin gửi lời ngợi ca đến những người bạn ít ỏi của mình bao năm qua *bắn tim*. Dù có trải qua nhiều sóng gió, giận dỗi, nghỉ chơi rồi lại làm lành… mình thật là vinh hạnh tìm ra được những người hay ho mình thích đến thế  .

…nhưng…

Ngày trước, khi mình tham gia một workshop về creative writing, thầy hướng dẫn có dạy cho một bí kíp, kèm với bài tập thực hành để tìm kiếm ý tưởng cho câu chuyện. Đó là chữ “BUT” – nhưng.

Mọi câu chuyện đều được bắt đầu từ một mâu thuẫn. Một thanh niên tài giỏi muốn thống trị thế giới nhưng bị những thế lực khác chống trả, chết lên chết xuống mấy lần cuối cùng hồi sinh mất cả mũi. Một thanh niên khác mẫu mực, yêu nước, chính trực, lại đứng ra che giấu cho một người bạn thân từ thủa ấu thơ – người đã lỡ giết bố mẹ một người bạn thân lúc lớn đi làm của anh ta. Một thanh niên đi huỷ nhẫn nhưng lại bị chiếc nhẫn dụ dỗ đeo vào… Những mâu thuẫn này tạo ra động lực cho nhân vật. Động lực kéo câu chuyện tiến triển.

Một câu chuyện mà động lực của nhân vật mờ nhạt, không rõ ràng sẽ trở nên mông lung, thiếu định hướng. Nói đơn giản là không thú vị chút nào.

Trước khi tạo ra được những câu chuyện có nhiều lớp lang, nhiều tuyến nhân vật với những động lực, mâu thuẫn khác nhau, ta phải làm được ở mức cơ bản nhất với một nhân vật. Bài tập ngày đó của mình là viết một câu ngắn gọn mà giới thiệu đủ được mục tiêu lẫn mâu thuẫn của nhân vật. Ví dụ như:

  • Một cô bé muốn trở thành hoạ sĩ (mục tiêu) nhưng lại bị mù màu (cản trở).
  • Một người tuyết muốn đi tắm nắng hè. (mục tiêu mâu thuẫn với bản chất tự nhiên)

Để tạo ra nhưng cặp mâu thuẫn thú vị, khác thường hơn, có một bài tập phụ trợ là viết ra những từ ngẫu nhiên, rồi tìm cách nối chúng lại bằng từ “nhưng“. Việc này giúp trí não người viết không sa vào lối mòn, những tương phản quen thuộc. Đến bây giờ mình vẫn thường dùng cách này khi viết kịch bản mới.

Trong phim The Departures của Nhật, câu chuyện được mở màn trực diện bằng cách giới thiệu nhân vật chính – một người nhạc công thất nghiệp, trở về quê chuyển qua nghề liệm xác. Sự khác biệt gay gắt, dường như không có chút điểm chung nào giữa âm nhạc và dọn dẹp xác chết gây tò mò cho khán giả, khiến họ thắc mắc liệu chuyện gì sẽ xảy ra với người nhạc công ấy, anh ta có làm nổi công việc này không, gia đình anh ta sẽ phản ứng ra sao…

Mâu thuẫn càng sâu sắc, động lực càng mạnh mẽ thì nhân vật sẽ càng rõ nét, ấn tượng, thuyết phục. Nhân vật Cobbs trong Inception, bị buộc tội giết vợ oan uổng, không dám quay về nhà, không được gặp mặt các con. Tình yêu – như Sherlock từng nói – luôn là động lực mạnh mẽ nhất, hơn cả thù hằn. Khi Cobbs vì muốn được về bên các con mà chấp nhận một phi vụ mạo hiểm, gần như bất khả thi, khán giả cảm thấy rất đáng tin, đúng là một người bố cùng quẫn sẽ bất chấp tất cả để được gặp lại con mình. Hay như John Wick, vợ vừa chết lại có mấy thằng trẻ trâu đến cướp con xe, giết hại dã man chú cún mà vợ anh tặng, anh Wick không giết cả lò chúng nó mới là lạ :).

thumb_my-name-is-john-wick-you-killed-my-dog-prepare-14939259.png

Tạo ra được một nhân vật có tương phản hay, động lực rõ ràng đã khó, duy trì, phát triển được những tính cách, động lực ấy còn khó hơn. Nhân vật Sasuke trong Naruto ban đầu là một nhân vật sắc nét: một đứa trẻ thiên tài với quá khứ bi đát. Mối thù với người anh trai đã giết cả nhà là động lực chính chi phối các hành động, quyết định của Sasuke. Cậu ta từ bỏ mọi thứ tốt đẹp mình có để đi theo Orochimaru, tìm kiếm sức mạnh đen tối. Mâu thuẫn này cũng tạo điều kiện nền tảng làm nổi bật tình bạn gắn kết, vô tư cũng như sự đối đầu sâu sắc giữa Naruto và Sasuke.

Tuy vậy, nhân vật dở đi kể từ khi Itachi chết và ô là la, hoá ra anh ta không phải kẻ xấu, anh ta giết cả họ không phải vì độc ác mà là hi sinh vì nghiệp lớn. Itachi từ nhân vật phản diện một chiều (tao giết vì tao ác), trở thành nhân vật có mâu thuẫn nội tâm sâu sắc, có nỗi đau không tưởng (tao không muốn giết nhưng tao phải làm thế). Cùng phương pháp này, J.K.Rowling đã tạo ra một trong những nhân vật tưởng-phản-diện-hoá-ra-không-phải đáng nhớ nhất – giáo sư Snape. Trái lại, Sasuke trở nên mất phương hướng, biến thành nhân vật tao ác không hiểu vì sao tao ác. Ban đầu, bản chất của Sasuke là một đứa trẻ tốt nhưng mụ mị vì báo thù (nên đáng thương, đáng cảm thông). Sau khi hết lý do báo thù ông anh, cậu ta lập tức tìm kẻ khác để… ghét, để báo thù. Sasuke đánh mất hết những khía cạnh gây đồng cảm với độc giả mà ban đầu cậu ta có. Cậu ta không phát triển qua các sự kiện bước ngoặt đã diễn ra mà dường như quay trở lại bước ban đầu: lại thù hằn, lại giết vì thằng nào đó làm hại cả nhà tao :).

0d6dd020d64088bdeb44016f17236e65cbe04650_hq.jpg

Tuy rằng sau cùng Sasuke trở lại phe thiện, nhưng đã tạo ra một đoạn dài lung tung và mờ nhạt. Rất đáng tiếc với một khởi đầu xuất sắc như vậy.

Từ ngày mình học workshop ấy, mình đã xem phim, đọc sách khác hẳn đi. Mình hiểu hơn tại sao một nhân vật lại khiến mình thấy hấp dẫn, thú vị. Điều này giúp mình luôn có thể phân tích tường tận tại sao mình thích cái gì thay vì chỉ “tao thấy thích thì tao thích thôi!”, hehe.

 

 

 

Từ đời thật lên trang sách,

Có một câu nói nổi tiếng của Oscar Wilde rằng:

Man is least himself when he talks in his own person. Give him a mask, and he will tell you the truth.”

(con người ít là mình nhất khi họ mang danh mình mà nói. Cho họ một chiếc mặt nạ và họ sẽ nói bạn nghe sự thật)

Điều này phần nào phản ánh bản chất của nghệ thuật. Con người dùng trí tưởng tượng để tái tạo thế giới qua một lăng kính mới. Âm nhạc, văn học, điện ảnh, hội hoạ… đều xuất phát từ trí tưởng tượng, khả năng tái tạo thế giới qua góc nhìn cá nhân, và cả hơn thế nữa, tạo ra một thế giới khác.

Gốc rễ, thông điệp của mọi tác phẩm đều hướng tới một thế giới tử tế hơn. Những xúc cảm, suy nghĩ ấy là thật, từ một con người đang tồn tại. Thế nên, xem một bộ phim khoa học giả tưởng về một hành tinh, một giống loài không có thật… lại có thể gây tác động tới đời sống thật của người xem. Sự đồng cảm ấy không tự nhiên mà có, nó nảy sinh từ sâu bên trong quá trình tạo ra tác phẩm và bản thân tác giả.  Nếu câu chuyện không thuyết phục được chính người tạo ra nó thì không hi vọng gì nó khiến khán giả tin.

Không ngạc nhiên khi nhiều tác phẩm kinh điển có vô số điểm chung hoặc xuất phát từ chính đời thật của tác giả. Đại gia Gastby cùng nàng Daisy với F. Scott Fitzgerald và vợ Zelda, Mary Poppins và tuổi thơ của P. L. Travers (hãy xem thử Saving mr.Banks nha), Winnie the Pooh và gia đình A. A. Milne (phim Goodbye Christopher Robin), Peter Pan và J. M. Barrie (xem phim Finding Neverland nha), Beatrix Potter và Thỏ Peter (phim Miss Potter), Gió qua rặng liễu và Kenneth Grabam, hay H.C.Andersen và Nàng tiên cá… Trong giới hạn bài viết này mình chỉ muốn nói về việc sáng tác cho trẻ em nói chung và picturebook nói riêng.

Read More »

Một cuốn sách xấu xí?

Có một câu mà tôi luôn hỏi những độc giả là phụ huynh rằng liệu họ chọn hết sách cho con mình hay để lũ trẻ tự lựa chọn. Phần lớn phụ huynh trả lời họ thường chọn hộ bọn trẻ, tin tưởng rằng người lớn mới đủ nhận thức để đánh giá, phân loại sách nào là tốt, là phù hợp cho con mình. Có một số ít bậc cha mẹ thì chọn phương án 50-50, cho phép trẻ con được chọn mua một nửa.

Vậy các ông bố bà mẹ dựa trên những tiêu chí nào, tiêu chuẩn ra sao để đánh giá một cuốn sách là tốt, là hay, rằng con mình sẽ thích đọc? Liệu có những sai lầm hay định kiến gì có thể tồn tại ở đây?

Những cuốn sách được coi là không thích hợp với trẻ nhỏ, trước hết thường do đề tài chúng đề cập tới. Ví như cái chết, bạo lực, tình dục… những câu chuyện có nhiều tình tiết quá đáng sợ, hoặc quá đau buồn, tiêu cực. Có không ít những cuốn sách thiếu nhi kinh điển của thế giới từng bị liệt vào danh sách “có hại” cho trẻ nhỏ. Ví dụ cuốn Ở nơi quỷ sứ giặc non (Where the wild things are) của tác giả Maurice Sendak, tác phẩm từng đoạt huân chương Caldecott năm 1964, bán được hơn 20 triệu bản trên toàn thế giới và đến nay vẫn luôn nằm trong danh sách bán chạy nhất. Bản thảo này ban đầu bị nhiều biên tập viên từ chối, cho rằng câu chuyện vô nghĩa, lại có quá nhiều yếu tố đáng sợ, kinh dị, trừng phạt… không phù hợp với trẻ em. Hay cuốn Alice ở xứ sở thần tiên bị đánh giá là chơi chữ quá phức tạp, có nhiều chi tiết ám chỉ sử dụng thuốc, và Alice thì thiếu cá tính, không có chính kiến. Hay cuốn Winnie the Pooh thì quá sướt mướt…

Alice with the Duchess, illustration from 'Alice in Wonderland' by Lewis Carroll (1832-9) (colour litho)
Alice with the Duchess, illustration from ‘Alice in Wonderland’ by Lewis Carroll (1832-9) (colour litho)

Vấn đề này phụ thuộc vào góc nhìn của người đọc, đặc biệt ở đây chính là những độc giả người lớn. Chúng ta nhìn vào tổng thể câu chuyện hay chỉ xét đoán trên một số chi tiết, khía cạnh nhỏ lẻ. Đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng Nhật Bản, người sáng lập ra hãng phim Ghibli – Hayao Miyazaki từng bày tỏ quan điểm kể chuyện cho trẻ em của ông: quan trọng là câu chuyện luôn mang tới một cơ hội thứ hai, một niềm hy vọng nào đó. Một tác phẩm dù có đau buồn, tăm tối đến mấy nhưng cuối cùng vẫn làm nổi bật lên những thông điệp tích cực thì chưa chắc đã là không phù hợp với trẻ nhỏ. Trong cuốn Ở nơi quỷ sứ giặc non, tuy rằng nhân vật chính – cậu bé Max là một đứa trẻ nghịch ngợm, có phần ngỗ ngược, dỗi mẹ và dám bỏ nhà đi nhưng cuối cùng, khi đã được tự do rong chơi bên những quỷ sứ giặc non y như mình, cậu lại nhớ nhung cảm giác được yêu thương. Và chi tiết đắt giá nhất của câu chuyện là khi cậu trở về nhà, có một bát súp còn nóng đang chờ sẵn. Điều đọng lại ở tác phẩm này không phải là sự nghịch phá của Max mà là sự bao dung, yêu thương vô bờ của mẹ cậu.

Các nhân vật được minh họa trong Ở nơi quỷ sứ  giặc non (Where the wild things are) của tác giả  Maurice Sendak gây tranh cãi do dáng vẻ kỳ cục.
Các nhân vật được minh họa trong Ở nơi quỷ sứ giặc non (Where the wild things are) của tác giả Maurice Sendak gây tranh cãi do dáng vẻ kỳ cục.

Không phải đề tài của câu chuyện mà chính là cách kể, cách truyền đạt quyết định việc tác phẩm có phù hợp với trẻ em hay không. Các tác giả muốn truyền đạt điều gì, muốn cho các em một cơ hội thứ hai, một niềm hy vọng hay không. Trẻ con cũng có nhiều trải nghiệm phong phú, tuy thời gian không thể bằng người lớn nhưng không có nghĩa chúng ta bỏ qua những trải nghiệm ấy. Ví dụ như câu chuyện về cái chết, trẻ con hoàn toàn có thể đã tiếp xúc với vấn đề này, mất mát người thân hoặc đơn giản là một chú chó. Vậy nên, vội vã quy kết các em sẽ sợ hãi khi đọc những câu chuyện về đề tài này thì thật thiếu thỏa đáng. Trong cuốn Vịt, Cái chết và hoa Tulip (Duck, Death and the Tulip) của tác giả người Đức Wolf Erlbruch, cái chết đã được diễn giải một cách vừa giản dị, dịu dàng vừa hết sức thơ mộng. Cái chết ở đây không mang hình ảnh đáng sợ, tăm tối mà trái lại nhẹ nhàng, âm thầm, luôn song hành với cuộc sống lúc buồn, lúc vui của chú vịt. Cho tới khi vịt đã sống trọn vẹn một cuộc đời thì cái chết tiễn vịt đi với một bông hoa tulip.

Quan điểm của tôi khi sáng tác lẫn biên tập sách cho thiếu nhi là trước hết cuốn sách ấy có gây được sự đồng cảm với các em không. Nếu các em buồn thì những nỗi buồn ấy cũng cần được thừa nhận, nếu các em mắc lỗi thì các em cũng xứng đáng được tha thứ, được thêm một cơ hội nữa. Đó hẳn là lý do cậu bé Max của Maurice Sendak được yêu quý đến vậy, vì Max không giả vờ là một cậu bé ngoan, nghe lời người lớn răm rắp. Max thành thật.Và chỉ những cuốn sách thành thật mới có thể được hiểu, được đồng cảm.

Trẻ em có cách nhìn nhận thế giới khác với người lớn. Người lớn thường hay lo lắng rằng các em sẽ không hiểu điều này, điều khác. Các em hiểu theo cách khác người lớn chưa chắc là các em đã sai. Tôi nghĩ rằng khi đọc một lượng sách đủ nhiều, tự mỗi người sẽ hình thành được một bộ lọc tương thích với bản thân mình, sẽ nhận định được cái gì phù hợp với mình cái gì không. Cũng giống như tiêm phòng, hệ miễn dịch phải được tiếp xúc với căn bệnh mới có thể biết cách chống lại được. Thêm nữa, không phải đọc xong một cuốn sách nói về lòng hiếu thảo là ngay lập tức các em sẽ hiếu thảo ngay, cũng như không phải lỡ đọc phải một cuốn sách dở là các em sẽ hư hỏng được luôn. Chưa kể, thu hút được sự tập trung, sự vui thích của trẻ con không hề đơn giản chút nào. Một cuốn sách các em không đồng cảm, không yêu quý thì các em cũng sẽ không nhớ. Và trẻ em đủ thông minh để biết chúng thích cái gì.

Đọc là một quá trình dài và kiên nhẫn. Tác dụng của việc đọc cũng phải được thẩm thấu qua thời gian. Điều quan trọng hơn cả là phải xây dựng được thói quen đọc cho trẻ con. Muốn làm được việc này cần phải để các em tìm cho được cuốn sách các em thích. Và càng đọc nhiều, đọc phong phú thì khả năng tìm thấy sẽ càng cao. Nếu gò ép các em đọc những cuốn sách mà chúng ta cho rằng hay (mà chưa chắc các em đã thấy hay) rồi cấm các em đọc những cuốn chúng ta nghĩ là dở thì sẽ dễ khiến các em cảm thấy rằng đọc chẳng có gì thích thú, đọc thật mệt mỏi. Việc tốt nhất người lớn có thể làm là tạo ra một môi trường mà trẻ em có thể tiếp cận với sách dễ dàng nhất, thoải mái nhất, tự do nhất.

Lần tới khi các bạn xét đoán một cuốn sách có xấu xí, có không phù hợp hay không, hãy thử cho các em cùng tham gia bàn bạc, quyết định xem sao.

———————————————————————————

bài viết cho tạp chí Tia sáng (nhân dịp 1.6 :p), được đăng tải tại đây.

Book-graphy

Liệt kê những cuốn picture book mình đã từng làm từ bấy đến giờ (◡‿◡✿), chia theo các hạng mục:

I. Tự làm từ A đến Z, được xuất bản (cả bán và không bán).

1. Nắng ơi là nắng (2012)

Nangoilanang_2012_TRANG BIA copy

 

Truyện đầu tiên được xuất bản nên nó đặc biệt mang nhiều ý nghĩa và kỷ niệm với mình. Yêu nó vô cùng luôn! (như các bạn có thể thấy tên blog này của mình là Cốm ơi là cốm =))) )

Cái truyện đã khiến bao người tự hỏi là: tác giả là người Việt thật sao? =)) (ôi tôi bị chối bỏ trên chính quê hương mình ; v ; ). Chuyện kể về bạn Hươu con vì quá thương mẹ làm việc ở vườn cam dưới trời nắng nóng nên đã bắc thang bắc ghế lên nuốt luôn cả Mặt Trời :p….

2. Xanh thật là xanh (2013) (preview: tại đây)

bia co ten copy

 

Truyện này có sự gắn bó mật thiết với bản thân mình, là ước vọng sâu thẳm không thầm kín của mình hiehie. Mà ai đọc cũng bảo con bé nhân vật chính giống hệt mình luôn =)))))) (chính là hình tượng bản thân).

Chuyện về một cô bé vì ghét ngủ trưa vô cùng nên mỗi ngày lại biến thành một thứ gì đó không ngủ trưa. Và hôm nay cô bé biến thành một cái cây…

3. I have a crush on you (2013) (preview: tại đây)

bia copy

 

Ôi đây là câu chuyện mình nghĩ ra trong 15ph trên tàu từ Nha Trang về Hà Nội và vô tình thế nào nó đã trở thành cuốn picture book ♥ đầu tiên mình được xuất bản (để bán). Internet hit thứ 2 của mình chệp.

Nhưng đôi lúc nghĩ, mình cũng không muốn câu chuyện này cứ bám vào mình mãi. Thế thì khổ thân mình lắm =)).

4. Một chuyện lòe loẹt (2014) (preview: tại đây)

truyện này lúc cuối tâm trạng chạm đáy quá nên phần typo nhìn hơi chán híc!
truyện này lúc cuối tâm trạng chạm đáy quá nên phần typo nhìn hơi chán híc!

Truyện sắp được in trong năm nay :). Truyện này gây cho mình vô vàn vô vàn đau khổ trong suốt quá trình làm (⊙︿⊙✿). Mà thực sự mình cũng chưa hài lòng 100% với kết quả cuối cùng, nếu mình kiểm soát tốt hơn cảm xúc trong khi làm việc thì chắc truyện này sẽ khá hơn, híc.

II. Minh họa và (dám) thêm thắt (đôi khi là tàn nhẫn) vào phần nội dung

1. Gấu vuông (2013): (preview: tại đây)

bia 1 copy

 

Quyển này vẽ vui vô cùng!!!!!

 

2. Sói Út (2013): (preview: tại đây)

bia 1 copy

Cuốn này mình đã “đắc tội” can thiệp dã man vào nội dung mà không bàn với tác giả trước T.T, tý nữa tưởng là chị em không nhìn mặt nhau nữa rồi. May mà nhà thơ rộng lượng hihihi (ღ˘⌣˘ღ)

3. Mía đường hay vội (2013)

bia_pa 2 copy

Cuốn này vừa vẽ vừa muốn… bóp cổ tự tử =))). Sách do NXB KĐ ấn hành, các bạn có thể mua ở các nhà sách, tuy là bản in ra chả hiểu sao nhìn bạc phơ bạc phếch -__- *rất là đau khổ*.

Có mấy truyện đang vẽ trong 2014 thì chưa xong, chưa in nên cũng chưa đưa vào mục này luôn (◡‿◡✿)

III. Truyện tung Internet (biết đâu lại được xuất bản)

[Đã hoàn thành]

1. ♥ monster (2011) (đọc tại đây)

204732_1966314353449_1915759_o copy

 

Vâng đây chính là cái truyện mình đã được hơn 1 triệu lượt like trên FB vào thời điểm nó trở nên viral =))).

2. Just say cheese (2012) (đọc tại đây)

bia

 

Truyện này thấy cũng được nhiều bạn thích, mà không bằng ♥ monster :p.

3. Thỏ thộn & gấu ngu hiểm (2011) (đọc tại đây)

tumblr_mv2ry3WhNZ1rj68xlo1_1280

truyện này vẽ hồi tháng 12/2011, vẽ cho thằng bạn đi tán gái =)).

[Đang vẽ tiếp]

4. Sounds from Tokyo (2014) (preview: tại đây)

Âm thanh từ Tokyo
Âm thanh từ Tokyo

Đây là một project khá đặc biệt, khác hẳn với những truyện mình từng làm từ trước đến giờ. Để biết chi tiết, các bạn hãy click vào link preview để đọc nhé :))))). Hoặc có khi theo dõi blog mình thường xuyên chắc cũng biết chuyện phần nào, chẹp (⊙‿⊙✿).

5. Rung ra rung rinh (2012) (preview: tại đây)

trag3 copy_s

 

Truyện này mình rất rất thích , chắc chắn một ngày sẽ hoàn thành nốt (ღ˘⌣˘ღ).

Và còn nhiều chuyện lặt vặt, truyện tranh một trang, nhật ký bằng tranh, kịch bản trên giấy, bản thảo….. hầy, lúc nào cũng thấy mình lười chảy thây, không biết bao giờ mới hoàn thành xong hết được đống này =_= . 

Mà thôi nhìn lại thấy cũng không đến nỗi quá tệ hén, cố gắng trong 2014 hoàn thành thêm 2 cuốn nữa 😀 *tung hoa* *tự vai* 

bài học

Có một điều ám ảnh trong các tác phẩm (từ sách truyện đến phim ảnh, kịch nghệ…) – mà chính xác là ám ảnh các tác giả – dành cho thiếu nhi ở Việt Nam từ bấy đến giờ: câu chuyện này dạy bài học gì?

Câu hỏi thường xuyên của các bậc “người lớn”: truyện này có giá trị gì, dạy trẻ con cái chi chi? 

Mình không bao giờ nghĩ tới vấn đề này trong lúc sáng tác (xin lỗi các bậc “người nhớn”). Cơ bản, mình không muốn dạy dỗ ai cả (mà mình cũng chẳng có khả năng sư phạm) và lo lắng về chuyện này là vô ích. Bởi mọi câu chuyện tự thân sinh ra (có chủ đích) đã có một ý nghĩa nào đó rồi.

Thật, bạn cứ thử nghĩ xem, làm gì có chuyện gì kể ra mà không thể “học” được điều gì (có điều là hay hay dở thôi). Có những câu chuyện chỉ kể về cảm xúc (vui, buồn, đau khổ, phấn khích, lo âu…), cái khác lại về những sự kiện, về lịch sử, về văn hóa, về một ý tưởng, một suy nghĩ, một chút quan sát… Những câu chuyện là những trải nghiệm (và ý tưởng) – từ tác giả đưa tới cho độc giả. Trải nghiệm lại không phải là ‘học tập’ sao? Làm ra cái mới không phải là sản phẩm cao nhất của việc ‘học tập’ hay sao?

Ngay cả những câu chuyện nghe qua có vẻ rất nhảm nhí như con vịt ngày nào cũng vào quán bar hỏi có bán đinh không. Một ngày kia nó không hỏi đinh mà lại hỏi có bán gạch không. Tất nhiên, chủ quán trả lời không. Thế là con vịt lại hỏi thế bác có bán đinh không. ‘Bài học’ ở đây có thể là sự ‘kiên trì’ mà không có suy nghĩ thì sẽ không dẫn tới một kết quả gì hết, hay nói rộng ra thì tư duy lối mòn sẽ chỉ mắc kẹt trong những ngõ cụt.

Vấn đề của những người kể chuyện chỉ là kể làm sao cho hay, cho chân thật, khéo léo bày tỏ sự tôn trọng với độc giả bằng việc không đập thẳng vào mặt họ những bài học giảng giải, đánh vần từng chữ kiểu họ bị mù chữ. Thật ra, mình nghĩ trẻ con vốn rất thông minh, chưa kể chúng có sức tưởng tượng phi thường, chúng ta không cần phải câu nệ thuyết giáo đạo đức cho chúng. (à, ‘đạo đức’ lại một khái niệm tương đối khác)

Sáng tác mà cứ phải đặt vấn đề dạy dỗ lên hàng đầu thì sẽ giống lên lớp, giảng cho kịp, cho đúng giáo án. Thế chả vui! Cả người dạy lẫn người nghe đều vậy. Chơi mới thích. Chơi đúng kiểu mới là cách học hay ho nhất.

PICTURE BOOKS: dành cho ai?

Sách tranh (tạm dịch Picture Book) gần đây bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam, chủ yếu được khai thác là dòng sách dịch và một số nỗ lực sáng tác ban đầu hướng tới đối tượng độc giả thiếu nhi. Tuy nhiên, như một dạng thức nghệ thuật văn chương, sách tranh luôn mở rộng chính nó và dường như không ngừng tìm cách xoá đi những định kiến về “độ tuổi” của độc giả mà nó hướng tới, bằng sự giàu có đa dạng của các dạng thức sách tranh khác nhau.

Shaun Tan, sinh năm 1974 tại Australia, nổi tiếng hơn cả với những sách tranh quan tâm tới nhiều chủ đề xã hội, chính trị, lịch sử rộng khắp với ngôn ngữ hình ảnh siêu thực, tràn đầy tưởng tượng. Năm 2011, anh đã nhận giải thưởng Astrid Lindgren danh tiếng, vì những đóng góp cho văn chương trẻ em thế giới.

Shaun-Tan.jpg

Tuy nhiên, các tác phẩm sách tranh của anh, như anh khẳng định, không bao giờ được sáng tạo với ý nghĩ chỉ hướng về độc giả trẻ em, mà hướng về độc giả nói chung. Mỗi cuốn sách tranh trở thành một thể nghiệm về hình ảnh và câu chuyện trong ngôn từ.

Tiểu luận dưới đây được dịch từ bài viết PICTURE BOOKS: who are they for? đăng tải trên website của tác giả.

Website: www.shauntan.net

Sách tranh: dành cho ai?

Một câu tôi thường xuyên được hỏi hơn cả như một người làm sách tranh là “Anh viết và minh hoạ cho ai?” Hơi khó trả lời, vì tôi không nghĩ nhiều về điều này cho lắm, khi tôi làm việc một mình trong một studio nhỏ và hầu như không bận tâm gì về độc giả. Thực tế, một vài điều có thể làm tôi xao lãng hơn trong việc cố gắng diễn đạt thật tốt ý tưởng, hơn là việc cân nhắc xem có thể độc giả sẽ phản ứng ra sao.

Dẫu thế nào đi nữa, tôi ngờ rằng phần nhiều nghệ thuật ở mọi phương tiện được làm ra mà không có chủ ý ban đầu về việc nó sẽ được tiếp nhận như thế nào, tiếp nhận bởi ai. Nó thường không đặt mục tiêu tiếp cận tới một khán giả xác định trước nào cả, mà đúng hơn là nó xây dựng một hình ảnh khán giả cho chính mình. Trước và trên hết, trách nhiệm của nghệ sĩ nằm ở chính bản thân tác phẩm, tin rằng nó sẽ mời gọi sự chú ý của người khác bằng sức thuyết phục của nó.

Bởi vậy, thực sự khá bất thường khi hỏi “bạn làm điều đó cho ai?”. Dẫu vậy, đó là một câu hỏi đã được đặt ra thiết yếu ở những tác phẩm sách tranh của tôi như Thế Rabbits, The Lost Thing và The Red Tree, những tác phẩm xoay quanh các chủ đề như quá trình thực dân, chế độ quân liêu, sự hài hước kì lạ, nỗi tuyệt vọng và sự cô đơn, thường theo một cách thức lạ lùng hay bất thường.

Dĩ nhiên lí do khá hiển nhiên. Ý tưởng của một cuốn sách tranh, như một dạng thức nghệ thuật văn chương, thường bị gắn kèm vô số các giả định ngầm: các sách tranh thường khổ rộng, nhiều màu sắc, dễ đọc và rất đơn giản trong tuyến truyện cũng như cấu trúc, không quá dài và (quan trọng nhất) được làm ra độc quyền cho một nhóm khán giả nào đó, là trẻ em, đặc biệt ở các lứa tuổi nhỏ. Sách tranh thường được đặt trên các giá của tiệm sách, thư viện, phòng chờ, phòng ngủ cho trẻ em nhỏ, nơi chúng hiển nhiên thuộc về. Sách tranh thường đồng nghĩa với Văn Chương Trẻ Em. Nhưng đây có phải là điều kiện cần của tự bản thân hình thức nghệ thuật này? Hay đó chỉ là một quy ước văn hoá, phần nhiều là để đáp ứng những trông đợi đã có sẵn, những định kiến về thị trường và diễn ngôn văn chương?

Sự đơn giản của một cuốn sách tranh về mặt cấu trúc tự sự, sức hấp dẫn thị giác và thường ngắn– như-một-ngụ-ngôn dường như một lời đề nghị rằng nó thực sự phù hợp một cách lý tưởng với bạn đọc thanh thiếu niên. Nó sẽ phơi bày và kể chuyện, một ô cửa sổ cho việc học “đọc” trong nghĩa rộng của từ này, khám phá các quan hệ giữa từ ngữ, hình ảnh và thế giới mà ta trải nghiệm mỗi ngày. Nhưng đây có phải là một hoạt động kết thúc cùng với tuổi thơ, và ở điểm nào đó, chúng ta dễ dàng thích ứng việc hoàn thành một phương thức này để chuyển sang một phương thức khác?

Sự đơn giản chắc chắn không loại trừ sự tinh tế hay phức tạp; chúng ta vốn biết rằng sự thật khác kia. “Nghệ thuật”, Einstein nhắc nhớ chúng ta, “là sự diễn đạt những suy tư sâu sắc nhất trong cách thức đơn giản nhất.”

Và thật rõ ràng các độc giả nhiều tuổi hơn, gồm cả bạn, cả tôi, vẫn còn hứng thú với cuộc chơi đầy tưởng tượng của việc vẽ tranh, tô màu, kể chuyện, và học nhìn sự vật trong những cách thức mới. Không có lí do gì mà một câu chuyện có tranh 32 trang lại không thể có được sự hấp dẫn ngang ngửa với độc giả tuổi teen và người lớn như là chúng hấp dẫn với trẻ em. Rút cục, các phương tiện truyền thông thị giác khác như phim, truyền hình, hội hoạ hay kiến trúc không phải chịu tiên kiến hẹp hòi về khán giả như vậy. Tại sao lại là sách tranh? Thật thú vị để quan sát rằng khi tôi vẽ tranh cho các triển lãm ở gallery, tôi không bao giờ bị hỏi rằng tôi đang vẽ cho ai.

Tuy nhiên, thay vì nói về những khác biệt giữa những người đọc ít tuổi hơn và nhiều tuổi hơn, tôi muốn nghĩ nhiều hơn về những điểm chung mà họ chia sẻ. Cụ thể, tất cả chúng ta đều thích chơi. Chúng ta thích nhìn sự vật từ những góc bất thường, nỗ lực tìm kiếm những sự phát kiến thơ trẻ trong cái bình thường, và mang tưởng tượng của ta để tra vấn những kinh nghiệm hàng ngày. Tại sao những thứ này lại tồn tại theo cách chúng đang là? Chúng có thể khác như thế nào?

Là một nghệ sĩ, những hoạt động “trẻ con” này choán lấy tôi khi tôi vẽ tranh và làm ra các câu chuyện, và chúng không buộc phải toan tính cho bất cứ một độc giả cụ thể nào. Quan trọng là các ý tưởng, cảm giác, các bức tranh và những từ ngữ dựng xây nên chúng. Chúng có thể vui nhộn cỡ nào và làm thế nào lật nhào các trông đợi thông thường của chúng ta? Đâu là những con đường để điều gì đó có thể được tái hiện hiệu quả nhất, có thể mời gọi ta nghĩ và đặt câu hỏi về thế giới mà ta sống trong nó?

Đây có thể là câu hỏi chính yếu với tôi, không chỉ như một nghệ sĩ mà còn (hầu như) là một con người hoạt động, là câu hỏi mà tôi tự hỏi mình thường xuyên, không hẳn ý thức về một câu trả lời cố định. Viết và vẽ chủ yếu là thử những điều khác biệt dựa vào linh cảm và trực giác, thường trong cách thức vui tươi và ngớ ngẩn, và rồi nhìn lại chúng với con mắt phê bình để xem chúng có thể tạo nghĩa gì không khi thử ném trả lại nền tảng kinh nghiệm đã sống trải. Những vật thể tượng tượng này có thể đứng như là những ẩn dụ giàu ý nghĩa? Chúng có “tạo nghĩa” vì chính chúng, mà không cần phải được thúc đẩy? Là một nghệ sĩ không phải là để điều khiển các vật thể hay khán giả quá nhiều như đánh giá không ngừng một chuỗi những ý tưởng huyền bí và ngẫu nhiên. Cuốn sách tranh của tôi The Lost Thing, xuất bản năm 2000, ban đầu chỉ là phác thảo nguệch ngoạc vu vơ trong một cuốn sổ phác thảo, và với tôi, rất nhiều câu chuyện bắt đầu theo cách này, khá ngẫu hứng và không có một nỗ lực nghiêm trọng nào. (Nỗ lực nghiệm trọng của việc “tôi sẽ viết một câu chuyện tuyệt hay” thường chỉ kết thúc bằng những thất bại thảm hại!

Nếu không sẽ tệ hơn thế.) Bản vẽ nghuệch ngoạc vẽ một người đàn ông vẻ như đang nói chuyện với một con cua trên một bãi biển, ý tưởng đến từ việc xem bức hình một con cua đá xanh nhỏ trên bìa một tờ tạp chí về tự nhiên và rất đơn giản, tôi tưởng tượng nó là một con cua khổng lồ, thay vì là một con cua bé xíu (bởi vậy người đàn ông chỉ ở đó để làm nền cho quy mô này). Tôi làm hàng trăm phác thảo nhỏ hàng năm, hầu như tôi không có nhiều ấn tượng với chúng, nhưng phác thảo này lại vang động trong tôi nhiều câu hỏi. Sinh vật này đến từ đâu, và quan trọng hơn, tại sao chàng trai đang nói chuyện với nó chứ không chạy đi… Mình sẽ làm gì nếu mình là cậu chàng đó?

Sau một năm và rất nhiều bản nháp, các ghi chú, các bức vẽ, tranh và các thiết kế sau đó, The Lost Thing cuối cùng trở thành một câu chuyện rất khác với câu chuyện tôi đã trông đợi, và thật ý nghĩa khi làm việc trên vô số các cấp độ, bằng việc tiếp cận trí tưởng tượng phê phán của người đọc, bằng việc hỏi nhiều hơn các câu hỏi mở, bất kể trí tưởng tượng đó thuộc về một đứa trẻ hay người lớn. Nó vừa đơn giản vừa phức tạp – phụ thuộc vào việc người đọc chọn hiểu nó như thế nào (điều này cũng như với bất cứ câu chuyện thú vị nào, bao gồm cả những chuyện đời nói chung).

Mọi người hẳn sẽ quen thuộc với câu chuyện này; một ngày một cậu bé phát hiện một con vật bị mất, con vật đã được thuần hoá và rất thân thiện, và cậu cố gắng tìm xem ai là chủ nó hoặc nó thuộc về nơi nào. Phần lời đề xuất một chút khác biệt nho nhỏ trong cách nhìn; loài vật trong câu hỏi được miêu tả chỉ như một “vật đã mất” và sự khác biệt là để nói về việc câu chuyện được sắp đặt ở đâu, hoặc ai đó có thể đang kể nó. Nhưng thế là đủ để chúng ta nhận ra cái gì đang tiếp diễn. Sau rất nhiều nỗ lực thất bại, cậu bé cuối cùng khám phá một cái gì đó xuất hiện ở một cái nhà hợp với con vật bị mất. Câu chuyện kết thúc, dù không có kết luận cụ thể nào được đưa ra.

Bên trong lớp vỏ tự sự đơn giản này, tri nhận của ta được chơi đùa và sự hiểu của ta bị thách thức. Với điểm mở nút, “vật cưng lạc” không như bất cứ thứ gì chúng ta thường hay trông đợi. Đó là một con quái vật tua vươn dài khổng lồ, không hẳn là động vật hay một cỗ máy, không có chức năng hay nguồn gốc cụ thể. Sự hài hước, tính vô đích và sự kì lạ nảy ra từ mọi thứ quanh nó, nó nằm trong một không gian với một cảm giác sâu hơn là chỉ “bị lạc”. Môi trường được miêu tả trong các tranh ở đây cũng chống lại mọi cách đọc đơn giản: một thủ phủ công nghiệp không cây cối đầy các ống nước quá tải, những kiến trúc phi nhân và kì bí, những bầu trời xanh lá cây và các cư dân ủ rũ. Hơn nữa, không ai chú ý chút nào tới sinh vật thất lạc, bất kể sự hiện diện đứt gẫy của nó như là một sự phi lí hiển nhiên. Còn gì nữa? Một hành lang giữa cái quen thuộc và sự xa lạ đã mở ra và người đọc không thể không đặt câu hỏi trong sự vắng mặt của mọi lời giải thích.

Tự sự ngôi thứ nhất là một chủ ý trung tính; sự huỷ bỏ ngẫu nhiên không có kết luận. “Đó là câu chuyện”, cuối cùng cậu bé nói với chúng ta. “Không đặc biệt sâu sắc, tôi biết, nhưng tôi không bao giờ từng nói nó là vậy. Và đừng hỏi tôi bài học ở đây là gì.” Thậm chí lời quảng cáo trên bìa bốn cũng chẳng nói gì về nó; không có ý nhấn mạnh nào là có gì đó “được diễn giải một cách chính xác” ở đây.

Bất cứ ý nghĩa thực thụ nào đều ở lại với người đọc để tìm chính họ, hơn là được khẳng định bề mặt hay ám chỉ, với sự dũng cảm kiếm tìm cách đọc sâu vào hình ảnh với văn bản khá tối giản. Tại sao những màu sắc này lại bị giới hạn bởi những màu nâu và xám công nghiệp? Tại sao lại có những đoạn sách giáo khoa vật lý, đại số và giải tích đóng khung mọi cảnh, và chữ viết tay trên giấy nháp có kẻ dòng? Tại sao tất cả các ngôi nhà trông lại giống nhau, tại sao mọi thứ lại nhá nhem bóng tối, những hình ảnh đám mây này là gì? Không gian lạ lùng thoáng qua cánh cửa ở cuối thung lũng vô danh kia là gì? Thứ bị mất là gì?

Cuốn sách này không phải như thể một trò đố chấm câu bằng những manh mối, và cần được giải đáp. Không như một lời nói bí ẩn, không có một câu trả lời rõ ràng nào với những câu hỏi này, những câu hỏi vẫn mở ra đó. Chính tôi cũng tiếp tục tìm những ý nghĩa mới trong từ ngữ và hình ảnh tôi đã làm ra khi thực hiện câu chuyện này trong suốt quá trình một năm. Nó có thể được đọc như một sự phê phán lí tính tiện dụng, chẳng hạn, hay sự chuyển giao từ tuổi thơ tới tuổi trưởng thành; về giá trị của sự hài hước kì cục, nỗi ám ảnh của chúng ta với các phạm trù và với sự quan liêu, về chứng xa lạ, nỗi sợ chỗ chật hẹp, lòng vị tha, sự bất lực, hỗn loạn và khả năng của niềm vui ở những nơi mà điều này đã bị thủ tiêu.

Trong việc đặt câu hỏi về cuốn sách này, độc giả, một cách thiết yếu, đặt câu hỏi về chính trải nghiệm của họ trong việc tìm kiếm các kết luận cá nhân. Những khía cạnh nào quen thuộc, và tại sao? Nó nhắc nhớ bạn điều gì, hay làm bạn nghĩ về điều gì? Cuốn sách tranh này đã hoạt động thông qua những cộng hưởng như vậy hơn là sự thừa nhận, hay bất cứ lời rao giảng giáo khoa nào; các ý tưởng và cảm giác được gợi lên hơn là được giải thích.

Quay trở lại câu hỏi, “Bạn viết và vẽ cho ai?” Có thể câu trả lời tốt nhất tôi đưa ra là đây: cho những người đọc và ngắm nhìn. Nghĩa là, bất cứ ai tò mò, ai yêu thích sự lạ lùng, huyền bí và sự kì quặc, những ai thích đặt câu hỏi và sử dụng trí tưởng tượng của họ, và rồi chuẩn bị dành thời gian và sự chú tâm cho việc này. “Những cuốn sách không phải là một cách để người khác nghĩ trong không gian của chúng ta”, Umberto Eco viết, “mà ngược lại, chúng là những cỗ máy khiêu gợi những suy tư xa hơn.” Thất bại của người kể chuyện ở The Lost Thing trong việc cố gắng nhận ra ý nghĩa nào đó trong câu chuyện riêng của anh ta, việc anh ta xem nó là vô nghĩa đã chuyển trách nhiệm giải mã ý nghĩa đó vào tay người đọc. Với tôi, một cuốn sách tranh thành công là một cuốn sách trong đó mọi thứ hiện ra với người đọc như một đề xuất sự suy tư, bọc trong những dấu ngoặc kép vô hình, như muốn nói “bạn làm điều gì đây?”.

Cuối cùng, bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng tìm thấy độc giả của riêng nó, mời mọc họ làm những gì họ muốn thực hiện với ý tưởng này hay ý tưởng kia. Đây có thể là lí do chính mà The Lost Thing thành công với mọi kiểu người đọc, cả những người vốn khá lãnh đạm với sách tranh.

“Có quá nhiều thứ để học từ cuốn sách này, nhưng không có yêu cầu bắt buộc phải học chúng”, một nhà bình luận viết. “Người đọc có thể nhận nhiều hay ít tuỳ theo họ muốn.” Một nhà phê bình khác bình luận rằng “mặc dù vẻ tự nhiên, nhiều độc giả sẽ nhất định muốn tìm kiếm ý nghĩa và thực sự phong cách của cuốn sách mời gọi những câu hỏi như vậy.”

Cuốn sách xuất bản gần đây nhất của tôi là The Red Tree (2001). Ở cấp độ nào đó, như The Lost Thing, nó có thể được đọc như một trình bày, một phát biểu về cách tiếp cận của tôi với chính việc minh hoạ, và tiếp tục cuộc chơi với những mối quan hệ giữa hình ảnh, văn bản và ý nghĩa. Là một thách thức khác với quy ước sách tranh thông thường, nó không có câu chuyện, hầu như không lời, khá tăm tối trong nội dung, cũng không có nhiều nhân vật, không có mạch tiếp nối rõ ràng lập tức. Chỉ có một cô gái bất hạnh, vô danh lang thang qua những phong cảnh đứt nối. Ý tưởng ban đầu là một cuốn sách về các minh hoạ của những tình trạng cảm xúc khác nhau – niềm vui, nỗi sợ hãi, sự mơ hồ, v.v. – như một đứa trẻ có thể vẽ những bức tranh sặc sỡ cầu vồng hay âm u quỷ ám tuỳ thuộc vào tâm trạng của chúng, hay cách chúng ta sử dụng những bức tranh-lời phủ sắc trong ngôn ngữ hàng ngày như “ quay cuồng cả núi việc”, “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”“lửng lơ tận cung trăng” hay “kẹt trong khe đá”… chỉ là những cấp độ khác nhau nhằm thoát khỏi sự sáo rỗng buồn chán thường tình. Sau khi chơi đùa với chúng chút ít, tôi đã nhận ra rằng những cảm xúc đen tối hơn thường thú vị hơn, cả trên phương diện chủ đề lẫn hình ảnh, bởi vậy, cuốn sách rút cục là nỗi tuyệt vọng và sự đau khổ.

Tôi đôi khi cũng tự hỏi mình tại sao các minh hoạ của tôi lại thường có chủ đề đen tối như vậy: cái chết, thảm hoạ, nỗi tuyệt vọng, nhiều quái vật, những cỗ máy xấu xa, những bầu trời âu lo… Tôi cũng làm những thứ khác nữa, tất nhiên, nhưng tôi bị hấp dẫn với cái xáo trộn, không bạo lực hay đối đầu, chỉ “không hẳn đúng.” Có thể là vì những điều này khơi gợi nhiều suy nghĩ hơn là những gì tươi sáng, êm ái, cũng như không thể có kịch tính mà không có xung đột vậy. The Red Tree có thể đã là một cuốn sách tưởng thưởng những cảm xúc tích cực, nhưng tôi cảm giác những cảm xúc tích cực như vậy đã có thể tự quan tâm kha khá cho nó rồi; chính cái tối hơn, cái khó giải quyết dường như đòi hỏi nhiều hơn sự chiêm nghiệm, nhiều vấn đề tò mò hơn, luôn rối bời như một dấu hỏi chấm.

Nhìn chung, cuốn sách là sự trầm tư về nỗi đau khổ, khốn cùng, nỗi buồn chán, sợ hãi, cô đơn, lo âu, và “câu chuyện” thực sự kết thúc ở một nốt tích cực (sự yên tâm), cái mở ra cho diễn giải; một cái cây đỏ vô danh xuất hiện đột ngột, không lời giải thích, giữa một phòng ngủ nhỏ. Ở mọi bước đi, mối quan tâm của tôi là liên kết với độc giả bằng cách sử dụng trí tưởng tượng riêng của họ, trong nỗ lực tạo nghĩa cho những câu chuyện “chưa kết thúc” mà tôi đang biểu thị. Tranh minh hoạ là một hình thức khá độc đáo của diễn đạt kể-chuyện, thật hoàn hảo cho nhiệm vụ này, mời gọi trí tưởng tượng của độc giả nhằm rút tỉa phản ứng của họ trong việc tạo nghĩa cho tác phẩm, theo cách của riêng họ, bước đi của riêng họ.

Điều làm cho nghệ thuật và văn chương thực sự thú vị là nó biểu thị chúng ta với những sự bất thường, khuyến khích ta đặt câu hỏi về những gì chúng ta đã biết. Nó là sự quay trở lại của ta, đặc biệt khi ta đã là những bạn đọc nhiều tuổi hơn, với sự tồn tại của cái không quen thuộc, nó đề nghị một cơ hội khám phá lại những ý nghĩ mới mẻ thông qua những gì ta không thực sự nhận ra (như ta đã từng nhận ra thuở ban đầu.). Đây là chỗ sự đọc – hiểu hình ảnh có thể hoạt tác – và là những gì sách tranh có thể duy trì – để tiếp tục câu hỏi vui tươi đã khơi lên trong ta từ thời thơ ấu, về việc sử dụng tưởng tượng để tìm nghĩa và ý nghĩa trong cuộc sống ngày thường, trải nghiệm ngày ngày những gì có thể không được chú ý. Những bài học chúng ta học từ việc nghiên cứu tranh và các câu chuyện được áp dụng tốt nhất với nghiên cứu tương tự về cuộc đời nói chung – con người, nơi chốn, các vật thể, các cảm xúc, các ý tưởng và những mối quan hệ giữa chúng. Ở độ thành công nhất của nó, hư cấu đề xuất những phương tiện để diễn giải hiện thực, và tưởng tượng xem có bao nhiêu khả thể của diễn giải. Nhà tiểu thuyết Milan Kundera đã từng nói rằng chúng ta vẫn tiếp tục là những đứa trẻ, bất kể tuổi tác, bởi vì trong cuộc đời ta luôn gặp những điều mới mẻ thách thức ta hiểu chúng, và vì thế, một trí tưởng tượng được thực hành thực sự hữu ích hơn tất cả những tri thức có được một cách nhọc nhằn.

Nhã Thuyên dịch