Xây dựng nhân vật 101 (p1)

Mình đã từng viết về việc xây dựng nhân vật (cụ thể là động lực) trong bài này. Hôm nay mình sẽ viết thêm một chút nữa, vẫn là những gì mình học được (từ nhiều nguồn).

Để tạo dựng một nhân vật sinh động, đáng tin, đa chiều, có một mô hình tương đối dễ áp dụng: nhân vật 3D. Ba khía cạnh cơ bản để cấu thành một nhân vật gồm có:

1. Đặc điểm hình thức

(hình dáng, ngoại hình, visual nhận diện)

Những đặc điểm như: cao, thấp, béo, gầy, già, trẻ, màu da, độ tuổi, kiểu tóc, phong cách, trang phục, mặt mũi, tay chân có tật gì… Nói chung, tất cả mọi thứ để người đọc/ người xem nhận ra nhân vật của bạn.

Nhưng trước khi đi sâu vào từng tiểu tiết liệt kê ở trên, nhân vật cần có dáng hình khái quát dễ nhận diện & đặc trưng. Trên thực tế, con người thường nhớ nhất hình dáng khái quát – hay silhouette & pose của nhân vật. Ví dụ như:

Read More »

Trong từng chi tiết,

Khi làm biên tập, hay đơn giản là nhận định dưới góc độ một độc giả, một trong những điều cốt lõi mình dựa vào để đánh giá một tác phẩm dành cho thiếu nhi có hay hay không là khả năng tưởng tượng chi tiết của tác giả.

Ví dụ, ngày trước mình từng minh hoạ một cuốn sách tranh tên là Gấu vuông (của tác giả Trịnh Hà Giang). Truyện kể về một chú gấu hình vuông, tính gọn gàng ngăn nắp và thích mọi thứ… đều vuông vắn như mình. Premise câu chuyện và nhân vật sẵn đã rất thú vị rồi. Hình vuông đều chằn chặn cũng gợi cảm giác ngay ngắn, cứng nhắc. Phần kịch bản lời mình nhận được chỉ thuần nội dung sẽ xuất hiện trên trang sách, không kèm bất kỳ chú thích hay miêu tả gì thêm. Câu văn chỉ ngắn gọn như thế này: “Trong nhà gấu mọi thứ đều hình vuông.

Đây là lúc hoạ sĩ minh hoạ phải phát huy trí tưởng tượng của mình để mở rộng nội dung cho phần lời văn. Mọi thứ đều hình vuông, nhưng vuông như thế nào? Màu sắc ra sao, bố cục nhà ra sao để thể hiện sinh động nhất tính cách của nhân vật? Nếu chỉ một nhân vật gọn gàng, máy móc thì hơi khô khan quá, mình muốn thêm vào vài điểm màu mè cho nhân vật đa chiều hơn. Nên mình cho Gấu vuông mê nghệ thuật, có gu nữa. Vậy thì nhà Gấu sẽ có nội thất màu sắc tươi tắn và chắc chắn phải treo tranh.

Một người mê hình vuông gọn gàng thì sẽ thích hoạ sĩ nào, không phải Piet Mondrian thì còn ai vào đây!

Read More »

6 bước để tìm phong cách vẽ riêng,

Đây là một vấn đề mình luôn phải vật lộn. Đến tận bây giờ mình vẫn đang vật lộn. Nhân tìm được một bài báo khá hay và cụ thể về vấn đề này, mình muốn dịch lại và thêm chút chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. Các bạn đọc cho vui.

Bài báo gốc tại đây.

BƯỚC 1: Chọn một chủ đề

Hãy chọn một chủ đề bạn yêu thích và tập trung vào đó. Nếu bạn thích vẽ đủ thứ, cũng không sao, nhưng hãy giới hạn tối đa trong 5 đề tài thôi nhé. Ví dụ như toàn vẽ các bữa sáng, toàn vẽ OOTD hàng ngày, toàn vẽ động vật… Cá nhân mình thấy, để nhận diện một hoạ sĩ, câu chuyện/ nội dung họ kể qua tranh còn quan trọng hơn cả bút pháp/ kỹ thuật vẽ nữa.

Read More »

Học vẽ bắt đầu từ đâu?

Có rất nhiều bạn nhắn tin hỏi mình về chuyện này. Mình xin tóm tắt vài điều cơ bản từ trải nghiệm cá nhân của mình nhé.

Đầu tiên, bạn phải xác định bạn muốn vẽ (hay học vẽ) để làm gì. Vẽ như một thú vui riêng và vẽ để kiếm tiền sẽ hoàn toàn khác nhau. Cũng có nhiều người bắt đầu như một thú vui và sau đó lại kiếm được tiền. Tuy nhiên lúc ấy quan điểm trong đầu cũng phải thay đổi rồi, ko thể vẽ chơi chơi mà hi vọng kiếm sống được. Cái mindset này sẽ khiến bạn không có tác phong chuyên nghiệp khi làm việc. Trừ khi bạn là hoạ sĩ thiên tài, ok cái gì cũng có ngoại lệ.

Cái thiết yếu đầu tiên là học hình hoạlý thuyết cơ bản về màu.

Vẽ hình hoạ hiểu nôm na là vẽ lại, ghi chép lại mẫu thật (hình khối, đồ vật, người…) bằng bút chì (phổ biến nhất), than chì, mực tàu hoặc sơn dầu… Bài học đầu tiên của ai cũng gần như nhau, là vẽ cái này:

image001.jpg

Nhìn có vẻ hơi chán đúng không, nhưng thực ra nó chán thật đấy! Bài này đem đến những khái niệm nền tảng cho việc dựng hình, tỷ lệ, sắc độ, ánh sáng (chưa có tả chất liệu mấy vì thạch cao phẳng mịn). Trước khi sáng tạo được thì phải học ghi chép lại thực tế đã. Đây giống như quá trình tích luỹ data để về sau bạn có thể tự sáng tạo ra thế giới riêng của mình.

Sau vẽ khối thạch cao chán chê, vẽ đồ vật ngán đến tận cổ thì mới được chuyển sang vẽ người. Càng vẽ nhiều càng tốt.

24_08 087.jpg

Nếu không học ở các trường ĐH mỹ thuật thì bạn có thể đến các lớp luyện thi ĐH để được học vẽ hình hoạ cơ bản (giá cũng không đắt quá đâu). Hoặc lười lắm thì tập chép lại từ các sách hình hoạ/ giải phẫu cũng được. Vẽ nhiều là quen tay và nhớ.

Không có đường tắt cho việc này đâu. Chỉ có vẽ từ cơ bản và luyện rất rất rất rất nhiều thôi. Dù sau này bạn theo đuổi phong cách vẽ nào đi chăng nữa, ko phải tả thật, thì nền tảng này sẽ giúp bạn tạo hình, tả ảnh sáng…v…v.. tốt hơn rất nhiều. Những hoạ sĩ tay ngang thường thiếu đi nền tảng này nên tạo hình của họ là mô phỏng những tranh họ thường nhìn thấy, chứ không biết cốt lõi của việc tạo hình, dẫn tới hình không vững, nét cứng, không có chuyển động mềm mại… Nhìn tranh của hoạ sĩ có học hình hoạ và không học là thấy ngay.

Ví dụ cụ thể như tạo hình của Disney:

moana-mini-maui-concept-art.jpg

Nhân vật này được tạo ra bởi những đường thẳng và đường cong hết sức hài hoà, linh hoạt. Trước khi đến được giai đoạn tạo hình tượng trưng được như này, cái mũi không phải tả thật mà là hai chữ c úp vào nhau thế kia, họ đã phải trải qua rất nhiều tranh tả thật như ở trên kia. Các bạn có biết hồi xưa làm phim Disney họ sẽ có mẫu thật đứng nhảy múa quay cuồng cho các hoạ sĩ chép lại không?

disney-model-8.jpg

disney-model-6.png

Thú thật là ngày xưa mình rất lười học hình hoạ (nên giờ hứng đủ lè) trên trường. Mình không chăm luyện vẽ tý nào và đấy là một sai lầm lớn. Các bạn đừng như thuỳ :)))).

Ngay cả khi hoạ sĩ đã làm nghề chuyên nghiệp rồi thì vẫn không ngừng ký hoạ, luyện hình hoạ hàng ngày.

Không thiếu hoạ sĩ chỉ vẽ hình hoạ giỏi mà không sáng tạo được cái gì cả (lớp ĐH ngày xưa của thuỳ đầy =)) ). Tuy vậy, không có hoạ sĩ tạo hình tốt mà lại chưa hề học qua hình hoạ.

Tiếp theo là màu sắc. Lý thuyết cơ bản về phối màu nằm gọn trong cái sơ đồ này. Giống như muốn học chơi nhạc phải học 7 nốt nhạc trước vậy.

art-factory-color-wheel.jpeg.png

Dù sau này bạn vẽ digital thì cũng nên có trải nghiệm tự pha màu bằng tay, sẽ giúp bạn có cảm nhận tinh tế hơn về màu sắc. Có một số trang web dạy về lý thuyết phối màu qua việc chơi game, rất vui. Mời các bạn chơi thử: https://color.method.ac

Không chơi mà chỉ muốn tham khảo thì đây: https://color.adobe.com/create/color-wheel/

Mình có một ít sách dạy vẽ từ cơ bản đến nâng cao, các bạn có nhu cầu có thể tham khảo tại đây nhé. Ngoài ra hãy có một cuốn sổ ký hoạ, để ghi chép lại mọi thứ bạn thấy thú vị hàng ngày, duy trì thói quen vẽ là quan trọng nhất.

Đấy, mình đã trả lời câu hỏi Học vẽ thì bắt đầu từ đâu rồi nhé!