Một chạm cảm xúc

Tối qua mình xem lại phim Treasure Planet (2002) – nhằm chuẩn bị cho một status phân tích phim Disney classic mình muốn xem bản chuyển thể live action. Mình mới nhận ra mình chưa từng xem phim này. Hoá ra mình đã luôn nhầm nó với phim Atlantis: the lost empire (2001). Hai phim này có nhiều điểm chung: đều là phim phiêu lưu thám hiểm, scifi xen lẫn cướp biển, du hành truyền thống, nhân vật chính là teen boy… Và điểm chung (đáng buồn) lớn nhất chúng đều là những tác phẩm siêu flop của Disney. Phim nào cũng lỗ mấy chục triệu đô.

Ấn tượng đầu tiên của mình khi vào phim là phim có visual rất đẹp, animation rất tốt. Phần thiết kế nhân vật, bối cảnh mình rất thích, kiểu pha lẫn style Cướp biển vùng Caribbean với du hành vũ trụ pha tý steampunk (mà mình thì rất mê steampunk). Tất cả những phân đoạn hành động, cháy nổ của phim đều được làm mượt mà, nhiều năng lượng. Tóm gọn, phần hình ảnh rất cool. Và mình bắt đầu thắc mắc ê phim có vẻ tốt như này sao lại flop đến thế? Xem đến chừng nửa phim thì mình dần hiểu ra vì sao.

Read More »

Một ngày bình thường của mình,

Có một cuốn sách mình vẫn đang nhẩn nha đọc, không muốn đọc hết quá nhanh, tên là Daily Rituals: How artists work, kể chuyện thói quen sinh hoạt hàng ngày của những người làm sáng tạo (từ nghệ thuật tới khoa học). Cuốn sách này vừa hài hước vừa nhiều thông tin thú vị. Đặc biệt, nó khiến mình cũng muốn ghi chép lại thói quen bình thường của bản thân; để điều chỉnh (nếu cần), cố gắng xây dựng thói quen tốt và nhất là… nhỡ nổi tiếng người ta còn có tư liệu viết sách chứ :))))).

Mình không phải early bird hay night owl, mình là permantly exhausted pigeon. Đùa chứ, thời gian hiệu quả nhất trong ngày của mình là buổi chiều. Vậy nên mình sẽ dành thời gian đó làm những việc quan trọng, cần tập trung cao độ. Mình không dậy sớm nổi. Mình thường tỉnh lúc 7h, nằm lăn lộn đọc tin tức linh tinh hoặc truyện tranh đến tầm 7 rưỡi thì ra khỏi giường (hoặc do buồn tè quá thì phải ra sớm hơn :))) ). Sáng ra mức năng lượng của mình rất rất thấp, mình không thể làm gì cần suy nghĩ nhiều hay vận động thể chất. Mình luôn dọn giường gọn gàng, mở hết cửa sổ cho sáng sủa. Chính vì làm việc chủ yếu tại nhà, mình không mặc đồ ngủ hay đồ quá thoải mái khi làm việc (ví dụ như áo phông rộng, quần sweatpants hay quần đùi). Nếu mặc đồ ngủ mình chỉ muốn đi ngủ. Mình sẽ thay đồ đàng hoàng, lịch sự như đi làm bình thường.

Read More »

Nếu thấy thất bại,

Khi bước vào độ tuổi 30, mình có cảm giác thất bại thường xuyên hơn hẳn thời 20. Tần suất dày lại còn dai dẳng. Có lẽ khi mười mấy hai mươi, mình cho phép bản thân được sai nhiều hơn. Mình còn trẻ, còn thời gian để cố gắng và tiến bộ. Phụ nữ trong độ 30, nếu chưa sinh con mà có sự nghiệp ổn định thì việc chưa đẻ còn lý do đỡ sức ép. Mà thực ra mình quen nhiều phụ nữ vừa giỏi làm mẹ vừa giỏi kiếm tiền cơ, chí ít cũng vô cùng tháo vát. Quả là những người phụ nữ Việt Nam anh hùng! Mình trì hoãn việc sinh con vì nghĩ phải phấn đấu có cái gì đáng tự hào đã. Nhưng nói chung, không có gì đúng theo ước nguyện của mình sất.

Tối qua, khi vừa lên giường chuẩn bị đắp chăn đi ngủ, mình nhận được email từ chối của NXB (thế nên chìm vào giấc ngủ trong sự u uất). Bình thường khi mình gửi bản thảo, lâu lâu không thấy hồi âm gì là mình tự biết đã bị từ chối. Và mình cũng sẽ quên luôn chuyện đó đi. Nhưng lần này gặp NXB “nai-xừ” quá, email từ chối mà cũng rất dịu dàng, thống thiết. Bỗng gợi lại chuyện mình đã quên từ cả vài tháng trước. Mới hôm rồi gọi điện về nhà mà bố hỏi sao dạo này ít việc thế (aka ít thấy tiền về, vì mình nhờ bố cầm tài khoản làm việc ở VN nên thu chi thế nào cụ nắm được cả). Chà không biết trả lời sao. Con lười, không làm gì đến nơi đến chốn? Con không nhận làm quảng cáo vì muốn tập trung viết sách nhưng bản thảo gửi toàn bị từ chối? Mấy việc con làm toàn chuyện lắt nhắt không ra thu nhập? Con nên gặp bác sĩ tâm lý?

Read More »

AI làm sáng tạo?

Chủ đề trí tuệ nhân tạo không xa lạ gì với nghệ thuật; trước cả khi AI trở thành đề tài của những cuộc tranh cãi khốc liệt như bây giờ. Những bộ phim kinh điển như Ma Trận (The Matrix – 1999), 2001: a space Odyssey, Blade Runner (1982), Ghost in the Shell (1995), Battle Angel (1993); hay gần đây hơn như Ex Machina (2014), Black Mirror (2011~), tập Zima Blue trong series Love Death and Robots (2019) ngày càng bớt giống Scifi mà khéo sắp sửa chuyển thành… phim tài liệu. Tưởng tượng của loài người (cụ thể hơn là những người làm sáng tạo) về AI đã xuất hiện từ thế kỷ 19 (hẳn có tác động từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất 1784~1840), với cuốn tiểu thuyết đầu tiên về đề tài này mang tên The Wreck of the World (1889) – tác giả William Grove; kể chuyện máy móc nổi dậy chống lại loài người. Vậy AI, hay sự phát triển của công nghệ nói chung, có liên hệ, tương quan thế nào với nghệ thuật & làm nghệ thuật?

Điểm chung lớn dễ nhận thấy ở các tác phẩm Scifi hư cấu có đề tài trí tuệ nhân tạo là sự sụp đổ (ít nhất cũng tà tà lao dốc) của xã hội loài người. Hầu hết các tác phẩm ấy đều đưa ra một lời tiên tri u ám, đầy âu lo về số phận con người, trở nên khổ sở bởi chính sáng tạo của mình. Bi bét như Ma Trận thì chúng ta thành mấy cục pin thịt cho đám máy móc tận hưởng cuộc sống phơi phới. Điểm chung rõ rệt nữa là thông điệp của các tác giả: bất kể công nghệ tân tiến tới đâu, cơ thể con người có trộn lẫn với máy móc thành cyborg gì gì, thứ giữ lại bản chất loài người (hoặc để máy móc tiệm cận hay trở thành loài người) là khả năng tự tư duy & cảm xúc phức tạp. Như trong bộ phim Bicentennial Man (1999), điều giúp “người máy” NDR-114 cuối cùng cũng được công nhận là một con người là khả năng biết yêu thương, với những cảm xúc đa dạng. Anime Memories (1995) đặt ra một câu hỏi kết phim rất thú vị (đại ý) rằng điều gì khiến con người không ngừng tham vọng tạo ra những thứ càng giống mình càng tốt (bất chấp khả năng chúng có thể phát triển ưu việt hơn cả chúng ta)?

Read More »

Anh chàng đẹp trai,

Hồi học lớp 6 lớp 7 gì đó, mình thấy một bạn nam trong lớp rất đẹp trai. Nhưng chưa tới mức thích bạn ấy đâu, chỉ là giống như bạn gặp một bông hoa đẹp hơn bình thường thì dừng lại ngắm lâu hơn một chút thôi. Một lần trong lớp mình nhìn bạn đó và bị bạn ấy bắt gặp. Bạn đó hỏi mình sao nhìn bạn ý, tất nhiên mình chối tớ không nhìn đâu. Từ đó bạn đấy gọi mình là đui (mù), rồi cái tên đó theo mình suốt thời cấp 2. Cả lớp đều hùa theo trêu chọc mình bằng cái biệt danh đó. Và mình ghét cái tên này thậm tệ, không phải bởi nó là một cái biệt danh nghe xấu (ở nhà ngày bé mình toàn bị gọi là Thuỳ thối hoặc Heo nhưng mình không khó chịu) mà bởi câu chuyện sinh ra cái tên đấy. Nó luôn gợi lại cho mình một ký ức đáng xấu hổ.

Đó là lần đầu tiên và dĩ nhiên là lần cuối cùng mình nhìn mặt bạn đó, đừng nói tới việc nói chuyện. Nhưng thực tế, bạn ấy không phải đứa trẻ xấu xa gì. Bạn ấy chơi tốt với các bạn cùng lớp và được nhiều người yêu quý (trừ mình ra hihi). Và trẻ con nhiều khi đùa cợt quá trớn mà không ý thức được.

Là một người luôn bring out the worst in people, đó là trải nghiệm đầu đời (mà mình còn nhớ được) trong chuỗi những va chạm không mấy vui vẻ của mình với các bạn nam có ngoại hình đẹp (đặc biệt khi họ ý thức được chuyện họ đẹp). Mình tin rằng nếu một người đối xử tử tế (được) với mình, chắc chắn họ là người thật sự tử tế, và sẽ cư xử vậy với hầu hết mọi người. Bởi vì mình đã xấu, tính tình còn lạnh lùng; khi bạn đẹp rất hiếm khi bạn bị đối xử phũ phàng, đặc biệt từ đàn ông (đặc quyền xinh đẹp là đây). Trong hơn ba chục năm cuộc đời, mình đã gặp không ít những bạn nữ vừa đẹp, vừa giỏi, vừa thật lòng tử tế. Nhưng mình rất ít gặp được bạn nam nào vừa đẹp trai vừa tốt bụng (với mình). Mình tin rằng những người như vậy chắc chắn có tồn tại. Nhưng vì sao mình hiếm gặp được đến vậy?!

Read More »

Khai bút đầu năm, 2023,

Dù đã hết Tết, nhưng bây giờ mình mới nghĩ ra cái gì đấy để viết khai bút.

Hôm qua mình mới đọc lại một trong những manga ngắn (1 tập) hay nhất mình từng đọc về tình yêu, một chuyện tình bình dị, đẹp đẽ và chân thực đến nao lòng. Truyện tên là Loss time ni hanamuke o – tác giả Cocomi, tựa tạm dịch là Quà chia tay gửi tới thời gian bù giờ. Đây là tác phẩm thuộc thể loại yaoi (18+, có yếu tố sex đồng tính), tuy nhiên câu chuyện không khai thác vấn đề LGBTQ+, không phải đấu tranh với những cản trở xã hội hay come out gì gì, mà chỉ đơn thuần về hai người yêu nhau. Nếu đổi thành nhân vật nữ thì câu chuyện cũng không thay đổi gì mấy.

Chuyện kể về quá trình một cặp đôi bắt đầu chia tay sau nhiều năm yêu nhau và chung sống; một nhà văn & một thợ cắt tóc. Không có bi kịch gì kịch tính, không có ai ngoại tình, không ai ngược đãi ai… hai người chỉ đơn giản “ngã ra khỏi” tình yêu bởi những chuyện dường như vô cùng vặt vãnh thường ngày: đi ăn nhậu mà không báo sớm để người ở nhà chờ cơm, mải làm việc quên giờ giấc, bỏ bữa không ngồi ăn cùng, gặp khó khăn trong công việc nhưng không kể nhau nghe…

Read More »

Khi đàn ông mang bầu,

Tối qua mình xem thử một trong những phim Netflix original gây bão (ghét) nhất năm nay: đàn ông mang bầu. Lúc phim mới lên Netflix, mình không tò mò muốn xem lắm. Không phải vì ghét premise phim hay cảm thấy khó chịu, lố bịch gì. Mpreg, omegaverse hoặc gender bender, crossdressing hoán đổi giới tính tùm lum tà la không phải cái gì xa lạ với manga, phim ảnh Nhật; mà đơn giản mình không thấy hứng thú gì 😒. Ngay từ premise mình đã đoán được thông điệp của phim rồi.

Rồi mình thấy phim bị rate… tận 2.9/10 trên imdb, đến phim dở ói tầm như 365 days mà còn được 3.3/10; quả này chắc hẳn là một cú hate boom siêu to khổng lồ 🥲. Ui thế thì phải xem xem nó có đáng bị vậy không 😂.

Read More »

Chúc mừng sinh nhật,

World cup đang dần tiến tới những trận đấu kịch tính cuối cùng. Trận đấu giữa Argentina và Hà Lan đã làm mình rất… buồn cười 😶 . Cơn mưa thẻ phạt khiến cả khán giả trước màn hình cũng sợ bị… dính thẻ. Cổ động viên Argentina lẫn đội trưởng Messi đều công khai chỉ trích trọng tài 💩. Đồng thời, cổ động viên Hà Lan cũng chửi trọng tài tương tự 😂😂. Việc này khiến mình nghĩ, khéo trọng tài bắt công bằng đấy – người trọng tài năm ấy tất cả đều xua đuổi 🤣.

Trong bóng đá, người ta dường như chấp nhận thoả hiệp với một mức độ “diễn” & thủ thuật nhất định. Vì ai cũng làm vậy, mình không làm là mình thiệt. Sau cùng, dù nhập nhằng tới đâu, thắng là được. Người thắng cuộc vẫn tự hào, vẫn hả hê. Cứ hỏi người Hàn trong World cup 2002 hay người Argentina năm 1986 xem hehe.

Dù công nghệ phát triển tới đâu, VAR chính xác tới mức nào, mình nghĩ rất khó có được sự trong sạch, công bằng tuyệt đối trong bóng đá nói riêng và thể thao nói chung. Kể cả có VAR xác minh thì người ta không muốn tin thì vẫn sẽ không tin thôi 😂 (thương Mitoma thật sự!).

Read More »

Một chút tổng kết 2022,

Dù chưa hết năm nhưng phải nhanh nhẹn viết tổng kết trước khi cơn lười cuối năm ập đến.

Tổng kết này, cũng như tổng kết của các năm trước, mình chỉ muốn tập trung vào những thứ hay ho, đáng nhớ (dù nhỏ nhặt đến đâu); nên sẽ không chê bai, chuyện buồn gì đâu.

Đầu tiên, bộ phim hay nhất mình xem được trong năm nay, cũng như trong vài năm trở lại đây: Devilman crybaby (2018), đạo diễn Maasaki Yuasa. Không chỉ phim của Yuasa vốn là tách trà của mình – đây là đạo diễn hoạt hình mình thích nhất trước giờ (ông cũng chính là đạo diễn phim MINDGAME, mình nhắc suốt), câu chuyện của Devilman vô cùng, vô cùng bạo liệt. Twist vặn xoắn đi từ cơn đau tim này đến cơn đau tim khác. Bản manga gốc ra đời từ những năm 70. Bản anime của Yuasa đã có nhiều thay đổi về chi tiết lẫn tạo hình cho phù hợp với thời đại hiện nay hơn. Tác phẩm này có rất nhiều thứ để nói, tuy vậy mình không muốn spoil bất kỳ một chi tiết nào. Hãy xem với không chút thông tin lẫn kỳ vọng gì; để bộ phim khiến bạn bất ngờ. (OST phim này nghe phê vđ luôn đó các bác)

Read More »

Ra ngõ gặp hoa hậu,

Hôm qua mình đọc được tin dự kiến đến 2050 Việt Nam sẽ có trung bình 2100 hoa hậu mỗi năm. Đến lúc đó hẳn ra ngõ là đụng hoa hậu. Mình nhớ dư luận đã than phiền nước nhà “loạn” hoa hậu từ cả chục năm trước. Vậy tại sao qua bao năm, thi hoa hậu lại có xu hướng tăng mạnh cả về số lượng lẫn tầm ảnh hưởng?

Cuộc thi hoa hậu hiện đại đầu tiên diễn ra vào năm 1921, tại Mỹ, mang tên “Atlantic City’s Inter-City Beauty Contest”. Đây là một hoạt động nhằm thu hút khách du lịch cho thành phố. Dù từ đó tới giờ, thi hoa hậu đã có nhiều thay đổi, cải tiến, nhưng mình thấy về bản chất, thi hoa hậu chưa bao giờ tách rời mục đích giải trí & kinh doanh, bất kể người ta muốn tô vẽ bao nhiêu mục đích (nghe chừng) to tát, cao cả cho nó. Tất nhiên, thí sinh, người tổ chức & khán giả sẽ nhận được những lợi ích khác nhau từ hoạt động này. Thi hoa hậu không phải thứ gì thiết yếu với đời sống xã hội, nó chưa từng và sẽ không bao giờ thiết yếu. Nhưng mình nghĩ nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại (có chăng biến đổi hình thức), bởi vốn dĩ con người không bao giờ hết mê cái đẹp hay thôi tìm cách giải trí và kiếm tiền. Chuyện này về cơ bản không có gì xấu hay cần triệt tiêu.

Read More »