Nếu thấy thất bại,

Khi bước vào độ tuổi 30, mình có cảm giác thất bại thường xuyên hơn hẳn thời 20. Tần suất dày lại còn dai dẳng. Có lẽ khi mười mấy hai mươi, mình cho phép bản thân được sai nhiều hơn. Mình còn trẻ, còn thời gian để cố gắng và tiến bộ. Phụ nữ trong độ 30, nếu chưa sinh con mà có sự nghiệp ổn định thì việc chưa đẻ còn lý do đỡ sức ép. Mà thực ra mình quen nhiều phụ nữ vừa giỏi làm mẹ vừa giỏi kiếm tiền cơ, chí ít cũng vô cùng tháo vát. Quả là những người phụ nữ Việt Nam anh hùng! Mình trì hoãn việc sinh con vì nghĩ phải phấn đấu có cái gì đáng tự hào đã. Nhưng nói chung, không có gì đúng theo ước nguyện của mình sất.

Tối qua, khi vừa lên giường chuẩn bị đắp chăn đi ngủ, mình nhận được email từ chối của NXB (thế nên chìm vào giấc ngủ trong sự u uất). Bình thường khi mình gửi bản thảo, lâu lâu không thấy hồi âm gì là mình tự biết đã bị từ chối. Và mình cũng sẽ quên luôn chuyện đó đi. Nhưng lần này gặp NXB “nai-xừ” quá, email từ chối mà cũng rất dịu dàng, thống thiết. Bỗng gợi lại chuyện mình đã quên từ cả vài tháng trước. Mới hôm rồi gọi điện về nhà mà bố hỏi sao dạo này ít việc thế (aka ít thấy tiền về, vì mình nhờ bố cầm tài khoản làm việc ở VN nên thu chi thế nào cụ nắm được cả). Chà không biết trả lời sao. Con lười, không làm gì đến nơi đến chốn? Con không nhận làm quảng cáo vì muốn tập trung viết sách nhưng bản thảo gửi toàn bị từ chối? Mấy việc con làm toàn chuyện lắt nhắt không ra thu nhập? Con nên gặp bác sĩ tâm lý?

Mình biết là cảm giác thành tựu, thoả mãn hài lòng với bản thân thực ra không hoàn toàn tỷ lệ thuận với số tiền ta kiếm được, địa vị xã hội hay quyền lực… Vì dù ta giàu có đến đâu, có quyền lực thế nào, có thể vẫn có người làm được hơn thế. Việc so sánh bản thân với người khác hầu như chỉ đem lại đau khổ. Lý thuyết thì hiểu vậy, nhưng thực hành là vấn đề khác. Những chuyện to tát như kiểu thành tỷ phú chẳng hạn, rõ ràng tỷ lệ rất rất thấp có thể đạt được. Nhưng những chuyện đơn giản, (được coi là) cơ bản tối thiểu mà mình không làm được thì thật khó mà không so sánh. Giả sử, 30 tuổi đầu mà không tự nấu được bữa cơm mình ăn thì có phải là thiếu sót không? Tất nhiên, trừ khi anh là tỷ phú thì anh chẳng cần biết nấu cơm cũng được. Nếu mình không (dám) thừa nhận vấn đề thì có thể cải thiện được hay không?

Khi mình đọc cuốn Daily rituals kể về thói quen sinh hoạt hàng ngày của những người có thành tựu trong lịch sử (từ nghệ thuật tới khoa học), mình nhận ra một điều rằng, bất kể anh có đời sống bê bối tới đâu, nếu thành tựu để lại cho nhân loại đủ lớn, mấy thứ kia dường như đều bỏ quá được. Tuy vậy, phần đông những con người đó khi làm việc họ chỉ đơn giản làm việc thôi, không phải ai cũng ôm mộng thay đổi thế giới. Họ đều hết sức nghiêm túc với việc mình làm. Không mấy hoạ sĩ, nhà văn coi những thứ mình tạo ra chỉ là vẽ chơi, viết chơi vì rảnh vậy thôi. Về công việc, mình đồng tình với quan điểm của Stephen Hawking (tất nhiên đây chỉ là một cách nghĩ thôi, không tuyệt đối đúng, không áp dụng cho tất cả mọi người). Ông cho rằng ““Work gives you meaning and purpose, and life is empty without it.” (làm việc đem lại ý nghĩa và mục đích, cuộc sống sẽ trống rỗng nếu không có nó).

Nghĩ về chuyện tại sao bản thân hay cảm thấy thất bại (chắc đây là lý do cá nhân khiến mình không thích nổi Everything Everywhere all at once, xem phim chỉ thấy mệt mỏi, nặng nề), qua phân tích dữ liệu :)))) mình có kết luận rằng do làm chưa đủ. Không phải về thời gian làm việc dài hay ngắn mà là chất lượng của khoảng thời gian ấy. Không tính tới thành quả, việc dốc tâm dốc sức, tập trung làm mới là điều quan trọng; mới giúp mình không xuống tinh thần, thừa thì giờ nghĩ quẩn. Mình dễ bị phân tâm bởi tác động xung quanh, như mxh chẳng hạn. Cứ vừa làm vừa xem youtube nhảm (youtube học ko nói) là y như rằng không xong được việc gì.

Hôm nọ đọc một bài báo, mình vô tình bắt gặp được một câu mình thấy vừa áp lực vừa động viên, mà chủ yếu là động viên :))): “Talent is insignificant. I know a lot of talented ruins. Beyond talent lie all the usual words: discipline, love, luck, but most of all ENDURANCE.” – James Baldwin. Thế là mình nghĩ từ giờ mỗi lúc thấy thất bại thì cứ nhớ lì là được :))). Phấn đấu chịu đựng, hết con trăng này qua con trăng khác :))).

One thought on “Nếu thấy thất bại,

  1. Không tính tới thành quả, việc dốc tâm dốc sức, tập trung làm mới là điều quan trọng; => Điều này có được gọi tên thành một trạng thái tâm lý là Flow đó ạ. Chị thử tìm đọc cuốn Flow của Mihaly xem.

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s