Một chút tổng kết 2022,

Dù chưa hết năm nhưng phải nhanh nhẹn viết tổng kết trước khi cơn lười cuối năm ập đến.

Tổng kết này, cũng như tổng kết của các năm trước, mình chỉ muốn tập trung vào những thứ hay ho, đáng nhớ (dù nhỏ nhặt đến đâu); nên sẽ không chê bai, chuyện buồn gì đâu.

Đầu tiên, bộ phim hay nhất mình xem được trong năm nay, cũng như trong vài năm trở lại đây: Devilman crybaby (2018), đạo diễn Maasaki Yuasa. Không chỉ phim của Yuasa vốn là tách trà của mình – đây là đạo diễn hoạt hình mình thích nhất trước giờ (ông cũng chính là đạo diễn phim MINDGAME, mình nhắc suốt), câu chuyện của Devilman vô cùng, vô cùng bạo liệt. Twist vặn xoắn đi từ cơn đau tim này đến cơn đau tim khác. Bản manga gốc ra đời từ những năm 70. Bản anime của Yuasa đã có nhiều thay đổi về chi tiết lẫn tạo hình cho phù hợp với thời đại hiện nay hơn. Tác phẩm này có rất nhiều thứ để nói, tuy vậy mình không muốn spoil bất kỳ một chi tiết nào. Hãy xem với không chút thông tin lẫn kỳ vọng gì; để bộ phim khiến bạn bất ngờ. (OST phim này nghe phê vđ luôn đó các bác)

Read More »

Ra ngõ gặp hoa hậu,

Hôm qua mình đọc được tin dự kiến đến 2050 Việt Nam sẽ có trung bình 2100 hoa hậu mỗi năm. Đến lúc đó hẳn ra ngõ là đụng hoa hậu. Mình nhớ dư luận đã than phiền nước nhà “loạn” hoa hậu từ cả chục năm trước. Vậy tại sao qua bao năm, thi hoa hậu lại có xu hướng tăng mạnh cả về số lượng lẫn tầm ảnh hưởng?

Cuộc thi hoa hậu hiện đại đầu tiên diễn ra vào năm 1921, tại Mỹ, mang tên “Atlantic City’s Inter-City Beauty Contest”. Đây là một hoạt động nhằm thu hút khách du lịch cho thành phố. Dù từ đó tới giờ, thi hoa hậu đã có nhiều thay đổi, cải tiến, nhưng mình thấy về bản chất, thi hoa hậu chưa bao giờ tách rời mục đích giải trí & kinh doanh, bất kể người ta muốn tô vẽ bao nhiêu mục đích (nghe chừng) to tát, cao cả cho nó. Tất nhiên, thí sinh, người tổ chức & khán giả sẽ nhận được những lợi ích khác nhau từ hoạt động này. Thi hoa hậu không phải thứ gì thiết yếu với đời sống xã hội, nó chưa từng và sẽ không bao giờ thiết yếu. Nhưng mình nghĩ nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại (có chăng biến đổi hình thức), bởi vốn dĩ con người không bao giờ hết mê cái đẹp hay thôi tìm cách giải trí và kiếm tiền. Chuyện này về cơ bản không có gì xấu hay cần triệt tiêu.

Read More »