Đặc quyền đọc,

Những năm cuối cấp 3, đầu ĐH, mình nhớ series sách và phim Twilight đang làm mưa làm gió. Dân tình phát cuồng vì thích cũng đông ngang phát cuồng vì ghét. Hồi ấy mình xem xong phim phần 1 thì thấy dở (xin lỗi các fan Twilight), nhưng các fan Twilight (mình tiếp xúc ngày đó) thì… không phục! Lý lẽ thường gặp của họ là: phim không hay bằng sách; đừng đánh giá sách qua phim chuyển thể. Ờ, có lý!

Mình đã đi đọc sách (đọc hẳn bản tiếng Anh ko lại bảo dịch thì mất mát) để khẳng định mình không thích tác phẩm này. Và mình không thích nó thật :))). Nhưng điểm sáng của trải nghiệm ko vui vẻ mấy đó là mình cũng tìm được một, hai chi tiết (hiếm hoi) mình thấy hay (bới lông thấy được vàng, ko phải vết ạ). Quan trọng hơn, mình hiểu được phần nào lý do tác phẩm này được yêu thích đến vậy. Nó không chỉ hoàn toàn là: gu thưởng thức tồi tệ tạo ra những cú hit tồi tệ. Và ngay cả vậy, chúng ta cũng nên hiểu vì sao sự tồi tệ ấy lại thành công, có gì sai sai trong xã hội chúng ta?

Kể vậy để nói là mình sẵn sàng “cống hiến” đến vậy để được ghét cái gì đó một cách thuyết phục :))) (aka tôi rất hiểu vì sao tôi ghét). Không chỉ là sự ghét bỏ mù quáng, mơ hồ.

Thời mình đi học, các giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy Văn, có một nỗi căm ghét phi lý với manga nói chung (vâng, những con sâu đục khoét tâm hồn 😂). Sự căm ghét này được các nhà báo thời đó bồi đắp thêm bằng vô số những bài viết tiêu cực đến mức cực đoan về manga. Mình nhớ từng đọc được bài báo phân tích việc một nhân vật như Doraemon, có đủ món bảo bối thần kỳ, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới trẻ em, khiến chúng trở nên lười biếng và có những mơ tưởng hão huyền (chứ ko phải được gợi cảm hứng và có những phát minh mới ạ?!).

Mình tin rằng, chí ít với các giáo viên của mình, họ thậm chí còn chưa từng đọc manga, hoặc cùng lắm chỉ lướt lướt vài trang trong tâm thế sẵn khinh bỉ. Nếu họ từng đọc đàng hoàng một vài bộ manga xuất sắc, và chỉ ra được những lý do họ đánh giá thấp chúng, mình sẽ nể họ hơn nhiều.

Khi gia nhập tầng lớp “người lớn” trong xã hội, chúng ta dễ mắc sai lầm khi vội vã đánh giá lớp người trẻ hơn mình, cũng như mọi thứ chúng thích. Cộng hưởng với chuyện con người thường dễ ghét (hoặc sợ) những gì mình không biết, không hiểu, việc này tạo ra vô số bi kịch. Mình xin gửi lời chia buồn, thương tiếc cho mọi cuốn truyện tranh đã bị xé, bị đốt xưa kia (Nhất là khi trở thành một người làm sách, biết tất cả quá trình từ mua bản quyền, dịch, biên tập, dàn trang, in ấn…. tôi càng thấy nát tan hơn =)))) ). Và hơn hết là sự cảm thông dành cho những tâm hồn non trẻ từng bị hiểu lầm. Không quên cả những tâm hồn đã lớn tự chối bỏ cơ hội được biết thêm được cái mới.

Lúc còn làm phòng thiếu nhi ở một đơn vị xuất bản, mình không phải tuýp BTV được lòng phụ huynh cho lắm (Riêng chuyện chưa đẻ đã thiếu độ tin cậy rồi ahehe). Chủ yếu do mình rất thoáng trong việc chúng ta có thể đọc gì & mình không bài trừ bất kỳ thể loại nào (không có nghĩa mình dễ dãi trong việc nhận định sách tốt). Có lần trong một buổi hội thảo về sách thiếu nhi ở L’espace, ý kiến của mình đã khiến một vị khách tức giận đến mức bỏ về (sau khi đã mắng mình một tràng ^^”). Hay có lần mình tiếp chuyện một vị phụ huynh, bản thân họ có đọc & thích manga nhưng khẳng định chắc nịch rằng sẽ không cho con mình đọc.

Mình ở đây, làm sách, tất nhiên, không nhằm, cũng không có tư cách gì góp ý hay đánh giá cách người khác chọn sách hay cách họ dạy con. Tuy vậy, điều mình muốn nói là không có phương pháp nào tuyệt đối: chọn sách tuyệt đối hay, tuyệt đối tốt, loại bỏ hoàn toàn mọi-nguy-cơ. Hình như chuyện gì cũng vậy, không chỉ chuyện đọc? Có chăng chúng ta cũng không nên đặt những kỳ vọng phi lý lên việc đọc cũng như sách vở nói chung. Và nếu ghét cái gì, càng phải biết rõ nó là cái gì để ghét cho ra trò!!!

Mình luôn đọc trong tâm thế như khi chuẩn bị cắt tóc. Cắt có hỏng thì tóc cũng sẽ dài ra. Đọc sách có dở thì cũng có thể quên đi, bỏ luôn chứ đọc hết làm gì =)). Nhưng đã gặp được một tác phẩm hay thì ôi thôi tôi đã sống đời này không uổng phí rồi. Đọc phải sách dở là chi phí rủi ro mình sẵn lòng bỏ ra.

Hãy đọc thứ bạn thích, theo cách bạn muốn, ít nhất đấy là một đặc quyền của người lớn =)))).

p.s: trẻ con thì nên đọc đúng rating đi nhớ!!!!

p.s.2: sticker cuộc sống người lớn in xong rồi nha, mời các bác mua dán cho đồng cảm ;))))

Một chiếc content bán hàng thật là tâm huyết!

2 thoughts on “Đặc quyền đọc,

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s