normcore – chiếc meme thời trang đứng đắn

Mình hay vô thức dùng khái niệm normcore như một câu đùa, cho việc hôm-nay-không-biết-mặc-gì, mặc hoàn toàn tầm thường thì gán cho nó là vẫn thời trang đấy, trend như-mọi-ngày. Hoá ra, nguồn gốc của normcore quả thật là một… trò đùa. Đùa thành thật nghiêm túc!

Normcore là gì?

Normcore là một xu hướng thời trang unisex với đặc điểm là quần áo bình thường, không phô trương. Thời trang Normcore bao gồm: quần jeans, áo phông, áo khoác nỉ, sơ mi (văn phòng) và giày thể thao. Quần áo được coi là normcore chuẩn mực khi nó hấp dẫn, thoải mái và được đa số mọi người xem là “bình thường”.

trích từ Wikipedia

Normcore như một tuyên ngôn thời trang, chống lại xu hướng chuộng hàng hiệu, hay dùng hàng hiệu thì mới là ăn mặc thời trang; thể hiện sự trân trọng đối với quần áo may sẵn, phổ thông. Khái niệm này lần đầu tiên được nhắc tới như một phong cách độc lập trong một bài báo thời trang của K-HOLE mang tên “Youth Mode: A Report on Freedom” – chế độ thanh xuân =))) : một báo cáo về sự tự do (tháng 10/2013). Trong báo cáo này có đoạn:

Normcore dịch chuyển từ việc có phong cách dựa trên sự khác biệt sang việc có phong cách trong sự giống nhau. Thay vì mô phỏng thẩm mỹ những gì đang trend, họ chỉ sử dụng những gì thuận tiện, sẵn có. Để là một normcore chân chính, bạn cần hiểu rằng không có gì là bình thường cả.”

K-HOLE

Sau đó normcore dần lan rộng, đến cả các trang báo lớn, các hãng thời trang cũng nhập cuộc chơi meme này, cả “tự hào” nhận credit lẫn chửi bới không thương tiếc.

Cha đẻ của khái niệm này – một người hoàn toàn không biết và không quan tâm tới thời trang (hợp lý quá đi mà) là một hoạ sĩ truyện tranh, và ông bịa ra khái niệm này như một câu đùa, không có hàm ý tạo ra trend thời trang gì hết. Ông đã viết một bài trên medium xin lỗi về việc này :))) I’m sorry, I accidentally invented Normcore. Số phận cứ như comic sans vậy!!!

(c) Ryan Estrada vẽ cho webcomic Templar, Arizona, 2008

Câu đùa này mình thấy tương tự như nhân vật Satou trong Saiki, cái thằng bình thường một cách toàn diện, đạt tất cả các chỉ số trung bình ở mọi khía cạnh, đến cái tên cũng là cái họ phổ biến nhất ở Nhật. Việc thằng Saiki vô cùng ngưỡng mộ Satou mình thấy hoàn toàn hợp lý và đây là arc mình thích nhất trong series này. Vì mình đã vốn thích Saiki & Satou như vậy, không bất ngờ khi tìm hiểu về normcore mình thấy buồn cười vcl.

Đã có nhiều bài báo (nghiêm túc) viết về chuyện liệu normcore có thật sự là một phong cách thời trang đàng hoàng hay đơn giản chỉ là một trò đùa được hưởng ứng trên diện rộng; liệu có cái gì gọi là the new normal hay đơn giản là không có gu, không biết mặc đồ thì tự xưng đấy là một phong cách riêng? Cá nhân mình cho rằng chuyện này… không quan trọng, nó vẫn có thể là một trend thời trang nhảm nhí nhất, sự tầm thường của nó chính là đặc điểm nhận diện của chính nó. Cái chính là nó… buồn cười =)), mọi thứ có thể khiến dân fashion snob (những kẻ yêu thời trang ngạo mạn) nổi điên lên mình đều thích cả (mình có thái độ tương tự với book snob hay art snob). Normcore với mình là việc tỏ thái độ, giống biến mauvais gout hay kitsch (aka không có gu hay kiến thức, rởm đời, nôm na là trưởng giả học làm sang) trở thành phong cách như một cách giễu nhại lại xã hội, định kiến.

Mặc normcore thế nào?

Một vài “icon” thời trang trong phong cách phải kể đến Jerry Seinfeld rồi tới Steve Jobs – từ phong cách ông bố nhạt nhẽo thập niên 90 cho tới vị CEO công nghệ lười chọn quần áo mỗi ngày :))).

Cốt lõi quan điểm của normcore, theo mình hiểu, là mặc thuận tiện, hợp lý với bản thân, không cần quá cố, không chạy theo xu hướng hay những áp lực xã hội; chọn những thứ đồ phổ thông nhất, nổi bật trong thời đại này chính là quần jeans, giày thể thao, sơ mi trơn… với palette màu trung tính, ít hoạ tiết. Mấy bạn fashionista giờ mà bảo theo phong cách tối giản mình thấy đa số đều có nền tảng normcore cả (cộng thêm ít đồ hàng hiệu cho nâng cấp).

Mình cho rằng normcore là một tuyên ngôn thời trang thú vị trong chính sự lố bịch và đơn điệu của nó. Nhưng cũng giống như mọi thứ khác trên đời, cần cân bằng; có rối rắm phải có giản đơn, có độc đáo khác biệt thì cũng phải có giống nhau đại trà. Nếu ai cũng độc đáo thì thực ra chẳng ai độc đáo cả. Sự bình thường tạo ra sự riêng biệt.

Để mặc normcore mà không rơi vào cái hố nhạt nhẽo, mình nghĩ rằng có vài yếu tố như:
– Chọn món đồ chất lượng tốt (chất vải, đường may, phom dáng)
– Chú ý đầu tóc, móng tay móng chân gọn gàng, sạch sẽ.
– Tạo điểm nhấn bằng phụ kiện, giày dép
Hoặc đơn giản là bạn rất giàu, rất thành công, rất cá tính thú vị… bạn mặc gì cũng được =)).

Tóm lại, mình nghĩ để có thể lựa chọn normcore mà không phải đơn thuần là một kẻ mù tịt & lười biếng về thời trang nằm ở việc bạn có hiểu bản chất của nó hay không. Nếu sẵn đã có gu thẩm mỹ, có hiểu biết, dù bạn lựa chọn gì đó vẫn là lựa chọn có chủ ý, có kiến thức, không phải lựa chọn vì không-thể-chọn-cái-gì-khác.

p.s

Mỗi khi rơi vào cơn hoảng loạn thời trang, mình luôn có normcore để nương tựa. Một set đồ normcore (thực tế) của mình, không nói là đẹp đâu chỉ là đồ mình sẽ mặc khi không muốn nghĩ nhiều.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s