Ghi chú nhỏ về biopic

Những tranh cãi xung quanh việc phim biopic (tiểu sử) cần bám sát bao nhiêu % với sự thật khiến mình nghĩ tới một chuyện: ranh giới nào cho phim biopic?

Trong nhiều định nghĩa về thể loại biopic mà mình tìm được, người ta thường dùng từ “dramatize”, chứ ko phải “fictionalize” (hư cấu hoá). Nôm na là “làm quá” lên cho hấp dẫn hơn, cho phù hợp với ngôn ngữ nghệ thuật được lựa chọn. Điểm tối thiểu cần thiết là nhân vật chính hoặc sự kiện chính là có thật, từng tồn tại/ diễn ra trong lịch sử.

Có không ít tác phẩm về một nhân vật có thật, nhưng câu chuyện thì 100% hư cấu, ko chỉ riêng phim ảnh. Vd cuốn tiểu thuyết “Nửa kia của Hitler” (Eric Emmanuel Schmitt), kể chuyện tưởng tượng về một phiên bản Hitler trong một… “vũ trụ” khác :))). Tuy vậy, ngay từ đầu người đọc đã được “thông báo” rõ ràng rằng câu chuyện này hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng; hiếm độc giả nào bị nhầm lẫn giữa sự thật và hư cấu dù ai cũng biết Hitler là nhân vật có thật trong lịch sử.

Phần đông chúng ta xem phim ảnh (hay các tác phẩm nghệ thuật nói chung) là để tách ra khỏi sự đều đều (và đôi lúc tẻ nhạt) của đời sống thường ngày; tìm kiếm những dấu chấm cảm (hứng khởi, hoặc xúc động, hoặc sợ hãi…). Hiển nhiên những người làm sáng tạo sẽ cần biến tấu ít nhiều cho những câu chuyện thường ngày đó trở nên hấp dẫn, có điểm độc đáo hơn. Có một sức hút khó cưỡng với những câu chuyện xuất phát từ đời thực nhưng lại thú vị, hấp dẫn hơn đời thường rất nhiều. Chúng đem lại phần nào đó phấn khích, lại đầy động viên, an ủi rằng đời thật cũng có thể rất hay ho. Tâm trạng ấy khác với việc chúng ta thưởng thức một tác phẩm và biết rằng đây chỉ là hư cấu thôi. Con người có vẻ luôn muốn tin rằng những điều tốt đẹp là có thật.

Biopic là một thể loại mình rất thích từ xưa đến giờ. Những phim biopic mình xem gần đây như The theory of everything, Rocketman, On the basis of sex, Bohemian Rhapsody, Ford v Ferrari… cơ bản đều nhận được sự đồng tình, chấp thuận của các nhân vật thật mà phim dựa trên. Stephen Hawking nói về phim The theory… là “boardly true” (nhìn chung là sát thực).

Ngay phim tài liệu lịch sử thì mình nghĩ rằng cũng không thể dám chắc 100% sự thật. Bởi đó là câu chuyện đã qua một bộ lọc -quan điểm của các nhà làm phim, đừng nói gì tới phim biopic. Cùng một câu chuyện, hai người với góc nhìn khác nhau kể cũng đã khác rồi. Nên là người xem cũng nên xác định tinh thần, đừng nên tuyệt đối hoá phim với đời thật.

Vì vậy, mình cho rằng những tranh cãi xoay quanh phim biopic ko hẳn là về tính sát thực của bộ phim (“bốc phét” lên tý nhưng theo hướng tốt cho nhân vật thì hiếm thấy ai than phiền gì :)) ) mà là về bất đồng với góc nhìn/ đánh giá của người kể chuyện. Vd cùng về phim The theory of Everything, bà Jane Hawking lại không hài lòng về cách phim miêu tả mối tình của bà với chồng. Hay phim The blind side, ngôi sao Michael Oher than phiền về nhân vật chính mình trên phim kiểu chẳng biết gì về thể thao, phải nhờ mẹ nuôi (một phụ nữ da trắng huấn luyện cho) – hơi không khí white savior ha :))). Ông chủ metaverse cũng không ưa phim The social network đâu nhá. Ai mà thích mình bị nhìn như một thằng nerd không biết cách cư xử lại còn ăn nói khó nghe, chưa kể tham tiền phản bạn :)))) .

Trên thực tế không có luật nào bắt những người sáng tạo phải xin phép nhân vật thật trước khi sáng tác về họ (mình đã research rồi). Cho dù việc này nghe chừng rất common sense, kể chuyện đời người ta thì phải tôn trọng người ta chứ? Tất nhiên, nếu xin phép trước, được sự đồng thuận/ đóng góp ý kiến và phim làm ra không khiến người ta bị xúc phạm thì là best rồi. Nhưng cũng ko phải tuyệt đối vậy đâu. Vd như The social network anh Mark ko ưa nhưng lại được nhiều khán giả đón nhận thì anh Mark… làm gì được :))).

Tuy thế, tự do ngôn luận thì ai cũng được quyền phát biểu ý kiến cá nhân mà không bị xúc xiểm kiểu “kém nhận thức” hay “cản trở sự phát triển của nghệ thuật”, đặc biệt là khi tác phẩm đó làm về đời họ (nhưng ko kiện được đâu các bác đừng xúi kiện tụng :)) ). Mình thấy làm nghệ thuật gì cũng nên có tình người một tý, lịch sự dù là giả tạo cũng được. Nếu nhân vật phản bác cách tác phẩm nhìn nhận về họ thì cứ xin lỗi một câu đi :))) còn tác phẩm thì làm xong rồi, sửa được nữa đâu mà lo :))))).

Nhưng hơn hết vẫn là mục đích kể lại câu chuyện đó, những nhà làm phim muốn truyền đạt thông điệp gì, thái độ gì. Liệu câu chuyện/ thông điệp anh muốn kể có cần thiết, quan trọng tới mức bất chấp sự bất đồng/ cảm xúc của nhân vật thật hay không? Mình nghĩ không có câu trả lời chính xác và tuyệt đối cho câu hỏi này. Suy cho cùng, nếu tác phẩm hay mọi sự đều có thể được bỏ quá, tha thứ. Còn dở thì…. chịu nghe chửi đi :))))). (tác phẩm hay cũng còn bị chửi, đây lại còn dở)

p.s: nói gì thì nói, mình vẫn luôn ủng hộ tự do sáng tạo, và mọi nỗ lực kiên trì để sáng tạo bất chấp bao nhiêu thất bại, chê bai. Với tư cách khán giả, mình muốn hãy bao dung một chút với cái mới. Với tư cách một người cũng làm sáng tác, mình luôn tự nhủ hãy chấp nhận mọi lời khen chê (không cần xù lông chống cự), và đừng dừng lại, vậy là được.

4 thoughts on “Ghi chú nhỏ về biopic

      • E có follow từ khi stt LhL mới đăng đến giờ mất post :)) và post sau đó hả hê kiểu “mở cửa cho rộng đường dư luận” nhưng đi xóa từng cmt. Tự nhiên thấy nhỏ nhen, tạo ra stt hơi rác rồi lại nhận rác về nhà xong dọn rác. Em nói rác vì quá nhiều người dùng từ ngữ quá khích thật để đáp cái stt có phần công kích cá nhân của LhL.

        Like

      • chị cũng có đọc stt từ lúc mới đăng. Lúc đầu thì chưa nhiều comment chửi bới. Có những người góp ý tử tế, giọng lịch sự.

        Về bài đấy, chị thấy nội dung (về điện ảnh) thì ok, nhưng vấn đề là thái độ với công kích cá nhân 😅. Tranh luận nghệ thuật thì chỉ nên nói chuyện tác phẩm thôi, tấn công cá nhân là hỏng rồi 😰.

        Ngoài lề thì ông này, chị thấy cũng giống như nhiều hot fb-er khác của VN, khi có tới hàng chục nghìn follower thì rất khó… giữ mình, rất khó lọc đc ý kiến đóng góp chân thành giữa cả đống chửi bới. Và khó hơn nữa là kiềm chế ego của bản thân để biết nhận sai (nếu có).

        Liked by 2 people

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s