Ghi chép 2 xu về nghệ thuật,

Có một bộ phim mình rất thích tên là Saving Mr. Banks, kể chuyện Walt Disney đã thuyết phục tác giả P.L Travers để được chuyển thể tiểu thuyết Mary Poppins thành phim ra sao. Bà Travers là một người phụ nữ rất cứng rắn. Ban đầu bà cương quyết không đồng ý vì nghĩ Mary Poppins sẽ trở thành một viên gạch (lót) trong đế chế Disney. Sau cùng, điều thuyết phục được bà Travers là khi Disney chia sẻ câu chuyện về người bố của chính ông; rằng ông đã mệt mỏi khi nhớ về quá khứ bằng những kỷ niệm đau buồn, khổ sở. Và rằng ông tin vào sức mạnh của các tác phẩm hư cấu, bởi chúng là cách chúng ta tự trao cho chính mình một cơ hội thứ hai, cơ hội để tha thứ và xoa dịu. Xét cho cùng, đó chẳng phải ưu thế tuyệt đối của trí tưởng tượng hay sao, nơi những khả năng là bất tận. 

Một phân cảnh trong Saving Mr. Banks

Tuy vậy, không phải tác phẩm nghệ thuật nào cũng mang lại sự tích cực, động viên và chúng KHÔNG NHẤT THIẾT phải làm vậy. Giống như khi chúng ta gặp chuyện không vui và muốn tâm sự với ai đó; cái cơ bản nhất chúng ta tìm kiếm là sự đồng cảm, rằng chúng ta không một mình. Thưởng thức nghệ thuật, với mình, không khác gì một cuộc trò chuyện, tâm sự như vậy. Mình tìm kiếm những tác phẩm nói được trúng những gì mình cảm thấy, mình trải qua; đã vậy còn nói được bằng những câu văn hay nhất, những giai điệu, hình ảnh tuyệt mỹ nhất. 

Nhưng đồng cảm được với nỗi buồn mình nghĩ mới là bước đầu cơ bản, tối thiểu. Mình “đòi hỏi” ở nghệ thuật nhiều hơn thế :)) . Mình đòi thái độ, quan điểm, lý giải, niềm tin, mong muốn… của những người sáng tác. Ok, chúng ta có chung nỗi đau này, sau đó thì sao? (Tất nhiên, đây là mình thôi. Người khác có thể đòi cái khác, hoặc không đòi gì thêm :p ) 

Một trong những tác phẩm bi kịch cùng cực nhất mình từng xem là All about Lily Chou-chou. Phim kể chuyện bạo lực học đường, có hai phân cảnh vô cùng ám ảnh mình là khi nhân vật chính bị nhóm bắt nạt tụt quần và bắt phải “tự sướng” ngay trước mặt chúng, thứ hai là đoạn cô bạn học cậu thầm thương từ lâu bị r.a.p.e khi cậu đứng ngay ngoài cửa, nghe thấy hết mọi thứ mà không dám làm gì. Những phân cảnh này, hơn cả sự tổn thương, đó còn là cảm giác nhục nhã, bị chà đạp, bất lực, giằng xé và vụn vỡ đến tận cùng. 

Nếu phim chỉ dừng đến đó, ok lah, chuyện này buồn quá, nhân vật khổ quá, phim phơi bày xã hội phũ phàng quá… Nhưng mình sẽ không biết quan điểm gì khác của tác giả về những đớn đau đó ngoài chuyện con người phải chịu đựng chúng. May quá, phim kết thúc bằng một phân cảnh ấn tượng, đầy sức nặng. Cô bạn học trở lại lớp với mái tóc cắt trụi, không lời trách móc nhân vật chính, ngồi thẳng thớm trong ánh nắng ấm áp chiếu xiên qua cửa sổ. Không cần một lời thoại nào. 

Mình cho rằng không có gì sai khi các nghệ sĩ – tác giả kể lại chân thực những gì họ trông thấy, cảm thấy. Nhưng hơn cả việc chỉ thuật lại, họ thể hiện thái độ gì về những điều ấy lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức của họ. Họ đồng tình hay phản đối hay có gợi ý một cách nhìn nhận nào khác? Nếu khán giả không chung suy nghĩ với nghệ sĩ, họ có quyền phản biện mà không bị xúc xiểng bằng cái lý lẽ vớ vẩn hết sức là xem/ nghe cho vui thôi phân tích lắm làm gì?!?  Như thể vừa đề cao vừa coi thường các tác phẩm nghệ thuật vậy. Nếu có thể phân tích chi tiết về giá trị của một tác phẩm này trong lịch sử thì cũng nên làm tương tự với những thông điệp sai lầm một tác phẩm nọ. Ngay cả những tác phẩm kinh điển vẫn có thể có những khía cạnh thiếu sót cơ mà. 

Mình tin việc chúng ta thưởng thức nghệ thuật (nói chung) là một việc vô cùng riêng tư, thân mật. Bởi chúng ta thấy xúc động với câu chuyện nào nói lên chân thực một phần con người chúng ta. Một lần nữa, chúng ta đồng tình hay phản đối cách suy nghĩ của tác giả? Lần tới, khi thích một tác phẩm nào đó, hãy thử suy nghĩ thật sâu về việc tại sao ta thích chúng, hẳn chúng ta sẽ hiểu thêm về chính bản thân mình. 

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s