Xây dựng nhân vật 101 (p2)

Xây dựng nhân vật 101 (p1)

3. Đặc điểm tính cách

Nhân vật này là con người như thế nào: sôi nổi hay trầm lắng, nóng nảy hay điềm tĩnh, hiền lành hay ác độc, ngây thơ hay trải đời, vui tính hay khô khan… Hãy cho nhân vật một vài quan điểm, niềm tin.

Lưu ý: tất cả những phân tích này mình dựa trên bản manga gốc. Anime chuyển thể có thể thay đổi chi tiết.

a. Mỗi nhân vật nên có 4-5 gạch đầu dòng các nét tính cách chủ đạo rõ ràng.
Vd: Hinata Shoyo – không khí chung là nhiều năng lượng, thu hút. Niềm tin: có ước mơ phải theo đuổi đến cùng, nỗ lực hết sức sẽ đạt được.
– Tích cực/ vui vẻ
– Ngây thơ/ hơi ngốc
– Quyết tâm/ bền bỉ

b. Nên có những nét tính cách đối lập nhau (cả xấu & tốt).
Con người rất hiếm khi chỉ A hoặc chỉ B, luôn có các mặt đối lập nhưng thống nhất trong một cá thể. Thêm vài sự đối lập sẽ khiến nhân vật có lớp lang, thú vị hơn, không một chiều, dễ tạo sự đồng cảm.
Vd: Hinata thường nói năng, hành xử ngốc nghếch nhưng lại cũng là đứa suy nghĩ sâu sắc, có EQ cao. Sự ngây thơ thường gây cảm giác suy nghĩ đơn giản, chưa trải sự đời. Như việc ai cũng coi cái biệt danh “Đức vua” của Kageyama là một sự mỉa mai, một vết nhơ, nhưng Hinata nhận ra rằng chúng ta có thể “ôm lấy” cái vấp váp đó và biến nó thành điểm mạnh, thành niềm tự hào.

Hoặc chi tiết mình thích vcl, thằng Tsukishima bảo ơ nhìn mặt Kageyama tưởng thông minh :)))). Hoá ra chỉ là sinh vật đơn bào thôi ạ!

em tôi cau có vl

c. Tất cả những nét tính cách này phải được thể hiện qua hành động/ phản ứng/ sở thích của nhân vật trong các hoàn cảnh khác nhau. Hãy SHOW don’t TELL. Đồng thời, ta có thể biến một số thể hiện, hành động đó trở thành điểm iconic nhận diện của nhân vật. Hãy trả lời câu hỏi: một người với tính xyz thì sẽ nói năng (nói nhanh hay chậm, giọng nói to hay nhỏ, trầm hay cao), đi đứng, hành xử, thích – ghét cái gì… như thế nào?

Vd: Tác giả không NÓI là Kageyama khép kín lắm, độc giả nhận ra qua việc nó rất ít khi cười, ít nói chuyện, gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc cũng như nhận ra cảm xúc của người khác. Điểm đặc thù của Kageyama là hay cau có, thậm chí thành cái joke xuyên suốt truyện rằng nó sẽ có nếp nhăn từ thủa còn teen.
Kageyama còn là một đứa hiếu thắng. Thể hiện qua việc nó ganh đua suốt với Hinata, qua từng lời tuyên bố, thách thức. Và cả việc nó gặp khó khăn nói lời khen ngợi người khác, đặc biệt là với Hinata.

d. Tính cách nhân vật được lật mở dần dần qua nhiều sự kiện & phải có sự phát triển/ thay đổi.

Có một mâu thuẫn hay để bắt đầu đã khó rồi, để phát triển và giải quyết mâu thuẫn đó còn khó gấp vạn. Có một tình huống trong phim hoạt hình Tangled khá hợp để diễn giải cho việc này: Lúc Rapunzel cùng Flynn Rider ngồi trên thuyền và hồi hộp chờ đợi được xem lễ hội thả đèn, Rapunzel vừa thấy vui vì mong ước bấy lâu sắp thành hiện thực, đồng thời thấy thoáng buồn và lo lắng cho tương lai: đạt được ước mơ này rồi sau đó thì sao? Lúc đó Flynn trả lời rằng: chúng ta tìm một giấc mơ mới.

Chúng ta yêu quý nhân vật vì có thể đồng cảm với câu chuyện, cảm xúc của họ, cũng như được cùng họ lớn lên, trưởng thành, thay đổi, đạt được mong ước, trở nên tốt đẹp hơn… Có những series phim làm rất tốt việc này, chúng ta thật sự được lớn lên cùng nhân vật. Ví dụ như loạt phim Toy Story, với nhân vật chính Woody.

Ở phần đầu tiên, câu chuyện xoay quanh việc Woody ghen tị với một món đồ chơi mới (Buzz lightyear). Cậu từ một kẻ ích kỷ, ngạo mạn dần biết chia sẻ và chấp nhận cái mới. Cho tới phần 4, mâu thuẫn của Woody đã khác hẳn: cậu không còn là một món đồ chơi được trẻ con yêu thích, cậu đã cũ kỹ, đã hết thời. Trong lúc nỗ lực chứng minh mình vẫn còn có ích với Molly, Woody nhận ra mình có thể có lựa chọn khác, mình có thể bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới. Đôi lúc để tiến lên thì ta phải biết buông bỏ. Nếu đến tận phần 4 Woody vẫn loay hoay mỗi chuyện học cách sẻ chia, thôi ích kỷ thì bộ phim sẽ chán vô cùng. Vì nhân vật vẫn giậm chân tại chỗ.

Hay chuỗi phim How to train your dragon cũng có sự phát triển nhân vật rất hợp lý. Phần đầu Hiccup loay hoay tìm xem mình là ai, mình thật sự có thể làm gì. Và cậu bắt đầu tình bạn với Toothless, thay đổi hoàn toàn cách con người nhìn nhận, đối xử với loài rồng. Phần tiếp Hiccup giờ không còn là cậu thiếu niên vụng về. Cậu giờ đã mạnh mẽ và tự tin nhưng vẫn còn là cậu thanh niên tự do, chưa phải gánh nhiều trọng trách nặng nề. Chúng ta được cùng đôi bạn khám phá sâu hơn về loài rồng và đối mặt với mất mát (cái chết của bố Hiccup). Phần cuối, lúc này Hiccup đã trưởng thành, thành một người lãnh đạo đầy trách nhiệm (cú hích rất lớn là cái chết của bố). Và một trong những điều rất người lớn trong phần này chính là học cách làm bạn kiểu người lớn, có nghĩa là đôi lúc chúng ta phải rời xa nhau. Nhưng dù ở xa, chúng ta vẫn luôn là bạn. Sự chia cách không phải lúc nào cũng là bi kịch.

Naruto là một nhân vật có sự phát triển khá chán. Cậu trở nên một màu, một chiều, chỉ tốt. Đặc biệt ở trận đấu cuối cùng với Sasuke, ta có thể thấy nhân vật này ít khác biệt ra sao. Trận đầu tiên, mục đích của Naruto là can ngăn Sasuke đi vào con đường tà ác. Trận cuối cùng, mục đích của Naruto vẫn là can ngăn Sasuke làm việc xấu… khác. Diễn biến tâm lý, lý lẽ của Naruto vẫn là: mày là bạn tao, mày là người anh em của tao! Sau rất nhiều năm, rất nhiều sự kiện như vậy, việc ngăn cản của Naruto có gì khác? Cách làm của cậu có gì khác? Vẫn chỉ là đánh nhau đến gần chết? Vẫn nói những câu có nội dung na ná như vậy? Việc có thêm chiêu thức khác, mạnh hơn, chỉ giống như thay quần áo mới, không phải cốt lõi phát triển tâm lý & tính cách nhân vật. Bình mới mà rượu vẫn cũ.

Động lực của Naruto lúc này sẽ hợp lý hơn nếu như cậu nghĩ tới cả những thứ khác. Giờ cậu đã lớn đã có nhiều thứ để mất, nhiều người cậu yêu và quan tâm hơn, có trách nhiệm với nhiều thứ khác hơn. Động lực của cậu không thể chỉ còn xoay quanh mỗi Sasuke như thời hai đứa 12 tuổi – lúc Naruto gần như chỉ có sự gắn kết sâu đậm với Sasuke. Chứng minh tình yêu vô điều kiện, yêu bất chấp cũng cần có biểu hiện, cách thức khác dần đi. Hồi nhỏ, bố mẹ yêu là chăm ăn chăm ngủ. Lớn lên bố mẹ yêu là định hướng, cho lời khuyên, là tôn trọng quyết định của con. Lớn rồi mà bố mẹ vẫn yêu kiểu chăm ăn chăm ngủ là… hỏng hẳn.

(Mình rất phim/ truyện đánh đấm. Nhưng chỉ thích những trận chiến có lý do, có mâu thuẫn đủ mạnh, đủ thuyết phục thì đánh đấm mới có ý nghĩa. Không chỉ là xem ai mạnh hơn.)

Chúng ta tìm một giấc mơ mới, mới có thể là vẫn chiếc bình đó nhưng rượu đã ngon hơn rồi. Cùng motif đầu cuối tương ứng, Haikyu!! làm tốt hơn rất nhiều. Giữa trận đấu đầu tiên của Hinata với Kageyama và trận đấu cuối cùng lúc hai đứa chơi cho hai CLB khác nhau, chúng ta có thể thấy sự phát triển của cả hai. Nhờ thế sự lặp lại này mới không nhàm chán, mới đem lại cảm xúc thoả mãn, thành tựu. Cả Hinata và Kageyama đều không thay đổi mục đích ban đầu: chơi bóng chuyền giỏi – vẫn là giấc mơ đó. Nhưng lúc này cách hai đứa nhìn nhận về việc thế nào là chơi bóng chuyền tốt đã khác hẳn rồi. Hinata không chỉ còn dựa vào mỗi bản năng, mỗi sự lạc quan vô đối. Giờ cậu có kỹ năng, có kinh nghiệm. Kageyama không còn chỉ chăm chăm một mình làm tất nữa, cậu biết cách phối hợp với đồng đội, biết để ý tới người khác. Và quan trọng nhất, hai đứa nhờ có nhau mà tốt lên nhưng không phải chỉ chơi với nhau mới tốt. Chúng nó trở nên vững vàng độc lập.

Những thay đổi này phải được xây dựng, bồi đắp từ từ qua nhiều sự kiện. Nếu bị ngã ở một chỗ thì lần sau phải biết tránh để không ngã đúng chỗ đó, đúng cách ngã đó nữa. Mỗi lần ngã phải khác đi, phải khó lên, chỗ vấp phải hiểm hơn, nhân vật phải nghĩ ra nhiều cách “cao cấp” hơn để tránh ngã. Tất cả những điều này phải được minh chứng bằng các sự kiện cụ thể, đủ sức nặng. Không thể bắt độc giả/ khán giả phải tự điền vào chỗ trống từ chỗ bắt đầu tới kết quả thay đổi sau cùng. Đấy gọi là kể chuyện chán đấy!

Những thời điểm, tình huống đánh dấu sự biến đổi của một nhân vật (nếu làm tốt) thường tạo ra nhiều cảm xúc mạnh, để lại ấn tượng sâu sắc. Lấy vd với Kageyama (nhân vật có rất nhiều điểm khó ở giống mình, xin đọc thêm ở đây), một trong những bước ngoặt phát triển tâm lý khiến mình vô cùng xúc động, rất muốn nhảy vào truyện ôm các em tôi một cái là:

Thời điểm này mang tính bước ngoặt vì:

  • Kageyama là một đứa ít khi bày tỏ cảm xúc lại cứng đầu. –> nó thừa nhận khiếm khuyết trước mặt cả đội.
  • Kageyama trước không biết hợp tác với đồng đội, không quan tâm đến người khác –> nó khẳng định sự quyết tâm để trở nên tốt hơn cho cả đội, và vì chơi với đội này mà nó đã tốt lên.
  • Và điều tuyệt vời nhất là phản ứng của các thành viên còn lại: ko ai ngạc nhiên gì, còn đùa thêm –> mọi người đều hiểu và chấp nhận Kageyama.

Tất nhiên, chi tiết Hinata “trao vương miện”, đánh dấu việc Kageyama vượt qua trauma cũ, rũ bỏ ác cảm với cái biệt danh Đức vua hẳn là chi tiết yêu thích của nhiều độc giả. Mình cũng thích, mà mình thích chi tiết kể trên hơn. Vì đó không chỉ là câu chuyện giữa Hinata & Kageyama.

Ngoài lề, chi tiết (có lẽ là) duy nhất mình không thích trong Haikyu!! là trận tứ kết cuối cùng của đội Karasuno. Khi Hinata khóc lóc, tan nát vì phải rời bỏ trận đấu giữa chừng do bị sốt nặng, Kageyama lại cười đắc thắng và nói với Hinata rằng tôi lại thắng rồi nhé. Mình thấy đây là một tình tiết thừa thãi và có phần nhỏ nhen so với Kageyama. Suốt thời gian trước đó, Kageyama rõ ràng là đứa quan tâm và để ý tới Hinata nhất cả đội, nó phát hiện ra những điểm bất thường của Hinata, đoán biết Hinata bị ốm. Và thời điểm này, chiến thắng của toàn đội là quan trọng nhất, rõ ràng mất đi Hinata sẽ thiệt thòi cho Karasuno, Kageyama đâu còn là Kageyama chỉ muốn thắng một mình nữa. Nó lúc này đã là đứa đi tập huấn đội quốc gia về và chỉ dạy, muốn giúp Hinata nhảy được cao hơn nữa cơ mà. Vì lý do gì bỗng dưng nó tỏ ra hiếu thắng với Hinata trong tình cảnh rõ ràng không công bằng này? Ha ha mày bị ốm rồi tao thắng à? Rõ ràng nó luôn muốn thắng một cách sạch sẽ, sòng phẳng với Hinata đấy chứ. Đây luôn là cái lấn cấn nhất với mình trong cả bộ manga này.


Vậy thôi, mình đã viết dài & rất mệt rồi. Tạm dừng ở đây nhé!

5 thoughts on “Xây dựng nhân vật 101 (p2)

  1. Về chi tiết “Kageyama lại cười đắc thắng và nói với Hinata rằng tôi lại thắng rồi nhé”, em nghĩ là nó hợp lý với tính cách thằng Kageyama đấy. Đấy là cách nó dùng để an ủi Hinata vì thằng này nó ko có biết an ủi theo cách thông thường :))) Nó nói vậy để Hinata biết rằng vẫn còn có nó ở đó để Hinata vượt qua, đừng chán nản hay bỏ cuộc, vì 2 đứa đã dành cả 40 tập truyện để ganh đua nhau. Hơn nữa lúc ấy mặt thằng Kage trông cũng ko có vẻ gì là vui, trông còn khá căng thẳng, còn thằng Hinata nghe xong thì mặt trông theo em hiểu là thể hiện sự quyết tâm, kiểu “ông đừng lo tui ko có bỏ cuộc đâu”

    Liked by 1 person

    • nghe em lý giải vậy cũng hợp lý đó 😕 chị sẽ đọc lại thử lần nữa xem có thấy khác ko :p

      Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s