Đây là câu mình nghe mòn tai từ hồi bé tý. Chuyện rèn chữ với mình rất khổ sở. Lúc mới học viết chữ mình viết xấu kinh hoàng. Sau đó mình không phải rèn chữ đẹp nữa. Trường cấp 1 của mình không có ép cái đó. May quá!
Typeface cá nhân của mình không đẹp lại còn không ổn định. Trong cùng một câu có thể mình sẽ viết mấy chữ “g” font khác hẳn nhau. Tuy vậy, hồi cấp 1 mình từng được giải vở sạch – chữ đẹp toàn trường, được tuyên dương vào buổi chào cờ thứ 2 đầu tuần và được tặng thưởng một hộp màu nước (xịn) – cái phần thưởng này thì mình thích.
Vấn đề là chữ mình không đẹp. Nhưng mình viết rất SẠCH (và thậm chí viết được nhiều loại typeface khác nhau). Tư duy tổ chức thông tin của mình rất gọn gàng, mạch lạc. Vở ghi chép của mình luôn được thầy cô mê vô cùng, dù là ở bậc học nào, dù là thầy cô người nước nào (vâng, với cái thứ ngôn ngữ dùng chữ tượng hình một tỷ nét thì sự SẠCH của mình phát huy tác dụng vượt bậc).
Lượn một vòng internet, mình đọc được thông tin rằng bộ môn nghiên cứu chữ viết để suy đoán tính cách được gọi là GRAPHOLOGY, đã ra đời từ những năm 1600. Graphology phân tích rất nhiều yếu tố trong chữ viết của một cá nhân: từ lực ấn, độ nghiêng, khoảng cách giữa các chữ, kích thước, độ tròn méo, cách chấm dấu chấm của chữ i… Graphology đã được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực: nghiên cứu y tế, tuyển dụng, therapy, thậm chí làm bằng chứng trước toà.
Trái lại, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu phản biện về Graphology. Có nghiên cứu đã chứng minh rằng Graphology gắn với Barnum Effect (là một hiện tượng tâm lý trong đó các cá nhân đánh giá các mô tả về tính cách của họ – được cho là phù hợp với họ – là có mức độ chính xác cao. Trên thực tế, các mô tả rất mơ hồ và có thể được áp dụng cho nhiều người.) Tương tự với việc phán đoán một kiểu viết chữ gắn với một nét tính cách nào đó, có thể đúng với rất nhiều người, hoặc dễ thành vơ đũa cả nắm.



Những nghiên cứu này cũng chỉ ra nét chữ của chúng ta bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: thời tiết, tình trạng sức khoẻ, tâm trạng dụng cụ viết, có đang vội hay ko… Những điều này thường bị ngó lơ trong Graphology. Nếu phân tích nét chữ của một người viết vội với nét chữ của người đó lúc viết thảnh thơi, khéo thành hai cá tính khác hẳn nhau. Các bạn có thể tìm đọc thêm các nghiên cứu của Tiến sĩ Barry L. Beyerstein phản biện về tính chính xác của Graphology.
Nói chung, tin hay không… tuỳ bạn :v . Cá nhân mình cảm thấy viết chữ đẹp được thì tốt, không thì cũng không sao lắm. Cái quan trọng hơn là học cách tư duy có tổ chức, sắp xếp thông tin logic, hợp lý, dễ theo dõi.
p.s: nhưng bộ môn Calligraphy (ko liên quan gì tới Graphology cả) lại là một thứ vô cùng hay ho nếu bạn thích viết chữ nha :3