Nhân vật này là con người như thế nào: sôi nổi hay trầm lắng, nóng nảy hay điềm tĩnh, hiền lành hay ác độc, ngây thơ hay trải đời, vui tính hay khô khan… Hãy cho nhân vật một vài quan điểm, niềm tin.
Lưu ý: tất cả những phân tích này mình dựa trên bản manga gốc. Anime chuyển thể có thể thay đổi chi tiết.
a. Mỗi nhân vật nên có 4-5 gạch đầu dòng các nét tính cách chủ đạo rõ ràng. Vd: Hinata Shoyo – không khí chung là nhiều năng lượng, thu hút. Niềm tin: có ước mơ phải theo đuổi đến cùng, nỗ lực hết sức sẽ đạt được. – Tích cực/ vui vẻ – Ngây thơ/ hơi ngốc – Quyết tâm/ bền bỉ
b. Nên có những nét tínhcách đối lập nhau (cả xấu & tốt). Con người rất hiếm khi chỉ A hoặc chỉ B, luôn có các mặt đối lập nhưng thống nhất trong một cá thể. Thêm vài sự đối lập sẽ khiến nhân vật có lớp lang, thú vị hơn, không một chiều, dễ tạo sự đồng cảm. Vd: Hinata thường nói năng, hành xử ngốc nghếch nhưng lại cũng là đứa suy nghĩ sâu sắc, có EQ cao. Sự ngây thơ thường gây cảm giác suy nghĩ đơn giản, chưa trải sự đời. Như việc ai cũng coi cái biệt danh “Đức vua” của Kageyama là một sự mỉa mai, một vết nhơ, nhưng Hinata nhận ra rằng chúng ta có thể “ôm lấy” cái vấp váp đó và biến nó thành điểm mạnh, thành niềm tự hào.
Hoặc chi tiết mình thích vcl, thằng Tsukishima bảo ơ nhìn mặt Kageyama tưởng thông minh :)))). Hoá ra chỉ là sinh vật đơn bào thôi ạ!
Mình đã từng viết về việc xây dựng nhân vật (cụ thể là động lực) trong bài này. Hôm nay mình sẽ viết thêm một chút nữa, vẫn là những gì mình học được (từ nhiều nguồn).
Để tạo dựng một nhân vật sinh động, đáng tin, đa chiều, có một mô hình tương đối dễ áp dụng: nhân vật 3D. Ba khía cạnh cơ bản để cấu thành một nhân vật gồm có:
1. Đặc điểm hình thức
(hình dáng, ngoại hình, visual nhận diện)
Những đặc điểm như: cao, thấp, béo, gầy, già, trẻ, màu da, độ tuổi, kiểu tóc, phong cách, trang phục, mặt mũi, tay chân có tật gì… Nói chung, tất cả mọi thứ để người đọc/ người xem nhận ra nhân vật của bạn.
Nhưng trước khi đi sâu vào từng tiểu tiết liệt kê ở trên, nhân vật cần có dáng hình khái quát dễ nhận diện & đặc trưng. Trên thực tế, con người thường nhớ nhất hình dáng khái quát – hay silhouette & pose của nhân vật. Ví dụ như:
Nếu bạn từng tham gia bất kỳ fandom nào trong một khoảng thời gian nhất định (nhưng cũng phải đủ dài nhé), hẳn sẽ quen với khái niệm OTP (one-true-pairing) hay canon (những sự kiện trong tác phẩm gốc, được coi là “chân lý”).
Nói một cách không ngại ngùng, không sợ bị đánh giá thì OTP của mình chính là Naruto & Sasuke, như mình đã từng chia sẻ trong một vài tập podcast. Mình thích cặp đôi này trước cả khi biết tới những khái niệm LGBTQ. Nhưng thú thực OTP của mình không gắn với các khái niệm LGBTQ (mình không tìm cách chứng minh các nhân vật là gay). Mình chỉ quan tâm tới độ gắn kết & chiều sâu của mối quan hệ, không quan trọng đó là tình yêu đôi lứa hay tình đồng chí, anh em. Hồi đó mình chỉ có một cảm xúc tự nhiên là đã thương nhau đến thế này, khổ quá, cho chúng nó về với nhau điiiiiiiiii!!! Mấy fanfic/ doujinshi có yếu tố sex với mình chỉ là bonus ngoài lề, đọc cho vui thôi.
Trong rất nhiều năm đọc/ xem các tác phẩm hư cấu, cũng yêu quý rất nhiều nhân vật, mình tò mò vì sao mình chỉ có một cặp OTP duy nhất. Tại sao là những nhân vật này chứ không phải những nhân vật khác? Tại sao khán giả/ độc giả luôn có OTP riêng có thể khác với cặp đôi canon trong tác phẩm gốc? (Rồi thì thi thoảng chính tác giả cũng thấy ân hận vì cặp đôi mình đã “lỡ” ghép, như bà J.K.Rowling vậy – bà ấy từng nói thấy tiếc đã không ghép cặp Harry Potter với Hermione. Hoặc bà ý chỉ nói vậy để khuấy động fandom thêm, cho có cái mà bàn luận với nhau). Mình không quan tâm tới những cuộc tranh luận xem cặp nào mới là “chân chính”. Mình thấy những tranh cãi đó khá vô nghĩa, không có ai đúng ai sai. Một tác phẩm khi đã quá lớn, quá phổ biến (đến tầm thế giới như Naruto chẳng hạn), các nhà sản xuất luôn tung ra một đống hint để fan service. Nên nói thật, dù bạn “đẩy thuyền” cặp nào thì cũng có cả rổ bằng cớ (nhưng chất lượng “bằng cớ” thì cũng có this có that nha) để bạn vin vào. Mà càng nhiều tranh luận càng hời cho tác phẩm. Độc giả có quyền phản đối cái kết sau cùng của tác phẩm, vì đôi lúc đó là một cái kết gượng ép (mình luôn thấy mối quan hệ Sasuke – Sakura vô cùng độc hại mà được lãng mạn hoá).
Xin chia sẻ một bài viết rất dài & chi tiết phân tích mối quan hệ giữa Naruto & Sasuke từ góc nhìn của Sasuke (đây nha). Nếu bạn đã thích cặp đôi này, chắc chắn những chi tiết này sẽ nổi bật và đáng nhớ đối với bạn. Nếu không, bạn sẽ thấy chúng là tiểu tiết, chẳng đọng lại là bao. Chúng ta nhìn thấy (và coi trọng) bằng cớ cho những gì chúng ta muốn tin.
Mình nghĩ, cái đáng suy ngẫm hơn là tại sao chúng ta thích mối quan hệ của những nhân vật này. Điều đó phản ánh gì về chính bản thân ta. Mình cảm thấy OTP thể hiện trung thực (phần nào đó) cách chúng ta nhìn nhận và mong đợi từ những mối quan hệ (đời thật), không chỉ là quan hệ yêu đương mà rộng hơn – những người quan trọng đối với mình. Để mình phân tích OTP của mình, tại sao mình thấy đồng cảm và gắn kết với những nhân vật này đến mức ấy:
Đây là câu mình nghe mòn tai từ hồi bé tý. Chuyện rèn chữ với mình rất khổ sở. Lúc mới học viết chữ mình viết xấu kinh hoàng. Sau đó mình không phải rèn chữ đẹp nữa. Trường cấp 1 của mình không có ép cái đó. May quá!
Typeface cá nhân của mình không đẹp lại còn không ổn định. Trong cùng một câu có thể mình sẽ viết mấy chữ “g” font khác hẳn nhau. Tuy vậy, hồi cấp 1 mình từng được giải vở sạch – chữ đẹp toàn trường, được tuyên dương vào buổi chào cờ thứ 2 đầu tuần và được tặng thưởng một hộp màu nước (xịn) – cái phần thưởng này thì mình thích.
Vấn đề là chữ mình không đẹp. Nhưng mình viết rất SẠCH (và thậm chí viết được nhiều loại typeface khác nhau). Tư duy tổ chức thông tin của mình rất gọn gàng, mạch lạc. Vở ghi chép của mình luôn được thầy cô mê vô cùng, dù là ở bậc học nào, dù là thầy cô người nước nào (vâng, với cái thứ ngôn ngữ dùng chữ tượng hình một tỷ nét thì sự SẠCH của mình phát huy tác dụng vượt bậc).
Lượn một vòng internet, mình đọc được thông tin rằng bộ môn nghiên cứu chữ viết để suy đoán tính cách được gọi là GRAPHOLOGY, đã ra đời từ những năm 1600. Graphology phân tích rất nhiều yếu tố trong chữ viết của một cá nhân: từ lực ấn, độ nghiêng, khoảng cách giữa các chữ, kích thước, độ tròn méo, cách chấm dấu chấm của chữ i… Graphology đã được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực: nghiên cứu y tế, tuyển dụng, therapy, thậm chí làm bằng chứng trước toà.
Hôm qua mình xem Pitch meeting (một series hài hước trên youtube về cuộc đối thoại giả tưởng giữa biên kịch và nhà sản xuất) về loạt phim Mission: Impossible, cậu ý có đùa rằng ê sao mày không đặt tên phim là Mission: Very Difficult? Mình cười ngất.
Rồi mình nghĩ, nếu dịch sang tiếng Việt chắc cũng buồn cười không kém. Tên gốc loạt phim đã được dịch tốt, mình nghĩ vậy, Điệp vụ bất khả thi, nghe rất có không khí hành động mà cũng chuẩn nghĩa. Giờ có thể biến thành:
– Điệpvụ rất khó – Điệp vụ cực khó – Điệp vụ khó cực – Điệp vụ khó thế – Điệp vụ khó lắm – Điệp vụ khó lắm luôn – Điệp vụ khó ơi là khó …
Chỉ một từ “very” tiếng Anh nhưng tiếng Việt thì có cả đống cách diễn đạt phong phú. Mà rõ ràng mỗi cách diễn đạt lại tạo một cảm giác, không khí, cá tính khác nhau. “Rất khó” nghe trung tính và tương đối nghiêm túc so với “khó cực” hay không gây cảm giác than vãn như “khó lắm”.