Thấy lòng hoan hỉ,

Hôm qua mình xem thử một anime rất nổi tiếng – A Slient Voice, có tên tiếng Nhật là 声の形 (dáng hình của giọng nói). Đây là một tác phẩm tuy kết có hậu nhưng với mình vẫn là một câu chuyện bi kịch với không khí u uất, nặng nề. Xuyên suốt bộ phim, mình chỉ liên tục nghĩ sao mà phải khổ như vậy? Đây chắc chắn không phải một bộ phim dở (phần hình ảnh & animation của phim rất đẹp và mượt mà. Hành trình phát triển tâm lý & thay đổi của nhân vật chính Shoyo cũng hợp lý) nhưng mình không thấy cảm động, chỉ thấy ôi sao mà khổ, sao mà mệt mỏi đến thế!

Nghĩ lại thì thấy hầu hết các tác phẩm khiến mình thấy xúc động mãnh liệt đa số đều là những câu chuyện vui, rất hiếm khi là bi kịch. Việc này cũng khiến mình suy nghĩ, vì sao mình ít khi thấy lay động, thấy muốn khóc trước những câu chuyện buồn, trước sự thê lương? Thật ra khi đọc hay xem những thứ như vậy khiến mình có hình dung đặt bản thân vào những hoàn cảnh nghiệt ngã đó nên chỉ thấy sợ.

Read More »

Không hời hợt, không tầm thường,

Nếu có cái gì làm mình dễ nổi giận nhất thì đó là sự HỜI HỢT. Hời hợt trong hành động, trong suy nghĩ.

Mình là đứa nhìn chung vốn lười. Nên nếu đã bỏ công làm cái gì thì sẽ làm tốt nhất có thể (trong sức & khả năng ở thời điểm đó). Còn không, khỏi làm luôn cho nhẹ người! Một sản phẩm mình làm ra trong tâm trạng “cho xong” luôn khiến mình vô cùng bực bội với chính bản thân mình sau đó. Và tuyệt nhiên không bao giờ muốn nhìn lại, thậm chí không muốn thừa nhận đó là sản phẩm mình làm. Cái cảm giác này khủng khiếp cực kỳ vì không chỉ sản phẩm xấu, nó còn khiến mình thấy TỐN THÌ GIỜ. Tại sao với khả năng tập trung có hạn, với sự chăm chỉ còn hạn chế hơn, tôi lại dành để làm ra một thứ… như này?!?!

Read More »