Vài tips xây dựng bản thảo,

Mình vốn không thích đọc thơ cho lắm, thành thật là như vậy. Thi thoảng mới đọc thôi. Nhưng vô tình mình rất có duyên làm bản thảo thơ. Trước mình đã giúp biên tập tập thơ đầu tay Lấp kín một lặng im của Lu, gần đây nhất là cuốn Cơm nhà nói chung là êm của Nhược Lạc. Ngoài ra mình từng làm một tập thơ thiếu nhi song ngữ tên là Cô gái trên trăng – The girl on the moon của tác giả trẻ-con (lúc đó mới học lớp 3) Bông An. Thế đã là quá nhiều cho một đứa không đọc thơ mấy 🙂 .

Bối cảnh của những bản thảo này thì hơi khác nhau một chút. Ví dụ cuốn của Nhược Lạc, mình giúp khâu biên tập bản thảo trước khi gửi đến “chào hàng” các NXB. Bản thảo của Nhược Lạc đã được NXB duyệt xuất bản với thời gian nhanh chóng mặt – 2 ngày (thông thường khâu duyệt bản thảo có thể mất hàng tháng trời, như cuốn đầu tay của Lu đã mất tới gần nửa năm), và cũng mới được chính thức phát hành toàn quốc cách đây mấy hôm.

Vậy nên hôm nay mình muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm về việc xây dựng bản thảo cũng như đi pitch bản thảo với NXB ra sao cho khả năng thành công cao nhất. Lưu ý là mình chỉ giúp bản thảo của Nhược Lạc trước khi được NXB chấp nhận, mình chưa được cầm trên tay bản in cuối cùng nên có thể sẽ có những khác biệt qua khâu biên tập, chỉnh lý của NXB. Bài này mình tập trung vào việc tăng khả năng thành công cho bản thảo được nhận thôi nha.

Read More »

Trong từng chi tiết,

Khi làm biên tập, hay đơn giản là nhận định dưới góc độ một độc giả, một trong những điều cốt lõi mình dựa vào để đánh giá một tác phẩm dành cho thiếu nhi có hay hay không là khả năng tưởng tượng chi tiết của tác giả.

Ví dụ, ngày trước mình từng minh hoạ một cuốn sách tranh tên là Gấu vuông (của tác giả Trịnh Hà Giang). Truyện kể về một chú gấu hình vuông, tính gọn gàng ngăn nắp và thích mọi thứ… đều vuông vắn như mình. Premise câu chuyện và nhân vật sẵn đã rất thú vị rồi. Hình vuông đều chằn chặn cũng gợi cảm giác ngay ngắn, cứng nhắc. Phần kịch bản lời mình nhận được chỉ thuần nội dung sẽ xuất hiện trên trang sách, không kèm bất kỳ chú thích hay miêu tả gì thêm. Câu văn chỉ ngắn gọn như thế này: “Trong nhà gấu mọi thứ đều hình vuông.

Đây là lúc hoạ sĩ minh hoạ phải phát huy trí tưởng tượng của mình để mở rộng nội dung cho phần lời văn. Mọi thứ đều hình vuông, nhưng vuông như thế nào? Màu sắc ra sao, bố cục nhà ra sao để thể hiện sinh động nhất tính cách của nhân vật? Nếu chỉ một nhân vật gọn gàng, máy móc thì hơi khô khan quá, mình muốn thêm vào vài điểm màu mè cho nhân vật đa chiều hơn. Nên mình cho Gấu vuông mê nghệ thuật, có gu nữa. Vậy thì nhà Gấu sẽ có nội thất màu sắc tươi tắn và chắc chắn phải treo tranh.

Một người mê hình vuông gọn gàng thì sẽ thích hoạ sĩ nào, không phải Piet Mondrian thì còn ai vào đây!

Read More »

Về SOUL,

Những ngày cuối năm 2020 mình xem được bộ phim mới nhất của Pixar, mang tên SOUL.

Cảnh báo SPOILERS!

SOUL cùng với Toy Story 4 hay Onward, đối với mình, đã đem tới một hơi thở mới từ Pixar khi mà câu chuyện, vấn đề đặt ra, thậm chí cả nhân vật đã người lớn hơn rất nhiều. Điểm khác biệt cốt lõi ở những câu chuyện này so với những tác phẩm trước đó của Pixar hay phim Disney đặc thù nói chung là nhân vật không đạt được ước nguyện đặt ra ở đầu phim.

Ví dụ trong Finding Nemo, mục đích của bố Nemo là tìm con trai đi lạc (nó cũng là nguyên cái tựa phim luôn) –> kết phim hai bố con được đoàn tụ và mối quan hệ thêm bền chặt, khăng khít. Trong A bug’s life, mục đích xuyên suốt của Flik là được chấp nhận, được đóng góp cho cộng đồng –> kết phim Flik trở thành một thành viên được yêu quý, nể trọng trong đàn kiến.

Ngược lại, với những phim có âm hưởng trưởng thành rõ nét hơn, câu chuyện không đơn giản như vậy.

Read More »

Về khăn,

Như ở post trước về Capsule wardrobe, bạn có thể thấy tủ quần áo của mình rất đơn giản, hầu như là đồ trơn. Phụ kiện yêu thích của mình là khăn. Mặc một bộ đồ màu trơn và đơn giản, chỉ cần thêm một chiếc khăn làm điểm nhấn là tổng thể sẽ thú vị, vui vẻ hơn hẳn. Đây là một đặc điểm nhận dạng mình muốn xây dựng cho bản thân.

Ở đây mình chỉ gói gọn trong khăn vải (lụa, satin hoặc cotton). Không tính khăn len mùa đông.

Mình dễ bị đau họng nên hay dùng khăn, kể cả mùa hè (vào chỗ có điều hoà chẳng hạn). Mùa nóng thì mình có thể dùng khăn che thay mũ. Nhiều khi mặc quần hoặc váy ngắn, lúc ngồi dùng khăn che chân cũng tiện. Mình nghĩ một chiếc khăn vuông có nhiều công dụng hơn chỉ quàng trên cổ. Với quan trọng là đẹp!

Tuy vậy việc chọn khăn không đơn giản chút nào. Khăn mà hoạ tiết cầu kỳ dạng như khăn của Hermes hay các hãng lớn (ko chỉ khăn hàng hiệu mà style hoạ tiết vậy nói chung ấy), mình cảm thấy hơi sang trọng quá, không hợp với phong cách bình dân của mình (xong lại đi kèm đồ trang sức ngọc trai thì đúng thành mệnh phụ phu nhân . _ . ). Chọn được chiếc khăn đúng cá tính cũng khó như chọn giày vậy.

Read More »