Kể từ năm 2000, hãng Pantone (một công ty cung cấp hệ thống màu chuẩn, ứng dụng trong thiết kế và sản xuất) thường niên chọn ra một màu của năm. Màu này sẽ thành trend của năm đó, đặc biệt trong thời trang và thiết kế nói chung (đồ hoạ, nội thất…).
Màu của 2020 mình đặc biệt thích, classic blue. Dù bây giờ đã gần hết năm rồi, nhưng mình vẫn muốn viết vài điều hay ho về lịch sử màu xanh dương và thêm vài gợi ý cách sử dụng trong đời sống. Vì một khi đã thích thì sử dụng thoải mái chứ nề hà gì color of the year :))).
Khái niệm về xanh dương (blue) xuất hiện khá muộn, sau rất nhiều màu khác. Các nhà sử học cho hay, ở thời kỳ Hi Lạp cổ đại, người ta còn chưa biết gọi màu này thế nào. Người xưa miêu tả sắc xanh thẳm của đại dương bằng cụm “rượu thẫm”(wine-dark). Xuyên suốt hành trình phát triển của tiếng Anh, “white” & “black” (trắng-đen) được tạo ra đầu tiên, sau đó tới “red” đỏ – màu của rượu và máu, “yellow” vàng, “green” xanh lá rồi cuối cùng mới tới blue.
Blue không xuất hiện nhiều trong tự nhiên. Cứ nhìn chim chóc, hoa lá mà xem. Xanh dương luôn hiếm hơn. Khoảng 6000 năm trước, con người mới “tìm” được blue. Bắt nguồn từ đá Lapis được khai thác từ những mỏ đá ở Afghanistan. Màu xanh cuốn hút của Lapis khiến chúng nhanh chóng trở thành món hàng quý giá ở Ai Cập, thậm chí được tôn thờ. Người Ai Cập sử dụng các hoá chất khác để pha chế các sắc độ blue từ đá Lapis.
Lapis cũng là loại đá mình vô cùng yêu thích, đến độ đã chọn nó làm nhẫn cưới.
Sắc độ của Lapis được gọi là Ultramarine blue.
Thời kỳ Phục Hưng (khoảng thế kỷ 13-15), blue là màu vô cùng đắt đỏ, vì nó được tạo ra từ đá Lapis nghiền, lại còn phải nhập khẩu từ Trung Đông. Xem tranh nào dùng lắm sắc độ blue là đủ biết… hoạ sĩ chơi sang lắm á!
Màu này thời ấy được miêu tả là hoàn hảo, tuyệt đối, vượt trội hơn mọi màu sắc khác (tốn tiền quá đi mà), được dùng để vẽ Đức mẹ đồng trinh, bởi những hoạ sĩ tài năng (và lắm tiền) nhất.


Màu xanh của bộ váy Đức mẹ trong tranh sau này đã trở nên quen thuộc và phổ biến, được sử dụng trong Hải quân, gọi là navy blue.
Có một màu blue khác thường dễ bị nhầm lẫn Ultramarine là Cobalt (tên dân dã chính là xanh cô ban). Cobalt so với Ultramarine ít… rực rỡ, toả sáng hơn.
Trở lại với màu của năm 2020: (nếu bạn có thể hiểu được mớ lý thuyết pha màu này) classic blue so với cobalt thì nhiều vàng hơn, khiến nó trở nên dịu mắt, đằm hơn, và có lẽ dễ dùng hơn.
Iphone 12 năm nay có màu blue rất bắt trend. Mỗi tội, không biết có phải do chất liệu bóng loáng, khiến nó trở nên hơi… nhựa nhựa, rẻ rẻ.
Áp dụng blue trong thời trang vui vẻ hơn chọn Iphone mới. Dưới đây là một số gợi ý phối màu của mình. Cá nhân mình thấy màu này dễ mặc hơn mọi người tưởng đấy, không làm tái da (đặc biệt là da châu Á có undertone vàng hoặc xanh olive).
Mạnh dạn thì cứ chơi cả cây classic blue, còn để an toàn thì dùng một món trong cả set đồ thôi (áo, quần, túi xách, khăn quàng, mũ, giày…)
Đội mạnh dạn:


Đội nhẹ nhàng kéo màu cùng tone:



Đội lấp lánh đá quý:
Các tone màu đá quý rực rỡ nhưng vẫn có độ đằm, lấp lánh nhất định, khác với màu neon đó nhé.



Đội một điểm nhấn:



Đội hường phấn: (cách phối này rất kén da nha, hoặc trắng hồng hào hoặc đen nâu sậm mới mặc đẹp)


Nếu bạn chỉ muốn nhấn nhá một chút theo trend màu năm nay, trang sức từ đá Lapis là một lựa chọn xuất sắc, giá thành vừa phải, dễ phối.



Mình cũng đã kịp sắm vài món xinh xinh tone xanh này. Hẹn gặp lại với những màu sắc khác nhé!
Hồi mình trồng hoa hồng, hoa màu gì cũng có, có những màu rất lạ, như xanh lá, nâu, đen. Những giống tên có chữ blue rất nhiều: blue eyes, rainny blue hay blue skynvv, mà thực ra đều là hoa tím hơi ngả violet cả. Hông có hoa hồng blue chính hiệu luôn, ra là vì màu xanh hiếm vậy~
LikeLike
mà mình nghĩ trong tương lai chắc người ta sẽ tạo ra được đủ thứ màu luôn á, chắc sẽ có hoa hồng neon phát sáng lấp lánh đủ cả :))
LikeLike