Chuyện đi sửa và bị sửa,

Có lần mình nghe podcast nói chuyện với một cựu nhân viên FBI, chuyên mảng thẩm vấn, về cách khai thác thông tin. Ông đưa ra một ví dụ đời sống rất dễ hiểu: Muốn biết một học viên trong lớp là sinh viên năm mấy, ông không hỏi cô ấy học năm mấy rồi, thay vào đó ông đưa ra một lời phỏng đoán (mà nhiều khả năng là sai): – em nhìn mặt chắc là sinh viên năm 2 nhỉ? Ngay lập tức cô sinh viên đó sẽ chữa lại, đồng thời đưa ra thông tin chính xác.

Ông nói, nhu cầu sửa sai người khác với con người nói chung vô cùng vô cùng mạnh mẽ, từ những thứ nhỏ nhặt như lỗi chính tả, cho tới to tát như quan điểm chính trị. Muốn khai thác thông tin, chỉ cần đánh vào nhu cầu này, “bẫy” họ khai ra những thông tin mình cần.

Khi nghe tới đoạn này, mình gật gù đồng cảm. Mình thường xuyên rơi vào cái bẫy này. Bé đến giờ mình có bệnh (vẫn đang gắng chữa) hay giải thích bản thân với người khác. Mình có một điểm, vừa xấu vừa tốt (có lẽ nghiêng về bất lợi) là tuyệt đối trung thành với sự thật, sự thật không nể nang cảm tình gì sất. Vì thế mình rất rất thích nhân vật Sherlock Holmes, Sherlock luôn tìm đến tận cùng chân tướng của sự việc, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Tuy vậy, vấn đề ở đây là phơi bày sự thật như thế nào.

Read More »