{chuyện màu sắc} Xanh dương

Kể từ năm 2000, hãng Pantone (một công ty cung cấp hệ thống màu chuẩn, ứng dụng trong thiết kế và sản xuất) thường niên chọn ra một màu của năm. Màu này sẽ thành trend của năm đó, đặc biệt trong thời trang và thiết kế nói chung (đồ hoạ, nội thất…).

Màu của 2020 mình đặc biệt thích, classic blue. Dù bây giờ đã gần hết năm rồi, nhưng mình vẫn muốn viết vài điều hay ho về lịch sử màu xanh dương và thêm vài gợi ý cách sử dụng trong đời sống. Vì một khi đã thích thì sử dụng thoải mái chứ nề hà gì color of the year :))).

Read More »

Mài đam mê ra ăn,

Mình từng nhận được rất nhiều tin nhắn của các bạn đang lăn tăn suy nghĩ muốn theo nghề minh hoạ. Điểm chung là các bạn luôn lo lắng liệu có thể kiếm sống được bằng nghề này hay không.

Một mặt nào đấy, mình cảm thấy bản thân không đủ tin cậy để nói về chuyện này, vì mình chưa từng phải chật vật lo kiếm sống từng bữa. Mặt khác, quan điểm riêng tiền bạc đã góp phần không nhỏ khiến cuộc sống của mình tương đối dễ chịu (về mặt vật chất).

Mình sinh ra trong một gia đình trung lưu tại Hà Nội. Bố mẹ là công nhân viên chức, làm công ăn lương bình thường, không chức tước, không buôn bán kinh doanh, không có khoản thừa kế dù to dù bé nào. Ngôi nhà mình lớn lên hơn 20 năm chỉ vỏn vẹn 25m2, có nhà bếp liền kề nhà vệ sinh kèm nhà tắm bé không thể bé hơn được nữa. Câu quen thuộc mẹ nói suốt thời bé của mình là nhà cận nghèo nên chỉ được ăn chuối thôi.

Read More »

Những thứ nên làm trước tuổi 30

Mình vốn rất ghét các kiểu bài “chấm chấm chấm” trước tuổi “chấm chấm chấm”. Xong giờ thì mình đang viết một bài thế đây 🙂 .

Mình ghét mấy bài như vậy do thường có quá nhiều cliché, không sát thực tế. Bài này, thực ra cũng chỉ là trải nghiệm và quan sát cá nhân, có thể không áp dụng cho tất cả mọi người. Đọc tham khảo cho vui thôi nhé!

Mình chọn mốc 30 bởi sau 30 khả năng thay đổi giảm đi nhiều (cả tinh thần và thể chất), sức ỳ khá nặng. Có những thứ bạn sẽ rất khó sửa sai.

Read More »

Chuyện đi sửa và bị sửa,

Có lần mình nghe podcast nói chuyện với một cựu nhân viên FBI, chuyên mảng thẩm vấn, về cách khai thác thông tin. Ông đưa ra một ví dụ đời sống rất dễ hiểu: Muốn biết một học viên trong lớp là sinh viên năm mấy, ông không hỏi cô ấy học năm mấy rồi, thay vào đó ông đưa ra một lời phỏng đoán (mà nhiều khả năng là sai): – em nhìn mặt chắc là sinh viên năm 2 nhỉ? Ngay lập tức cô sinh viên đó sẽ chữa lại, đồng thời đưa ra thông tin chính xác.

Ông nói, nhu cầu sửa sai người khác với con người nói chung vô cùng vô cùng mạnh mẽ, từ những thứ nhỏ nhặt như lỗi chính tả, cho tới to tát như quan điểm chính trị. Muốn khai thác thông tin, chỉ cần đánh vào nhu cầu này, “bẫy” họ khai ra những thông tin mình cần.

Khi nghe tới đoạn này, mình gật gù đồng cảm. Mình thường xuyên rơi vào cái bẫy này. Bé đến giờ mình có bệnh (vẫn đang gắng chữa) hay giải thích bản thân với người khác. Mình có một điểm, vừa xấu vừa tốt (có lẽ nghiêng về bất lợi) là tuyệt đối trung thành với sự thật, sự thật không nể nang cảm tình gì sất. Vì thế mình rất rất thích nhân vật Sherlock Holmes, Sherlock luôn tìm đến tận cùng chân tướng của sự việc, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Tuy vậy, vấn đề ở đây là phơi bày sự thật như thế nào.

Read More »

Phong cách bà mẹ Nhật

Khi sống ở đây, một trong những điều mình vô cùng nể phục các bà mẹ Nhật là: dù đẻ 2, 3 con thì người vẫn mảnh mai như thiếu nữ 🙂 🙂 . Thêm nữa, họ ở nhà không biết sao nhưng ra đường luôn chỉn chu, đầu tóc gọn gàng mượt mà ngay cả trong những ngày nóng. Quần áo tối giản nhưng rất đâu ra đấy. Xin giới thiệu một “phong cách” không chính thống nhưng rất phổ biến (ở Nhật) và hiệu quả này 😀 .

Keyword của phong cách này: thoải mái, tiện dụng, đơn giản, kín đáo.

Yếu tố nổi bật, dễ nhận diện nhất là ĐỘ DÀI. Áo dài, váy dài, áo khoác dài… dài layer lên dài. Họ thường mặc dáng suông, thoải mái, rộng nhưng không quá rộng, trông vẫn tương đối gọn gàng chứ không lùng bùng, một nùi vải. Sau đó là tone màu, trung tính, hài hoà, ít màu rực rỡ, chỉ thi thoảng điểm chút đỏ, vàng, xanh lá… (nhưng cũng là những màu đằm, không phải neon nha).

Read More »

Ký hợp đồng xuất bản 101 (tiết 2)

4. Thời gian thực hiện dự án

Thông thường bản thảo được duyệt cuối cùng sẽ là quyền quyết định của NXB, tất nhiên là có bàn bạc thống nhất với tác giả, trừ trường hợp tác giả tự bỏ tiền in sách (NXB đứng ở vai trò xin giấy phép xuất bản…).

Thời gian một cuốn sách từ bước bản thảo cho tới khi được phát hành có thể kéo dài tới vài năm (không chỉ ở VN đâu, các nước khác cũng vậy thôi), nên các bạn đừng quá shock nếu sách mình lâu ra như vậy. Có rất nhiều khâu mất thời gian nếu muốn làm cho chỉn chu, và một NXB thì luôn làm nhiều bản thảo cùng một lúc. Ở Việt Nam mình thấy các NXB thường không quá bắt chẹt tác giả/ hoạ sĩ ở khoản thời gian hoàn thiện (hiếm tác giả/ hoạ sĩ nào làm đúng hạn lắm). Tuy nhiên, nếu muốn, đôi bên có thể ký điều khoản thoả thuận về thời gian tối đa để sách được ra mắt, nhưng đừng hi vọng là 1-2 tháng nhá.

Read More »

Phong cách Dark Academia

Gần đây mình mới biết một phong cách – aesthetic – được gọi là Dark Academia, hiểu nôm na chính là style Ivy truyền thống/ preppy được phát triển mở rộng với một bảng màu trầm.

Đặc điểm nhận diện phong cách này là áo len chui đầu, quần ống đứng, cardigan, hoạ tiết kẻ caro, và tông màu trầm ấm, nghiêng nâu. Các chất liệu phổ biến là: len, nhung tăm, tweed, cashmere, da. Nhưng không phải không có cách áp dụng cho đồ mùa hè đâu 😀 .

Phong cách này gợi cho mình hình dung, ấn tượng về một con người học thức, hơi cổ điển (kiểu châu Âu), trầm mặc và khá đứng đắn, mực thước. Say mê sách vở, nghệ thuật và thích một thế giới riêng tư, yên tĩnh. Tất nhiên, bạn vẫn có thể là một Dark Academia bên ngoài thì tĩnh lặng, bên trong thì bùng cháy.

Read More »