C’est La Vie! – Cuộc đời thi vị của Sempé (phần 2)

Cứ lúc nào được nghỉ phép, tôi lại lao đến những toà soạn trong thành phố để gửi tranh. Một vài trong số chúng được nhận và thậm chí được in. Tôi thường ăn mừng việc được in tranh bằng cách tự thưởng cho mình được đi bằng xe buýt, một phương tiện đắt đỏ hơn Métro, nhưng có một điều xa xỉ mà ngày nay không được biết tới: những bến đỗ xe. Bến đỗ xịn cho phép bạn lên xe buýt lúc xe vẫn đang di chuyển, và xuống xe lúc chúng còn chưa dừng hẳn. Người lái xe đợi tín hiệu của người điều phối để kéo dây xích treo ở bến trước khi lái đi. Có những lúc khi người điều phối đứng đằng trước mũi xe và bạn có thể tự tay kéo xích (nó là một cái cần gạt có tay nắm bằng gỗ), lúc ấy bạn thường nhận được một cái nhìn cảm ơn từ những nhân viên của Hệ thống giao thông công cộng Paris, và đôi khi là cả sự kính trọng của những nữ hành khách nhìn bạn như một người đàn ông luôn chủ động.

(đoạn này khó hiểu phết. Mình đã đi google thử xe buýt ở Pháp thập niên 50, nhìn giông giống xe điện ngày xưa ở HN. Xe có hệ thống dây nối ở trên nóc. Chắc ý bác Sempé kể là hệ thống này.)

Một thời gian sau khi giải ngũ, tôi xuất bản một tuyển tập truyện tranh nhỏ tên là “Nhóc Nicolas” trên thời báo Belgian hàng tuần. Tôi gặp René Goscinny, ông ấy lớn hơn tôi chừng 5-6 tuổi. Ông ấy vẽ truyện tranh cho báo này, và cả viết truyện ngắn nữa.

Buổi chiều lúc chúng tôi gặp nhau, ông ấy mời tôi đi ăn tối tại một nhà hàng. Ông ấy hỏi: “Cậu có thích nhím biển không?“. Tôi trả lời rằng không biết món đó, thế nên ông ấy rất hào hứng giới thiệu cho tôi. Để không lép vế, cuối bữa ăn tôi hỏi ông ấy có thích âm nhạc không. Ông ấy đáp lời khẳng định một cách lịch sự. Tôi mời ông ấy qua chỗ mình để nghe hai đĩa nhạc. Ông ấy hẳn nghĩ là tôi đang đùa. Tôi bắt ông ấy leo 6 tầng rưỡi tới phòng của tôi ở khu trung tâm số 18 (trước đây từng là phòng của hầu gái), rồi tự hào khoe hai cái đĩa nhạc tôi có, Pavane pour une infante dèunte của Ravel và một đĩa nhạc Jazz tôi đặt cẩn thận trên chiếc máy nghe nhạc (dạng máy nghe đĩa than cổ).

một trong hai đĩa nhạc duy nhất của bác ý đây 😀

Sau một vài ô nhịp, tôi hỏi ông ấy: “Có bao nhiêu tất cả?” – “Bao nhiêu gì cơ?” – “Bao nhiêu nhạc công đang chơi ấy?” – Hơi ngạc nhiên, ông ấy trả lời: “Ờ… bảy?” – Tôi phì cười. “Anh chả biết gì cả. Có tất cả 16 nhạc công: năm saxophone, bốn trombone, bốn trumpet, piano, bass và trống.” Chúng tôi không nghe bản pavene nữa, có lẽ ông ấy sợ tôi sẽ hỏi về bố cục dàn giao hưởng ở buổi hoà nhạc Colonnes.

Chúng tôi trở thành bạn. Ông ấy đến New York, cuộc sống ở nơi ấy chẳng dễ dàng gì, nhưng cũng thật thú vị. Ông ấy nhìn thấy vài hoạ sĩ biếm hoạ nổi tiếng ở toà soạn và ông ấy còn nói tiếng Anh nữa.

Ông ấy là người lịch sự, kín đáo và dè dặt như tôi lúc bấy giờ. Chúng tôi đều hơi nói lắp một chút. Tôi thường kể cho ông ấy chuyện thời đi học, khi tôi là một đứa trẻ chuyên gây rối. Vì ông ấy đến từ thế giới mới (the New World) nên khiến tôi thấy tự hào đôi chút khi làm ông ấy cười được.

Ba, bốn năm sau một tờ báo địa phương mời chúng tôi làm một dự án. Goscinny viết nội dung còn tôi minh hoạ. Ông ấy nghĩ ra một loạt truyện về một đứa trẻ – nhóc Nicolas – tự kể với độc giả về cuộc đời và bạn bè nó. Những nhân vật này có những cái tên kỳ lạ và nói lắp như: Rufus, Alceste, Maixent, Agnan, Clotaire… Chúng luôn khiến những giáo viên phụ trách phải vất vả. Series này nhanh chóng được yêu thích, René đã tìm được công thức thành công. Hàng tuần ông ấy tới, trong bộ suit màu xanh tím than, một chiếc cà vạt được lựa cẩn thận và chiếc áo sơ mi trắng không tì vết. Lịch thiệp, mỉm cười và một chút lo lắng, ông ấy lấy từ trong túi ra một chiếc phong bì, trong đó có truyện ngắn được gõ cẩn thận trên vài trang giấy. Chúng tôi đã làm được năm cuốn sách nhỏ.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s