Kể tôi trên giấy (tiết 3)

PHƯƠNG PHÁP 3: LIÊN TIẾP

Phương pháp này phải giải thích chi tiết hơn một chút. Cách này là kể chuyện bằng việc liệt kê theo trình tự thời gian. Khác với phương pháp liệt kê số 1, với cách này, nhất thiết phải bám lấy một trục thời gian cụ thể.

“một ngày nọ, tao nghĩ về quá khứ, rồi lại đến tương lai…”
chim hồng thiền sư. mình vẫn muốn viết thêm truyện cho nhân vật này.

Vì kể chuyện theo trình tự thời gian thì kể… bao nhiêu cũng được. Tuy không giới hạn độ dài thời gian (có thể là một phút cũng có thể là một thế kỷ) nhưng tốt nhất chỉ nên kể một tình huống: mở – thân – kết ngắn gọn. Không nên lồng ghép nhiều tình huống sẽ khó sắp xếp. Để luyện tập, bạn có thể thử bằng bố cục 4 khung.

Có một cuốn rất hay cũng thường dùng phương pháp này, Deep dark fears (đã được xuất bản ở VN với tên Những nỗi sợ sâu thẳm).

Khi còn nhỏ, tôi biết rằng nếu quay vòng vòng thật nhanh, tôi sẽ đi tới một chiều không gian khác, giống hệt nhưng là giả. Nếu tôi quay lần nữa, tôi sẽ trở về nhà. Tôi quên mất mình đã quay bao nhiêu vòng rồi.

Cái khó của phương pháp này là việc bạn chọn thời điểm/ chi tiết gì để kể. Có một bài tập rất hay để luyện là: tóm tắt. Bạn có thể thử tóm tắt một câu chuyện/ cuốn sách/ bộ phim bằng 4 câu/ 4 gạch đầu dòng, mà vẫn đủ để người khác nhận ra tác phẩm ấy.

Bạn có thể tham khảo series tóm tắt các tiểu thuyết kinh điển bằng hai khung truyện này:

Abridged Classics
Brief Summaries of Books You Were Supposed to Read but Probably Didn’t
John Atkinson
Kiêu hãnh và định kiến: Cô gái ghét mấy kẻ quý tộc giàu có. Đợi đã, à cô ấy không ghét.
Đồi gió hú: Hai anh chị em (đại khái thế) yêu nhau. Rất là mờ mịt.

Hôm nay mình hơi mệt, nên hết tiết 3 ở đây.

Tiết 1
Tiết 2

One thought on “Kể tôi trên giấy (tiết 3)

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s