Có một câu nói nổi tiếng của Oscar Wilde rằng:
“Man is least himself when he talks in his own person. Give him a mask, and he will tell you the truth.”
(con người ít là mình nhất khi họ mang danh mình mà nói. Cho họ một chiếc mặt nạ và họ sẽ nói bạn nghe sự thật)
Điều này phần nào phản ánh bản chất của nghệ thuật. Con người dùng trí tưởng tượng để tái tạo thế giới qua một lăng kính mới. Âm nhạc, văn học, điện ảnh, hội hoạ… đều xuất phát từ trí tưởng tượng, khả năng tái tạo thế giới qua góc nhìn cá nhân, và cả hơn thế nữa, tạo ra một thế giới khác.
Gốc rễ, thông điệp của mọi tác phẩm đều hướng tới một thế giới tử tế hơn. Những xúc cảm, suy nghĩ ấy là thật, từ một con người đang tồn tại. Thế nên, xem một bộ phim khoa học giả tưởng về một hành tinh, một giống loài không có thật… lại có thể gây tác động tới đời sống thật của người xem. Sự đồng cảm ấy không tự nhiên mà có, nó nảy sinh từ sâu bên trong quá trình tạo ra tác phẩm và bản thân tác giả. Nếu câu chuyện không thuyết phục được chính người tạo ra nó thì không hi vọng gì nó khiến khán giả tin.
Không ngạc nhiên khi nhiều tác phẩm kinh điển có vô số điểm chung hoặc xuất phát từ chính đời thật của tác giả. Đại gia Gastby cùng nàng Daisy với F. Scott Fitzgerald và vợ Zelda, Mary Poppins và tuổi thơ của P. L. Travers (hãy xem thử Saving mr.Banks nha), Winnie the Pooh và gia đình A. A. Milne (phim Goodbye Christopher Robin), Peter Pan và J. M. Barrie (xem phim Finding Neverland nha), Beatrix Potter và Thỏ Peter (phim Miss Potter), Gió qua rặng liễu và Kenneth Grabam, hay H.C.Andersen và Nàng tiên cá… Trong giới hạn bài viết này mình chỉ muốn nói về việc sáng tác cho trẻ em nói chung và picturebook nói riêng.
Read More »