Jane, con cáo và tôi là một cuốn graphic novel dày 101 trang (không biết nên dịch khái niệm này sang tiếng Việt thế nào – tiểu thuyết bằng tranh?) nói về đời sống học đường, tâm trạng và những xáo trộn tuổi mới lớn. Câu chuyện vừa chân thực lại vừa hết sức nên thơ, gợi nhớ mình rất nhiều về thời đi học chết cmn tiệt.
Tác giả phần lời là Fanny Britt, một nhà viết kịch, tác giả, dịch giả người Canada. Cô đã viết rất nhiều vở kịch, sách truyện thiếu nhi, nhưng đây là cuốn graphic novel đầu tay của cô. Hoạ sĩ minh hoạ là Isabelle Arsenault – cũng là người Canada, như mình đã nhiều lần kể lể – là hoạ sĩ cực kỳ cực kỳ yêu thích của mình (quỳ rạp xuống chân, kính dâng muôn lời ngợi ca). Sự kết hợp này thật sự xuất sắc, lời kể như một cuốn tiểu thuyết và hình ảnh như những thước phim điện ảnh.
À mà thực ra đó chính là định nghĩa gần sát nhất cho thể loại graphic novel mà nhỉ? Để phân biệt rạch ròi graphic novel và comic (truyện tranh) không hề đơn giản, có vô số những cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề này nhưng mệt lắm mình không muốn nhắc tới. Tuy vậy, một trong những điểm cốt yếu mà các bậc phụ huynh (thâm chí là thế hệ tương đối trẻ, tầm 8x đổ đi) có định kiến về truyện tranh (hay những câu chuyện được kể bằng hình ảnh nói chung) là phần lời cộc lốc văn nói, không giúp ích cho việc đọc, không khiến độc giả viết lách tốt hơn… Graphic novel không phải vậy, như cái tên của nó “novel” – là câu chữ tiểu thuyết ấy (từ dưới đây xin được lược dịch mấy đoạn, dịch chán thì thôi nha hihi!).
Jane, con cáo và tôi kể về một cô bé học sinh tên là Hélène. Hélène từng chơi thân với một nhóm bạn, Geneviève, Anne-Julie, Sarah và Chloé, cho tới khi những đứa bạn ấy quyết định rằng không ai được nói chuyện với Hélène – con bé ấy không có bạn.
Đây có phải cuốn ehon đầu tiên mình viết review không ta? Cơ bản là giờ trình độ chỉ đọc sách tranh thiếu nhi là thấy thoải mái nhất đó, hehe (dù đọc ehon toàn hiragana đau cả đầu).
Câu chuyện tên là “Bé Maron, thử nấu cà ri nhé!” (Maron chan karee tsukutte miyou!), kể về chú chó Maron muốn trở thành đầu bếp. Nhân đây bụng cũng hơi đói, Maron đi nấu cà ri cho ông ăn đi.
Trời mưa tầm tã, không khí se lạnh đọc một cuốn picture book cảm động và bay bổng thế này thật hợp và thấm quá đi!
Câu chuyện kể về một gia đình di cư qua con mắt của cô con gái út – Anna. Mọi sự vất vả, đau khổ, thiếu thốn… dưới góc nhìn của Anna trở nên nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn không kém phần khốc liệt. Cô bé không than thở, không oán trách, chỉ tự kể cho mình những câu chuyện, khi thì cô bé là một chú thỏ, khi là một chú ong (nhưng không phải loại ong thợ đâu), khi lại là một chú mèo rúc vào chăn ngủ…
Đợt trước nhà mình đi trăng mật mùa hè (cứ đi du lịch với nhau là tự động “trăng mật), trời nóng vã mồ hôi đi tắm suối nước nóng – kể ra đứa nào cũng phì cười vào mặt ( . _ . ). Buổi tối giữa rừng, giữa núi tối om om lại mưa sấp mặt, hai đứa nằm khách sạn ôm Ipad xem Netflix.
Với nỗ lực tạo ra không khí lãng mạn, mình phá rào chọn một phim tình cảm (nhà mình đều rất ít khi xem thể loại này), tên là Us & Them (của Trung Quốc).
Phim này đại khái nội dung như một phiên bản Lala Land của châu Á. Cũng câu chuyện một cặp đôi yêu nhau từ khi còn nghèo khó, cùng nỗ lực theo đuổi ước mơ cá nhân, đến khi thành công thì không còn được ở bên nhau nữa.
Kịch bản này trong phim lẫn ngoài đời đều quá sức quen thuộc. Hẳn có rất nhiều người từng có những trải nghiệm gần giống vậy nên dễ đồng cảm. Dù điện ảnh, văn học… có kể đi kể lại bao nhiêu lần những câu chuyện na ná như thế thì vẫn thu hút được người xem, vẫn khiến họ lay động.
Bối cảnh phim ở Bắc Kinh, Jianqing – mơ thành nhà thiết kế game, thành công giàu có, khiến bố nở mày nở mặt, Xiaoxiao – cô gái mơ mộng, tươi vui, mong kiếm anh chồng lắm tiền để đổi đời, thoát nghèo. Cả hai dù chật vật vẫn kiên trì cố gắng bám trụ lại đất Bắc Kinh.
nhà nghèo có mỗi gói mì ăn chung
Ban đầu, Jianqing chỉ đóng vai anh trai mưa, suốt ngày âm thầm lặng lẽ chạy theo lo cho Xiaoxiao. Còn cô nàng thì hẹn hò hết anh này anh nọ và đều thất bại thảm hại. Dần dà đến một ngày Xiaoxiao nhận ra Jianqing mới là người yêu cô chân thành, không vụ lợi. Rồi hai người có những tháng ngày thanh xuân hẹn hò hạnh phúc cái lọ cái chai như mọi câu chuyện tình bình thường khác. Nhưng cũng như mọi câu chuyện đã cũ, những khó khăn về vật chất, áp lực của thất bại, của sĩ diện đẩy họ dần xa nhau.
Xiaoxiao từ một cô gái nông cạn chỉ mong bám vào đàn ông để thoát nghèo, đã trưởng thành nhận ra tình yêu trong trẻo không màng vật chất, chỉ mong luôn được ở bên Jianqing. Nhưng Jianqing thì mắc kẹt trong cái sĩ diện đàn ông ngu xuẩn, không dám mở mồm níu giữ Xiaoxiao.
Hai người chia tay và Jianqing trở nên thành công và giàu có nhờ động lực từ vết thương lòng. Sau đó một thời gian hai người gặp lại nhau, vẫn còn nặng tình, Jianqing đề nghị quay lại, nhưng Xiaoxiao từ chối vì cảm thấy anh từ bấy đến giờ vẫn không hiểu được cho tấm chân tình của cô, anh nghĩ cô chỉ mong được mua cho một căn nhà to đẹp.
Đến đây bộ phim đã làm mình lộn cả ruột và hiểu tại sao sau cùng mình ít khi xem tình cảm là vậy. Những bộ phim tình cảm thường mâu thuẫn quá lớn với quan điểm sống và nhân sinh quan của mình. Mình hiểu tại sao có những chuyện như vậy xảy ra trên phim và cả trong đời thật, nhưng mình không thể thông cảm, không đồng cảm nên mình không thấy xúc động, thấy thương nhân vật được. Rốt cục trong đời, việc đổ lỗi cho hoàn cảnh luôn luôn dễ dàng hơn tiếp tục cố gắng thêm một lần nữa, nói với nhau những lời giải thích hơn chỉ một lần. Người ta dễ dàng đánh mất nhau, dễ dàng sống trong nuối tiếc còn hơn làm hẳn một lần cho xong rồi không bao giờ phải nghĩ về chuyện đó nữa.
Jianqing yêu Xiaoxiao sâu nặng đến vậy nhưng vì sĩ diện hão nên không dám ngỏ lời lần thứ hai. Giữ thể diện làm người ta đánh mất cơ hội bày tỏ những cảm xúc thật, những mong muốn sâu thẳm nhất. Nếu mình rất yêu quý một người, nếu giận nhau hay hiểu lầm mình sẽ xin lỗi đến cùng, một lần không được thì hai ba lần (và thực tế mình đã từng làm vậy rồi). Thương bằng mồm bao giờ cũng dễ, nói được làm được mới là những tấm lòng đáng trân trọng.
Trái lại Xiaoxiao cũng yêu Jianqing sâu đậm nhưng không giữ được sự kiên nhẫn, không giải thích cho nhau đến tận cùng. Cứ lòng vòng kiểu con gái – anh không hiểu, anh không hiểu ý em sao – em không nói toẹt ra thì bố ai hiểu, chẳng nhẽ yêu bao nhiêu năm rồi không hiểu rằng thằng người yêu mình rất sĩ diện và chậm hiểu những ẩn dụ trong đối thoại hay sao.
Sau cùng, mình thấy hai người này không đến với nhau là đúng, chẳng có gì phải tiếc nuối. Jianqing nhắm mắt lấy một cô vợ lắm điều, thiếu cảm thông, lòng lúc nào cũng canh cánh nhớ về Xiaoxiao, chỉ đụng mặt lại một cái là sẵn sàng lên giường với người yêu cũ ngay khi có cơ hội, vợ con bỗng chốc thành phù du. Xiaoxiao vẫn cô đơn thế, dù trưởng thành hơn nhưng đã héo hon nhiều.
Những câu chuyện kết thúc bằng sự nuối tiếc luôn để lại nhiều lưu luyến cho khán giả. Nhắc nhớ người ta về một nỗi niềm tiếc nuối nào đó chôn cất trong tâm trí. Đấy là thứ không hề lay động mình, vì mình ghét nhất việc nghĩ “giá như”, mình không ngoảnh mặt lại quá khứ và nghĩ ước gì.
Nói chung, phim dựng đẹp, nhạc cũng khá hay, diễn viên diễn tốt, có chemistry, chỉ điều câu chuyện thì mình ghét. Lala land xem xong mình còn thấy buồn cho Seb, còn hiểu nàng dù nói mồm yêu ta đến mấy cũng không cưỡng lại việc lấy chồng, Us & them chỉ làm mình thấy não ruột.
Thứ 6 tuần trước, đang trong lớp (cố gắng) học chăm chỉ, mình lăn ra đau bụng dữ dội. Thế là lần đầu tiên được cáng lên xe cấp cứu, ò e í e rộn cả một góc phố. Đến viện lăn hết từ phòng chụp này sang phòng siêu âm nọ, bác sĩ quyết định cho vào phòng mổ gấp ngay trong ngày.
Ca phẫu thuật tiếng rưỡi qua trong một cái chớp mắt. Gây mê cái lịm đi mở mắt ra đã thấy người cắm đống dây dợ. Sau đó là một tuần nằm viện.
Ấn tượng của mình với bệnh viện ở Việt Nam là lúc nào cũng nồng nặc mùi thuốc sát trùng, ám ảnh vô cùng, thê lương vô cùng (tuy giờ thì bệnh viện tư nhân cũng khác nhiều rồi). Lần này mình cũng nằm viện công, rất sạch sẽ (đúng tiêu chuẩn Nhật hehe), sạch đến không có tý bụi nào, không có mùi gì. Hàng ngày đều có nhân viên đi lau dọn hai ba lượt. Thêm nữa lại hết sức yên tĩnh.
Phòng mình bốn người, nhưng chỉ có ba bệnh nhân. Phòng khá rộng rãi, thoáng mát. Mình còn được nằm giường cạnh cửa sổ.
Bạn nhà đi chăm vợ ốm khểnh chân chơi điện tử, hừm.
Ngoài ra bệnh viện có phòng riêng để gọi điện thoại (để không làm phiền bệnh nhân trong phòng), phòng ăn riêng hoặc muốn tiếp người thân đến thăm, phòng tắm chuyên dụng, siêu thị tiện lợi…
Thi thoảng cũng bắt gặp những thông báo được dán trên tường thế này:
không được nện bác sĩ
Hết mục tả cảnh.
Bác sĩ và y tá ở đây rất thân thiện, tận tình, lúc nào cũng tươi cười chứ không cáu gắt quát mắng bệnh nhân. Mình mổ xong cũng hồi phục khá nhanh (mình không phải uống kháng sinh). Lúc nhập viện, mình đau quằn quại ngồi không nổi, thở không xong nhưng phải trả lời tiếng Nhật liên tiếp ( . _ . ). Thật là một hoạt cảnh khủng khiếp khi đã đau bụng còn phải chia động từ tiếng Nhật. Sau đó, “tiếng lành đồn xa”, bác sĩ và y tá nào cũng hết sức nỗ lực dùng tiếng Anh với mình, họ còn dùng cả google translate để hỏi chuyện mình bằng tiếng Việt. Dù tiếng Việt của chị Gu gờ rất kỳ nhưng mình đánh giá cao sự tận tình của nhân viên ở đây.
Sau khi mổ xong hết đau bụng, mình đã tỉnh táo trở lại để chia động từ. Các bác sĩ và y tá bắt đầu nói chuyện tiếng Nhật với mình, không cậy nhờ chị Gu gờ nói tiếng Việt lớ ngớ như Việt kiều xa quê nữa. Mình còn làm quen được người bạn Nhật đầu tiên nữa *chấm nước mắt*, là cô y tá tên Kagi (nghĩa là chìa khoá), cô đang học tiếng Anh nên bảo mình có thể gọi cô là Key, Key-san. Key san rất mê đi du lịch và ăn uống, đã từng đến Việt Nam và bị phê đồ ăn ở đây, nhất là xoài và tôm. Cô bảo đang nỗ lực đi làm và học tiếng Anh để đi chơi thế giới đây này. Sugoi ne!
Nằm viện một tuần mình còn được luyện nói nhiều hơn học trên lớp. Và họ cũng hiểu được hết những gì mình nói *xúc động*. Qua những lần nói chuyện, mình mới biết, dù họ đang làm một công việc ổn định, dù đã tiệm cận tuổi trung niên, vẫn không ngừng học thêm những thứ mới (đôi khi chả liên quan gì tới công việc đang làm), thậm chí cả về tiếng Nhật. Điều này với mình thật đáng nể.
Y tá lúc nào cũng túc trực, vài tiếng lại quay lại kiểm tra (hoặc có thể bấm nút gọi). Tối tắt đèn đi ngủ thì cứ một tiếng lại vào rọi đèn xem bệnh nhân đã ngủ chưa, như giám thị ngày xưa ý. Bạn nhà mình bị mẹ mắng vì không ngủ lại bệnh viện trông mình đêm đầu tiên sau khi mổ xong. Nhưng cái đó mình thấy không cần thiết, và chưa chắc người nhà đã được ngủ lại. Ở VN mình thiếu y tá quá nên người nhà phải tự túc trực. Chứ bệnh viện ở đây y tá theo dõi rất cẩn thận sát sao rồi, người nhà nên nghỉ ngơi thì hơn vì sau đó còn rất nhiều việc mất sức khác.
Đồ ăn ở bệnh viện cũng rất ngon, dễ ăn. Mình có ký hoạ lại mấy bữa.
Điều quan trọng cuối cùng mình muốn nhắc tới là viện phí. May mình có bảo hiểm, nên chỉ phải trả 30%, không thì viện phí đã lên tới hơn trăm triệu *ngất một chút*. Mình nghe nói có rất nhiều du học sinh VN sang đây cố tình không đóng tiền bảo hiểm. Cái đó dại dột cực kỳ, nếu có đi Nhật, hãy nhớ tuyệt đối đóng đủ bảo hiểm nhé! Bảo hiểm ở Nhật khác VN ở chỗ có thể được áp dụng ở mọi nơi (mọi phòng khám, bệnh viện, hiệu thuốc) chứ ko như VN chỉ được ở một bệnh viện mình đăng ký.
Viết dài quá rồi, mình xin kết tại đây. Hiện giờ mình cũng khoẻ lên nhiều rồi, chỉ có cười to hay hắt xì là đau vết mổ. Thế là đành làm quý cô ít lời, hiền dịu hẳn một tháng trời. Khổ vcđ!
Đêm qua có chú ve bay đến ban công nhà tôi, rồi lăn ra chết dưới cục điều hoà.
Chú ve đã lìa đời vào những ngày cuối tháng tám, kết thúc mùa hè cùng cực. Tôi băn khoăn không biết chú ta đã hát bao nhiêu bài ca, bay qua bao nhiêu tán cây cho tới những ngày cuối cùng.
Cùng ngày hôm ấy, một nữ hoạ sĩ truyện tranh tôi vô cùng yêu thích cũng qua đời, ở tuổi 53. Một trong những điều cuối cùng cô ấy nói là cô ấy cảm thấy rất biết ơn, đã được sống một cuộc đời rất tuyệt vời, với 30 năm sáng tác. Tôi tin rằng tác phẩm của cô sẽ còn được yêu thích rất nhiều năm về sau nữa.
Có đứa bạn tôi tâm sự, dạo gần đây hay có suy nghĩ nếu sống mệt mỏi thế này thì chết đi cho rồi, đơn giản hơn, dễ chịu hơn. Quả thực để sống có ý nghĩa, sống vui vẻ là một điều hết sức… vất vả. Mà vẫn cứ phải làm thôi!