Thế giới của Taizi Harada

Hôm nay hơi buồn lòng nên mình sẽ viết về một hoạ sĩ mà mỗi bức tranh đều như những bài thơ.

Taizi Harada sinh ngày 29 tháng 4 năm 1940 ở Kanmachi, thành phố Suwa tỉnh Nagano. Ông tốt nghiệp Đại học mỹ thuật Musashino (một trong những trường ĐH mỹ thuật danh tiếng nhất Nhật Bản, có rất nhiều hoạ sĩ tài năng từng học tại đây). Ông vừa vẽ tranh, vừa minh hoạ sách tranh, vừa thiết kế đồ hoạ. Ông đã đoạt giải Shogakukan lần thứ 29. Ông có bảo tàng mỹ thuật cá nhân ở quê nhà Nagano (mình chưa đến nhưng nhất định sẽ đi một lần).

cropped-325eb72089dd1d7f37b63c5c2edf0f4e.jpg

taiziharada.jp

Năm 1982, tờ báo Asahi đặt hàng ông viết và vẽ một loạt bài về Nhật Bản qua con mắt của ông, mang tên “Thế giới của Taizi Harada”. Loạt bài này được đăng vào số chủ nhật hàng tuần, kéo dài từ tháng 4/1982 tới tháng 9/1984.

Ông đã đi qua 47 tỉnh thành dọc đất nước, hoàn thành được 127 bức tranh. Toàn bộ các tác phẩm (tranh và bài viết) được tập hợp trong cuốn Artbook Bird and Bug-eye Views of Japan.

ORG__DSC1335.JPG

Cuốn này in khổ to (hơn A4 một xíu), giấy dày, đẹp, màu mè sắc nét, nhìn rất đã không có gì phải chê. May sao mình tìm mua được sách cũ, giá chỉ còn một nửa (tầm 500k gì đó) nhưng chất lượng vẫn như mới.

Cuốn sách kể tỉ mỉ về hành trình và quá trình sáng tác của Harada. Ông lang thang khắp ngõ ngách phố xá, gặp gỡ người dân bản địa, hoà mình với thiên nhiên… chụp rất nhiều ảnh sau đó mới vẽ tranh.

ORG__DSC1336.JPG

Bộ đồ nghề của Harada, có rất nhiều máy ảnh và sổ tay ghi chép (nhìn đã thấy vác đồ nặng thấy mịa).

ORG__DSC1341.JPG

Có vẻ ông dùng màu acrylic hoặc gouache, vẽ trên giấy khổ A3.

Tranh của Harada với mình, chính là ví dụ điển hình của nghệ thuật quần chúng, là nàng Mona Lisa mà người bình thường cũng cảm thấy đẹp. Câu chuyện trong tranh ông lúc nào cũng giản dị, gần gũi và quá đỗi chân thực. Ông là hoạ sĩ Nhật nhất mà mình từng được biết (không phải đứa con bị quê nhà chối bỏ như Haruki Murakami đâu hehe). Mọi bức tranh của ông đều mang hơi thở cuộc sống mãnh liệt, đến nỗi lần nào mình xem cũng cảm thấy nhớ nhà (dù tranh không phải vẽ quê nhà mình).

34642286_1849231435381424_432462997223374848_o
Ngoài cuốn artbook to mình còn một cuốn phiên bản bỏ túi nữa.

Tranh Harada tỉ mẩn đến từng ngọn cỏ, từng viên sỏi bên bờ sông. Điều thú vị là không phải trường phái tả thực nhưng lại có cảm giác y như thật. Góc tường đá thấy mát lạnh, vỏ con thuyền sơn đã tróc, đầy vết gỉ sét, hay cánh đồng hoa cỏ đang có gió thổi đung đưa…

c4d5ff358c23ece96223cd8697c53440.jpg

Cuộc sống thường nhật của người dân Nhật Bản được lột tả sinh động, tự nhiên, hết sức dịu dàng. Những chiếc cờ cá Koi được giặt trên sông, căn phòng làm búp bê gỗ ngoài trời tuyết rơi, ấm nước sôi bốc khói, những đứa trẻ chạy chơi trên cánh đồng hoa vàng, cô dâu mới lưu luyến về nhà chồng…

ORG__DSC1337.JPG

Trang nào cũng có cả phần tiếng Nhật và phần dịch tiếng Anh câu chuyện về địa điểm đó. Phần cuối sách còn có một bài phỏng vấn dài, không có dịch nên mình đọc tiếng Nhật hơi bị lâu chút (lúc nào đọc xong mình sẽ dịch lại sau).

Tại sao mình lại chọn viết bài giới thiệu về Taizi Harada trong một ngày thấy buồn? Thử tưởng tượng xem nếu mọi hình thức nghệ thuật trên thế giới bỗng bốc hơi, biến mất sạch, không còn âm nhạc, phim ảnh, tranh truyện, tuyệt nhiên không gì hết, ngay cả một bức tranh trang trí trên tường hay minh hoạ trên vỏ một chai bia… Thế giới sẽ chán muốn chết đi. Nếu mình vẫn còn cơ hội được nhìn mọi thứ theo cách đẹp đẽ, trong trẻo thế này, nếu vẫn còn có thể cảm thấy một bông hoa dại mọc chân tường xinh xắn, đáng yêu đến thế, có lẽ nỗi buồn này cũng nho nhỏ, dễ thương mà thôi.

ORG__DSC1340.JPG

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s