Bảo tàng nghệ thuật Digital

Ở Tokyo mới khai trương một bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số, kết hợp với cty Epson, tên là Digital Art Museum.

IMG_2847.jpg

Concept của triển lãm phá vỡ mọi quy tắc, khám phá và phát huy trí tưởng tượng. Nguyên bảo tàng là một toà nhà được sơn đen sì, đến nhân viên cũng mặc toàn đồ đen. Triển lãm phô bày những công nghệ ba chiều đời mới, tương tác với tổng diện tích lên tới 10.000m2, 520 máy tính và 479 máy chiếu, tạo ra một không gian ảo ấn tượng.

Bảo tàng được chia thành nhiều khu vực trình chiếu với những chủ đề khác nhau, rừng bươm bướm, rừng hoa, rừng đèn, thế giới pha lê… Tuy vậy sẽ không có chỉ dẫn hay bản đồ gì hết, mà người xem tự chủ động lang thang, khám phá mọi ngõ ngách. Các tác phẩm cũng thay đổi liên tục. Những hình ảnh được trình chiếu trên sàn hoặc tường có thể tương tác trực tiếp. Ví dụ có hình ảnh một con thạch thùng đang chạy trên sàn, bạn giẫm vào đó thì nó sẽ… tan xác thành những mảng màu. Thấy bọn trẻ con có vẻ rất thích trò giẫm giẫm này.

Không chỉ là không gian phô diễn ánh sáng, hình ảnh, âm thanh, triển lãm này còn tạo ra nhiều không gian để vận động. Như khu vực “Khu rừng vận động”, có cả trampoline, có “đồi núi” để leo trèo… Hoặc cả một căn phòng toàn bóng cao su đổi màu sặc sỡ.

ORG__DSC1298.JPG

Ba khu vực mình thích nhất là Rừng đèn, Thế giới Pha lê và một phần bóng cao su ở Khu rừng vận động. Rừng đèn thì lãng mạn, nên thơ như ngày sinh nhật của Rapunzel (lúc đứng xếp hàng chờ vào có cô bé tâm sự với mẹ như thế). Ánh sáng từ những chiếc đèn được thả từ trần xuống, thay đổi nhẹ nhẹ chầm chậm từ vàng cam sang hồng, xanh, đỏ. Toàn bộ sàn và tường được lắp gương khiến căn phòng dường như vô tận.

ORG__DSC1306 2

Phòng này có vẻ là khu vực hot nhất bảo tàng, người xếp hàng lúc nào cũng đông, mỗi nhóm khách tham quan chỉ được ở trong đó khoảng 3-4ph.

Phòng Thế giới pha lê thì giống như bước vào một cảnh phim Star Trek lúc tàu USS chuẩn bị nhảy bước nhảy ánh sáng vậy. Kết hợp với âm nhạc tạo ra một trải nghiệm choáng ngợp.

Ngoài ba khu vực trên thì cơ bản bảo tàng này làm mình đau đầu, chóng mặt, bức bí, giống như bạn bị nhốt trong một cái TV khổng lồ vậy, và các hình ảnh liên tục chuyển động không ngừng. Những khu vực trưng bày mô phỏng thiên nhiên, như sóng biển hay cây lá mình không đánh giá cao lắm. Chúng khiến mình cảm thấy hơi lạnh sống lưng, như những bộ phim scific về một thế giới tuyệt vọng khi con người không còn thiên nhiên thực sự nữa mà phải sống trong thế giới ảo vậy.

Một vài điểm chú ý khi đi bảo tàng này:

  • Không được đi giày cao gót và dép xăng đan, vì có nhiều đoạn leo trèo này nọ. Ở bảo tàng có sẵn giày cho khách mượn.
  • Có nhiều khu vực sàn gương nên tốt nhất không nên mặc váy ngắn, hơi bất tiện tý.
  • Vé vào cửa là 3200¥ cho người lớn và 1000¥ cho trẻ em (nhà mình đặt vé sớm nên còn có khoảng 2400¥), tuy nhiên chơi được cả ngày nên mình thấy cũng hợp lý.
  • Không được mang đồ ăn, đồ uống vào trong mà chơi lâu sẽ khá mệt nên tính toán ăn uống trước để có đủ sức chơi bời.

Tuy nhiên, tóm gọn lại thì mình vẫn thấy đây là một nơi đáng thử đến một lần, vừa choáng ngợp vừa đáng sợ (ở khía cạnh scific). Nhưng cá nhân mình sẽ không quay lại lần thứ hai.

p.s: mình có quay video mà wordpress đòi tiền mới cho up, nên… bye!

5 thoughts on “Bảo tàng nghệ thuật Digital

      • Thùy ơi cho tớ hỏi chút. Bữa tớ thấy trên facebook Thùy nói do đau vai gáy nên không dùng balo nữa mà chuyển qua túi tote. Vậy việc đeo balo dẫn đến đau vai gáy, hay là đau vai gáy thì không nên đeo balo? Tớ cũng hay bị đau mỏi vai, cổ bị chúi về trước một xíu, mà tớ cứ đinh ninh đeo balo sẽ cân bằng hai vai thì đỡ tình trạng đau mỏi hơn, nên đã cố gắng chuyển qua đeo balo á.

        Like

      • tớ ko biết, chắc tuỳ người. nhưng tớ đeo balo bị đau vai gáy, bỏ dùng balo thì ko bị nữa. túi tote thì tớ cứ liên tục đổi tay thôi, lúc đi tàu hay đứng chờ thì cứ để dưới chân.

        Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s