Thế giới của Taizi Harada

Hôm nay hơi buồn lòng nên mình sẽ viết về một hoạ sĩ mà mỗi bức tranh đều như những bài thơ.

Taizi Harada sinh ngày 29 tháng 4 năm 1940 ở Kanmachi, thành phố Suwa tỉnh Nagano. Ông tốt nghiệp Đại học mỹ thuật Musashino (một trong những trường ĐH mỹ thuật danh tiếng nhất Nhật Bản, có rất nhiều hoạ sĩ tài năng từng học tại đây). Ông vừa vẽ tranh, vừa minh hoạ sách tranh, vừa thiết kế đồ hoạ. Ông đã đoạt giải Shogakukan lần thứ 29. Ông có bảo tàng mỹ thuật cá nhân ở quê nhà Nagano (mình chưa đến nhưng nhất định sẽ đi một lần).

cropped-325eb72089dd1d7f37b63c5c2edf0f4e.jpg

taiziharada.jp

Năm 1982, tờ báo Asahi đặt hàng ông viết và vẽ một loạt bài về Nhật Bản qua con mắt của ông, mang tên “Thế giới của Taizi Harada”. Loạt bài này được đăng vào số chủ nhật hàng tuần, kéo dài từ tháng 4/1982 tới tháng 9/1984.

Ông đã đi qua 47 tỉnh thành dọc đất nước, hoàn thành được 127 bức tranh. Toàn bộ các tác phẩm (tranh và bài viết) được tập hợp trong cuốn Artbook Bird and Bug-eye Views of Japan.

Read More »

Nhà Liszts

Mình mới mua cuốn picture book này, chủ yếu vì mình rất thích chị hoạ sĩ minh hoạ – Júlia Sardà.

Về phần hình ảnh thì khỏi phải bàn, Júlia luôn vẽ hết sức tỉ mỉ, bố cục chặt chẽ, nhân vật  biểu cảm, đặc trưng. Với mình thì chẳng có gì để chê hết. Cuốn sách tuy mỏng nhưng trang nào nhìn cũng đã mắt, trang nào cũng có thể đóng khung treo trưng bày cả.

Read More »

Triển lãm Cờ cá Koi (koinobori)

Ngày 5/5 hàng năm là ngày tết thiếu nhi ở Nhật, 子供の日. Vào ngày này người ta sẽ treo cờ cá chép hay còn gọi là Koinobori (鯉 là cá chép cảnh của Nhật, のぼりlà cờ). Những chiếc cờ này được thiết kế giống cá chép, khi treo cả dàn lên sẽ tạo ra một khung cảnh nên thơ, giống như cá chép đang bơi trên nền trời xanh vậy.

Koinobori-childrens-day
credit: skyehohmann.photoshelter.com

Trước thì Koinobori là dành riêng cho ngày bé trai, ngày bé gái thì sẽ có búp bê. Nhưng hiện giờ thì mình thấy cũng không còn quá tách biệt, đến lễ treo cờ Koinobori thì bé nào cũng phấn khích cả, mình cũng thế :))). Có những nơi tổ chức lễ hội lớn thì sẽ treo cả nghìn cờ cá chép, còn ở những khu dân cư bình thường như nhà mình thì chỉ treo một hai dải cờ,  nhìn cũng rất vui rồi.

Hôm đó mình có đi xem một triển lãm Koinobori ở bảo tàng nghệ thuật quốc gia. Koinobori truyền thống được cách điệu, nâng tầm, trừu tượng hoá hơn. Không còn những chi tiết cụ thể như mắt, vây, đuôi cá nữa, thay vào đó là sự đa dạng của chất liệu, hoạ tiết, màu sắc cùng với sắp đặt không gian, ánh sáng và âm thanh.

IMG_2495

Đàn cá Koinobori “bơi” từ ngoài cửa vào, chuyển dần từ đen trắng sang vàng, đỏ, xanh… cùng với tiếng sóng biển “vỗ” từ trên trần nhà :))))).

IMG_2450

IMG_2449.JPG

Ở giữa triển lãm có đặt rất nhiều beanbag (dịch là gì ta?) để khách tham quan có thể thoải mái ngồi ngắm cá bơi. Thật là đã kinh khủng!

IMG_2497.JPG

Triển lãm này mình đã đi từ hồi tháng 5, giờ cũng không còn nữa nhưng hôm nay tự dưng nhớ ra nên muốn viết bài giới thiệu về nó. Đây là một trong những thứ mình nể phục dân Nhật, họ biết cách vừa gìn giữ văn hoá truyền thống, vừa nâng tầm, cải tiến những hoạt động văn hoá ấy cho phù hợp với thời đại. Gần đây ở Việt Nam có triển lãm Vẽ về hát Bội của các hoạ sĩ trẻ mình thấy cũng rất xuất sắc, nên phát huy.

ORG__DSC0955.JPG

Khách tham quan triển lãm này rất đông, và cũng có rất nhiều trẻ con. Chúng nó cực kỳ phấn khích chạy chơi quanh đống cá. Điểm này thì trẻ con Nhật thật là sướng!

Nếu có dịp đi du lịch Nhật, ngoài những đợt nổi tiếng như tháng 4 hoa anh đào hay tháng 11 lá phong đỏ, thì những ngày lễ khác như tết thiếu nhi tháng 5, hoặc lễ hội pháo hoa tháng 7 hay xem đom đóm tháng 8 cũng vô cùng thú vị, rất đáng xem.

 

Bảo tàng nghệ thuật Digital

Ở Tokyo mới khai trương một bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số, kết hợp với cty Epson, tên là Digital Art Museum.

IMG_2847.jpg

Concept của triển lãm phá vỡ mọi quy tắc, khám phá và phát huy trí tưởng tượng. Nguyên bảo tàng là một toà nhà được sơn đen sì, đến nhân viên cũng mặc toàn đồ đen. Triển lãm phô bày những công nghệ ba chiều đời mới, tương tác với tổng diện tích lên tới 10.000m2, 520 máy tính và 479 máy chiếu, tạo ra một không gian ảo ấn tượng.

Bảo tàng được chia thành nhiều khu vực trình chiếu với những chủ đề khác nhau, rừng bươm bướm, rừng hoa, rừng đèn, thế giới pha lê… Tuy vậy sẽ không có chỉ dẫn hay bản đồ gì hết, mà người xem tự chủ động lang thang, khám phá mọi ngõ ngách. Các tác phẩm cũng thay đổi liên tục. Những hình ảnh được trình chiếu trên sàn hoặc tường có thể tương tác trực tiếp. Ví dụ có hình ảnh một con thạch thùng đang chạy trên sàn, bạn giẫm vào đó thì nó sẽ… tan xác thành những mảng màu. Thấy bọn trẻ con có vẻ rất thích trò giẫm giẫm này.

Không chỉ là không gian phô diễn ánh sáng, hình ảnh, âm thanh, triển lãm này còn tạo ra nhiều không gian để vận động. Như khu vực “Khu rừng vận động”, có cả trampoline, có “đồi núi” để leo trèo… Hoặc cả một căn phòng toàn bóng cao su đổi màu sặc sỡ.

ORG__DSC1298.JPG

Ba khu vực mình thích nhất là Rừng đèn, Thế giới Pha lê và một phần bóng cao su ở Khu rừng vận động. Rừng đèn thì lãng mạn, nên thơ như ngày sinh nhật của Rapunzel (lúc đứng xếp hàng chờ vào có cô bé tâm sự với mẹ như thế). Ánh sáng từ những chiếc đèn được thả từ trần xuống, thay đổi nhẹ nhẹ chầm chậm từ vàng cam sang hồng, xanh, đỏ. Toàn bộ sàn và tường được lắp gương khiến căn phòng dường như vô tận.

ORG__DSC1306 2

Phòng này có vẻ là khu vực hot nhất bảo tàng, người xếp hàng lúc nào cũng đông, mỗi nhóm khách tham quan chỉ được ở trong đó khoảng 3-4ph.

Phòng Thế giới pha lê thì giống như bước vào một cảnh phim Star Trek lúc tàu USS chuẩn bị nhảy bước nhảy ánh sáng vậy. Kết hợp với âm nhạc tạo ra một trải nghiệm choáng ngợp.

Ngoài ba khu vực trên thì cơ bản bảo tàng này làm mình đau đầu, chóng mặt, bức bí, giống như bạn bị nhốt trong một cái TV khổng lồ vậy, và các hình ảnh liên tục chuyển động không ngừng. Những khu vực trưng bày mô phỏng thiên nhiên, như sóng biển hay cây lá mình không đánh giá cao lắm. Chúng khiến mình cảm thấy hơi lạnh sống lưng, như những bộ phim scific về một thế giới tuyệt vọng khi con người không còn thiên nhiên thực sự nữa mà phải sống trong thế giới ảo vậy.

Một vài điểm chú ý khi đi bảo tàng này:

  • Không được đi giày cao gót và dép xăng đan, vì có nhiều đoạn leo trèo này nọ. Ở bảo tàng có sẵn giày cho khách mượn.
  • Có nhiều khu vực sàn gương nên tốt nhất không nên mặc váy ngắn, hơi bất tiện tý.
  • Vé vào cửa là 3200¥ cho người lớn và 1000¥ cho trẻ em (nhà mình đặt vé sớm nên còn có khoảng 2400¥), tuy nhiên chơi được cả ngày nên mình thấy cũng hợp lý.
  • Không được mang đồ ăn, đồ uống vào trong mà chơi lâu sẽ khá mệt nên tính toán ăn uống trước để có đủ sức chơi bời.

Tuy nhiên, tóm gọn lại thì mình vẫn thấy đây là một nơi đáng thử đến một lần, vừa choáng ngợp vừa đáng sợ (ở khía cạnh scific). Nhưng cá nhân mình sẽ không quay lại lần thứ hai.

p.s: mình có quay video mà wordpress đòi tiền mới cho up, nên… bye!