Phim thôi đừng xem

Tối hôm qua trước khi đi ngủ mình xem một bộ phim tên là The Dressmaker. Bộ phim này khiến mình thấy khó chịu và lợm giọng khủng khiếp. Mình cũng có cảm giác này khi xem How to get away with a murder hay Flowers in the attic. Không phải bởi chúng là những bộ phim dở, mà bởi sự bi quan cực đoan của những nhà làm phim làm mình bức bối. Mình thực sự không muốn nhìn cuộc sống theo cách ấy.

The Dressmaker kể về một người phụ nữ có tài thiết kế thời trang. Cô quay trở lại quê nhà – một thị trấn heo hút với những con người nhỏ mọn, những người đã từng khiến tuổi thơ cô khổ sở và vu cho cô tội giết người. Cô quay trở lại để chăm sóc người mẹ đã hoá điên và mất trí nhớ, cũng như gột sạch thanh danh của mình và trả thù những kẻ từng hành hạ cô. Trong công cuộc trả thù ấy cô tìm được tình yêu của đời mình. Và anh ta chết vì muốn trêu đùa cô (nhảy vào thùng đựng lúa mỳ và chết ngạt trong đó), muốn khẳng định cho cô thấy tình yêu mạnh hơn thù ghét. Rồi sau đó mẹ cô cũng chết vì đột quỵ, người bạn duy nhất của cô trong thị trấn thì đi tù, bố cô là một kẻ khốn nạn đã ruồng rẫy mẹ con cô mà còn muốn hãm hại cô. Cuối cùng cô trả thù được cả thị trấn và thiêu rụi cả cái thị trấn ấy rồi bỏ đi. Hết phim.

2014_11_11-the-dressmaker_0771

Điều khiến mình thấy ngạt thở trong những bộ phim như The Dressmaker hay How to get away with a murder là mình không tìm được chút hi vọng nào. Ngay cả những nhân vật chính diện cũng đáp lại những kẻ xấu bằng hành động tương tự. Người tốt bị vùi dập tới tận cùng và chỉ giải thoát được bản thân bằng cách trừng phạt. Tất nhiên, xét về mặt nào đó thì cũng thoả đáng, tuy nhiên mình không hả hê, sung sướng tẹo nào. Mình thấy đôi chút tuyệt vọng.

Điều khiến mình thích làm sách thiếu nhi và thanh thiếu niên là bởi dù câu chuyện bi kịch tới nhường nào vẫn luôn có hi vọng. Như đạo diễn Hayao Miyazaki từng nói, hoạt hình là cơ hội thứ 2 cho mọi đứa trẻ. Không quan trọng câu chuyện đáng sợ, khốc liệt, sầu thảm đến đâu, chỉ cần có hi vọng thì chúng đều vẫn ổn. Một trong những bộ phim tan nát, nặng nề nhất mình từng xem là All about Lily Chou Chou, nhưng đến cuối cùng vẫn le lói một khởi đầu mới, khi cậu bé can đảm muốn chuộc lỗi, muốn bù đắp lại những tổn thương mình gây ra cho cô bạn mình thích. Hay như trong Memories of Matsuko thì dù Matsuko chết đau đớn, cuộc đời của cô đã làm thay đổi những con người khác, theo cách tốt đẹp hơn.

memories_of_matsuko_3

Quan điểm của mình về cuộc sống rất đơn giản, chỉ để vui vẻ và làm cái gì được tốt đẹp hơn chút xíu thì làm. Mình muốn làm sách thiếu nhi vì mình thích sự lạc quan, sự trong trẻo, hướng thiện của chúng. Vì mình tin rằng nếu chúng ta có thể làm được những cuốn sách hay hơn, tốt hơn thì tại sao không làm. Mình đi tập thể dục, mình ăn uống điều độ… không phải vì muốn sống lâu hơn mà là để sống tốt hơn. Mình đã không từ bỏ người yêu mình khi anh đang buồn bực, bi quan (hồi ấy chưa chính thức yêu nhau) vì mình đã thấy khó chịu phát rồ lên với cái sự không vui vẻ, không yêu đời của anh, không thể để yên như vậy được. Không hiểu sao, mình có linh tính sâu sắc rằng đó không phải bản chất của anh. Và chắc bởi chúng mình có chung quan điểm, chung lòng tin rằng “nếu có thể làm tốt hơn, tại sao không làm” nên đến giờ chúng mình vẫn là những người đồng hành của nhau.

Bộ phim kia đã làm mình bực bội từ tối đến tận sáng nay dậy, cho đến lúc mình gọi cho anh xả một tràng, đây tự em đi xem hết cái phim đấy xong lại rước khó chịu vào người, xong lôi hết tất cả những bộ phim khó chịu như thế xem từ trước đến nay ra kể một thể… Anh yên lặng, mắt nhắm mắt mở nghe mình kể lể, cũng không bình luận gì thêm, chỉ cười cười. Mà nói chung là cười yêu quá nên mình quên phim luôn rồi (thật ra viết dài dòng vậy chỉ để kể cái này thôi hihi).

 

 

3 thoughts on “Phim thôi đừng xem

  1. Em cũng muốn được như Cốm quá 😦 đang tập trở thành người lạc quan, người tốt hơn (theo kiểu tự nhìn nhận bản thân), muốn bỏ thuốc muốn đủ thứ :))

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s