cuộc sống quá đẹp, ta chỉ muốn nhìn em cởi đồ

Mình ít khi thích xem phim Nhật nhưng mình lại thích phim học đường thể thao của Nhật. Mình thích quan điểm của họ về bản chất của thể thao. Không có gì khác ngoài việc cố gắng và cố gắng.

Hôm qua mình xem một phim tên là Oppai Volleyball – dịch nôm na là “bóng chuyền ngực gái”, kể về một CLB bóng chuyền nam gồm 5 thành viên bất tài vô dụng. Nhưng khi có một cô giáo mới về phụ trách, nhờ lời hứa nếu thắng trận sẽ được xem ngực cô nên các thành viên đã thay đổi hoàn toàn, chăm chỉ luyện tập và cải thiện trình độ nhanh chóng. Các học sinh nam cấp 3 không có mong ước gì to lớn hơn là được chạm tay vào ngực con gái!!!!

Xét tổng thể thì phim không xuất sắc, cách diễn thì hơi kịch, không tự nhiên, thuyết phục (hầy, đây cũng là lý do mình ít thích xem phim Nhật, vì cái cách diễn nhiều khi thành hô hào, khẩu hiệu thế này). Tuy nhiên, phim có vài điểm sáng, vài chi tiết khiến mình thấy rất xúc động.

Cô giáo phụ trách CLB bóng chuyền nam kể hồi học cấp 3 từng một lần ăn cắp và bị bắt quả tang. Cô bị đình chỉ học một tuần. Trong một tuần đó cô phải đến trường học một mình với một thầy giáo. Thầy giáo đến không quát mắng cũng không an ủi, chỉ đưa cho cô một cuốn sách và yêu cầu cô đọc xong rồi viết báo cáo thu hoạch. Mỗi ngày lại là một cuốn sách mới. Cô thấy rất chán nên hôm nào cũng ngồi vẽ bậy vào sách. Cho tới hôm cuối cùng, cô đã đọc được một bài thơ, đại ý là: dù trước mặt không thấy đường thì sau lưng ta đã có một con đường rồi. Sau đó bài thu hoạch của cô đoạt giải nhất một cuộc thi viết. Rồi cô quyết định trở thành một cô giáo dạy văn học Nhật.

Nhiều năm sau về lại thăm mộ thầy, cô được nghe vợ thầy kể lại rằng ngày ấy hôm nào về thầy cũng băn khoăn đến lúc nào cô học trò của mình sẽ tìm được một cuốn sách khiến cô cảm thấy được động viên. Và việc ông làm chỉ là thử hết cuốn này đến cuốn khác.

Thế mới thấy, để tìm được một câu chuyện có thể động viên mình thì sẽ phải đọc rất nhiều những câu chuyện mình thấy…. chán. Nói chán thì cũng oan cho những cuốn sách đó, mà là chưa tìm được sự đồng cảm của mình. Cho tới khi tìm được đúng câu chuyện dành cho mình rồi thì sẽ thấy giống như bị ngã mà có bàn tay chìa ra cho nắm. Như cô học trò ăn cắp đã tìm thấy con đường của mình. Chúng ta luôn mong mỏi được thấu hiểu. Những câu chuyện, là để chúng ta được hiểu, được chia sẻ, được khích lệ.

Mà mình cũng không chắc, có thể nhiều người sẽ có những lý do khác để đọc sách. Lý do gì thì cũng không quá quan trọng, miễn là vẫn còn đọc.

Nói đến lý do, việc cô giáo hứa khoe ngực bị lộ ra và cô giáo buộc phải thôi việc. Đội bóng chuyền nam cũng thua trận trước một đối thủ mạnh nhất của giải. Trong sự thất vọng ê chề, bố của một thành viên trong đội đã tới nói với cô giáo rằng: lý do để bọn trẻ cố gắng chơi bóng là gì không quan trọng, vấn đề là chúng đã biết kiên trì nỗ lực để đạt được mục tiêu. Thế không phải đã là một bài học tuyệt vời rồi hay sao! 

Không chỉ trong phim Oppai Volleyball, rất nhiều phim thể thao học đường khác của Nhật cũng lấy motif là một nhân vật hoặc một nhóm ban đầu hoàn toàn có chút khả năng nào, cả về thể chất lẫn năng khiếu, sau đó tìm được động lực, hoặc chỉ đơn thuần vì yêu thích mà cố gắng không ngừng, bất chấp mọi khó khăn. Mình thích ý nghĩ rằng: cho dù không có khả năng nhưng vì muốn nên vẫn cứ làm. Không phải để chứng tỏ giỏi hơn người khác mà để bản thân thấy vui. Chỉ cần đổ tâm đổ sức vào làm việc gì đó thì không bao giờ là vô nghĩa cả.

cách các nam sinh đã làm để tôn vinh cô giáo phụ trách của mình! tất cả là nhờ ngực của cô!!!!
cách các nam sinh đã làm để tôn vinh cô giáo phụ trách của mình! tất cả là nhờ ngực của cô!!!!

Khi mình nghĩ về lịch sử phát triển của thể thao, bố mình cũng là VĐV này, mình thấy ý nghĩa lớn nhất của các môn thể thao là việc tạo ra một tình huống mà ở đó con người ta được thúc đẩy để đạt được một mục đích nào đó, để vươn tới cảm giác được vượt qua người khác, nhất là vượt qua chính bản thân mình.

Nghĩ qua nghĩ lại, mình vẫn thấy cốt lõi của con người là tình yêu (viết ra xong tự thấy muốn nôn ra cầu vồng quá). Ví như vì yêu màu cam pha lẫn sắc xanh trên bầu trời lúc bình minh mà sáng nào cũng gắng dậy sớm để nhìn, vì yêu những cái bát cơm vừa mỏng vừa nhẹ mà nghĩ ra kỹ thuật làm gốm mới, vì yêu những giai điệu mà gắng luyện thanh, học ba cái mớ nhạc lý khô khan, vì yêu việc sống, muốn sống cho thoải mái nên phát minh ra đủ thứ máy móc làm thay sức người, vì yêu những đứa trẻ mà ngày nào các ông bố bà mẹ cũng đi làm chăm chỉ..v…v…

Mình lượn Tumblr thường gặp rất nhiều những bài viết chán chường, mệt mỏi, đau khổ. Vì không ở trong hoàn cảnh của họ nên mình không bao giờ biết được điều gì đã khiến họ không hạnh phúc đến vậy. Nhưng nếu chúng ta nhìn cho kỹ, mọi điều nhỏ bé xung quanh chúng ta đều đã được sinh ra nhờ một tia sáng hy vọng, yêu thương nào đó. Mùa đông mình hay bị nghẹt mũi nên hay phải nhỏ thuốc. Thi thoảng mình lại nghĩ, ai đó đã nghĩ ra công thức thuốc này giúp những đứa như mình… thở được bình thường. họ đã làm việc vì trách nhiệm công việc, vì kiếm tiền sinh sống… dù vì lý do gì cũng thật có ý nghĩa. Hay nhìn một chiếc cốc được thiết kế rất đẹp, lại nghĩ hẳn ai đó rất yêu thích đồ gốm mới tạo ra được một thứ đẹp đẽ như vậy…v…v..

Thế nên, sao lại phải thấy buồn chứ? Hay ra ngoài chơi bóng chút đi. Mình lười vận động thôi chứ lúc nào mình cũng muốn được ở trong một đội bóng =))))), bóng gì cũng được.

p.s: lâu không viết gì, viết lan man, lung tung ghia =)))

5 thoughts on “cuộc sống quá đẹp, ta chỉ muốn nhìn em cởi đồ

  1. Thích bài này quá!
    Đúng là dạo vòng quanh, ko chỉ Tumblr mà khá nhiều trang viết, người viết khác toàn viết chuyện buồn. Sao người ta lại thích mình u sầu (tự làm mình u sầu vậy chứ). Muốn vui có dễ đâu mà! Nên gặp 1 bài tươi tỉnh thế này khoái lắm ^^
    Cảm ơn cô gí 🙂

    Like

  2. Thích đọc bài viết này của bạn Thùy ghê. Đúng là phải thử nhiều thứ mới biết được cái nào hợp với mình. Bài viết khiến người ta yêu đời hơn

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s