(Mình rất thích Van Gogh nên thường để ý những gì được đề cập tới ông)
“Một bức vẽ của ông có tựa đề: họa sĩ đi làm buổi sáng. Trên bức tranh, ta thấy thế giới mà họa sĩ muốn khắc họa: những cánh đồng, thung lũng, những ngôi nhà. Nhưng thế giới ấy chỉ của một mình ông, thế giới của họa sĩ! Thế giới ấy không liên quan gì đến những cuốn sách địa lý. Cánh đồng xanh ấy, bầu trời xanh ấy, những mái nhà màu đỏ ấy chỉ có một lần: trong một khoảnh khắc khi họa sĩ nhìn thấy nó như thế.
Đó là cái nhìn đầy cảm xúc và chuyên nghiệp. Người “họa sĩ điên” đã nhìn thế giới khách quan như một chiếc kính viễn vọng. Người họa sĩ lớn có ảo ảnh về thế giới, nhưng sau đó thể hiện cái ảo ảnh ấy một cách trung thực và khách quan như người vẽ chính của một văn phòng kiến trúc. Chính vì thế mà ông khác với một tay thợ vẽ không có lấy một ảo ảnh nào về thế giới, nhưng vẫn cứ vạch những đường nét và phết màu lên thành hình ảnh. Họa sĩ lớn nhìn bầu trời và vẽ mặt đất, một cách trung thực. Thợ vụng vẽ bầu trời, hăm hở, trong khi nhìn xuống bàn chân mình lo ngại.”
Mình hiểu ý bác viết là họa sĩ lớn cần có trí tưởng tượng kết hợp với ghi nhớ những quan sát thực tế chính xác. Hầy, đúng là như vậy!