bài học

Có một điều ám ảnh trong các tác phẩm (từ sách truyện đến phim ảnh, kịch nghệ…) – mà chính xác là ám ảnh các tác giả – dành cho thiếu nhi ở Việt Nam từ bấy đến giờ: câu chuyện này dạy bài học gì?

Câu hỏi thường xuyên của các bậc “người lớn”: truyện này có giá trị gì, dạy trẻ con cái chi chi? 

Mình không bao giờ nghĩ tới vấn đề này trong lúc sáng tác (xin lỗi các bậc “người nhớn”). Cơ bản, mình không muốn dạy dỗ ai cả (mà mình cũng chẳng có khả năng sư phạm) và lo lắng về chuyện này là vô ích. Bởi mọi câu chuyện tự thân sinh ra (có chủ đích) đã có một ý nghĩa nào đó rồi.

Thật, bạn cứ thử nghĩ xem, làm gì có chuyện gì kể ra mà không thể “học” được điều gì (có điều là hay hay dở thôi). Có những câu chuyện chỉ kể về cảm xúc (vui, buồn, đau khổ, phấn khích, lo âu…), cái khác lại về những sự kiện, về lịch sử, về văn hóa, về một ý tưởng, một suy nghĩ, một chút quan sát… Những câu chuyện là những trải nghiệm (và ý tưởng) – từ tác giả đưa tới cho độc giả. Trải nghiệm lại không phải là ‘học tập’ sao? Làm ra cái mới không phải là sản phẩm cao nhất của việc ‘học tập’ hay sao?

Ngay cả những câu chuyện nghe qua có vẻ rất nhảm nhí như con vịt ngày nào cũng vào quán bar hỏi có bán đinh không. Một ngày kia nó không hỏi đinh mà lại hỏi có bán gạch không. Tất nhiên, chủ quán trả lời không. Thế là con vịt lại hỏi thế bác có bán đinh không. ‘Bài học’ ở đây có thể là sự ‘kiên trì’ mà không có suy nghĩ thì sẽ không dẫn tới một kết quả gì hết, hay nói rộng ra thì tư duy lối mòn sẽ chỉ mắc kẹt trong những ngõ cụt.

Vấn đề của những người kể chuyện chỉ là kể làm sao cho hay, cho chân thật, khéo léo bày tỏ sự tôn trọng với độc giả bằng việc không đập thẳng vào mặt họ những bài học giảng giải, đánh vần từng chữ kiểu họ bị mù chữ. Thật ra, mình nghĩ trẻ con vốn rất thông minh, chưa kể chúng có sức tưởng tượng phi thường, chúng ta không cần phải câu nệ thuyết giáo đạo đức cho chúng. (à, ‘đạo đức’ lại một khái niệm tương đối khác)

Sáng tác mà cứ phải đặt vấn đề dạy dỗ lên hàng đầu thì sẽ giống lên lớp, giảng cho kịp, cho đúng giáo án. Thế chả vui! Cả người dạy lẫn người nghe đều vậy. Chơi mới thích. Chơi đúng kiểu mới là cách học hay ho nhất.

2 thoughts on “bài học

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s