Đã bạn nào từng nghe tới tác giả Shel Silverstein bao giờ chưa? Hôm nay tự dưng có người bạn nhắc tới tác phẩm của bác ấy nên muốn giới thiệu một chút về bác ấy luôn.
Tên bác ấy có thể bạn không thấy quen nhưng bạn thử đọc câu chuyện này xem nhá: ngày xưa có một cậu bé chơi rất thân với một cây táo. Cây táo yêu quý cậu bé vô cùng. Cây táo đồng hành với sự trưởng thành của cậu bé, trao cho cậu bé mọi quả ngọt, từng chiếc lá, cả cành lẫn thân cây. Cuối cùng khi cậu bé đã trở thành một ông lão mệt mỏi, và cây ta chỉ còn là một cái gốc cây khô, cây táo vẫn nói với ông lão rằng “tôi chẳng còn gì nữa, nhưng ông có thể ngồi nghỉ trên gốc cây này”. Đại ý thế, hình ảnh cây táo là ẩn dụ cho bố mẹ chúng ta, rồi giờ bạn đã thấy quen chưa?
Câu chuyện này đã được chuyển thành thành truyện ngắn trên báo Hoa học trò ngày xưa xửa xừa xưa, thậm chí còn được vài nhân vật gì đó chuyển thể thành “văn vần” – gọi sang chảnh thì là thơ. Nhưng gốc nó là picture book ♥ – The giving tree . Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Shel Silverstein. Bác ấy vừa là picture book ♥ maker, vừa là nhạc sĩ, nhà thơ nhà văn. Các tác phẩm của bác ấy luôn có nhiều tầng lớp ý nghĩa, mà mỗi lần đọc lại phát hiện ra thêm điều gì đó thú vị. Bác ấy thường dùng những hình ảnh quen thuộc để làm ẩn dụ cho những khái niệm trừu tượng khác. Đối lập với phần nội dung rất sâu, nhiều lớp lang phức tạp thì phần tranh minh họa của bác ấy vô cùng đơn giản, chỉ là những đường nét doodle đen trắng.
Có một tác phẩm khác cũng rất nổi tiếng của Shel Silverstein là The missing piece – mảnh khuyết.
Câu chuyện này được bác ấy sáng tác sau khi vợ bác vừa qua đời. Mình nghĩ “mảnh khuyết” ở đây chắc cũng có liên quan, ám chỉ tới sự mất mát rất lớn này. Thủ pháp ẩn dụ quen thuộc của Shel cũng được áp dụng rất thành công trong câu chuyện này. Các bạn có để ý vì sao bác ấy kể chuyện về những hình tròn, hình tam giác…. mà chúng ta lại có rất nhiều liên tưởng tới bản thân và cuộc sống của chính mình không? Đó là bởi những hình ảnh ẩn dụ này có những đặc tính tương đồng với thứ chúng được ẩn dụ nhắm tới. Điều này dựa khá nhiều vào những khái niệm chung quen thuộc.
Ví dụ như ở đây có hình ảnh một hình tròn khuyết, hình tròn theo liên tưởng thông thường tượng trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn (vì sao hình tròn lại tượng trưng cho những tính chất này thì khỏi phải giải thích nữa luôn nhé). Khi hình tròn này bị mẻ đi một mảnh tức là nó không còn trọn vẹn nữa, nó tượng trưng cho sự mất mát, thiếu sót. Chúng ta có thể dễ dàng kết nối hình ảnh này với những khái niệm trừu tượng khác trong cuộc sống như sự mất mát về mặt tình cảm, cảm xúc đủ đầy khi những nỗi cô đơn chấm dứt….. Chính vì vậy, tuy nhân vật chính trong câu chuyện là những hình vô tri vô giác, nhưng chúng ta lại hiểu được câu chuyện nói về điều gì, hướng tới ai. Ta hiểu câu chuyện chỉ mượn cái này để nói những cái khác.
Nhưng việc vay mượn này cần sự hợp lý, logic để có thể đủ sức thuyết phục, dẫn dắt độc giả đến được nơi ta muốn họ tới. Tất nhiên câu chuyện của chúng ta là fiction, là sự tưởng tượng chứ không phải một cuốn sách giáo khoa, nhưng những tính chất ta vay mượn để áp dụng thủ pháp ẩn dụ vẫn phải đúng sự thật theo những hiểu biết và khái niệm thông thường của độc giả. Ví dụ như trong câu chuyện The missing piece thì thực tế hình tròn bị mẻ như vậy có thể được lấp đầy, được trở nên trọn vẹn nhờ một mảnh ghép có hình dạng đúng như vậy. ĐIều này hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu. Đây là liên tưởng, cần cho người đọc một cái mốc để họ bám vào rồi lần theo những sự phi lý khác ta tạo ra.
Nếu như ta muốn tạo ra sự phi lý cực đoan, tạo ra thế giới của riêng ta, hoàn toàn tách biệt với thế giới khoa học logic ta biết thì lại là chuyện khác. Lúc này lại cần sự phi lý điên rồ nhất có thể, phải bứt hẳn ra khỏi những khái niệm, tượng trưng thông thường, quen thuộc. Nếu không, những ẩn dụ của câu chuyện sẽ trở nên không thuyết phục, không tạo được sự đồng cảm và có thể sẽ có những độc giả thắc mắc theo kiểu rất…. thực tế (một cách khó chịu, tất nhiên). Lúc này mà trả lời họ là đây tôi viết truyện tưởng tượng, không cần quan tâm tới thực tế logic nó ra sao thì…. thực ra chỉ là một cách bao biện vụng về cho sự thiếu đào sâu suy nghĩ của tác giả mà thôi :p.
Mình không có ý viết “chuyên môn” về thủ pháp ẩn dụ trong nghệ thuật =))), mình chỉ viết một chút xíu về việc sử dụng những hình ảnh gây liên tưởng trong sáng tác picture book ♥ thôi :p. Ở đây, không những cần sự hợp lý về tương quan ý nghĩa, tính chất mà còn phải hợp lý ở hình thức thể hiện. Vẽ cũng phải hợp lý như nội dung. Ai chả biết sáng tạo có thể dung thứ rất nhiều cho sự phi lý, nhưng ngay cả những thể loại như fantasy vẫn có logic của fantasy. Sự logic hợp lý này không phải thứ kìm nén trí tưởng tượng mà nó là điểm chốt quan trọng để câu chuyện có thể HIỂU ĐƯỢC.
Nếu câu chuyện không thể hiểu được thì nó có ý nghĩa gì?
Cách đây 2 năm mình đã mua bản quyền cuốn này và 1 cuốn nữa cũng là sách picture book về Việt Nam nhưng công ty sách không đồng ý xuất bản vì họ nói rằng sách kiểu này bán chẳng có ai mua.
LikeLike
thật tiếc 😦 kể cũng chuối nhỉ, mấy dòng chicken soup for the soul thì bán ào ào, truyện như của bác Shel sâu sắc hơn mà lời văn lại đẹp thì các bác lại bảo ko ai mua :)).
nhưng không sao, em tin rồi những dòng như vậy sẽ được xuất bản rộng rãi ở VN thôi :3
LikeLike
Cuốn Short Notes from the Long History of Happiness của Michael Leunig mua từ Úc nữa, tiếc là ko được xuất bản.
LikeLike
Phi lý một cách hợp lý!……..Bạn em giới thiệu cho em truyện này, xem xong rất là thích luôn………Đôi khi ta cứ đi tìm điểm chung, tìm cách khớp với nhau………Nhưng mà cuộc sống quá kỳ diệu và ta chẳng biết trước điều gì nếu không nỗ lực thử………
LikeLike
ừa chị cũng rất thích truyện của bác Shel ^^
LikeLike
{like} bài viết này :3 ~~
LikeLike