Càng ít càng khó?

Lúc làm đồ án tốt nghiệp (hahahaha, vừa mới đọc được trong cuốn “Từ câu sai đến câu hay” thì hóa ra ‘tốt nghiệp’ là một từ sai, từ chuẩn là ‘tất nghiệp’ – hoàn tất một sự nghiệp hoặc chương trình học….), để viết lại cho chuẩn:

Lúc làm đồ án tất nghiệp, mình đã chọn đề tài ‘thư viện picture book’ (mình luôn dùng từ ‘picture book’ vì không biết có từ tiếng Việt nào chuẩn xác cho danh từ này). Thầy giáo hướng dẫn của mình đã phản đối quyết liệt, với lý do là chỉ một thể loại thì sao có thể làm thành cả một thư viện (?!). Thầy còn chẳng biết picture book là gì. Khi mình giải thích về thể loại này thì ông thầy tỏ ra coi thường. Nôm na là sách ít chữ như vậy thì có giá trị gì mấy (?!)

Hôm đó, mình bực không chịu được (cái số suốt ngày cãi nhau với thầy cô). Mình nhớ có nói với thầy: giá trị của những cuốn sách này nằm ở câu chuyện, thông điệp chứ không phải ở số lượng con chữ. Chắc  mình nói vậy đụng chạm quá nên ông thầy càng cáu.

Ờ thì hai thầy trò đều tức nhau.

Cá nhân mình thích những cuốn PB ít chữ hoặc không lời. Và những phần lời này không diễn lại những điều đã được kể bằng tranh. Trong PB thường có song song hai mạch kể chuyện: tranh – lời (tất nhiên trừ những PB không lời). Hai phần này hỗ trợ lẫn nhau chứ không lặp lại nhau.

(Mình thích nhất loại tranh đi đằng tranh, lời đi đằng lời =))) loại này đọc vui nhất).

Phần từ ngữ trong PB không phải thuần ngôn ngữ đối thoại đời sống, mà là những lời văn được chau chuốt, tinh giản. Phần lời này không chỉ dẫn dắt, hỗ trợ cho phần tranh, mà còn tạo ra không khí cho tác phẩm. Nó sẽ có nhịp điệu, sắc thái và những thủ pháp riêng.

Tiêu biểu có thể kể tới Dr.Seuss. Rất nhiều câu trong các tác phẩm của ông đã trở thành những lời trích dẫn nổi tiếng . Ví dụ như:

Be who you are and say what you mean. Because those who mind don’t matter and who matter don’t mind.

Hãy là chính bạn và nói thật lòng mình. Vì những ai thấy phiền thì chẳng đáng kể và những ai đáng kể thì sẽ không thấy phiền.’ (dịch thô thôi chứ mình không đủ trình dịch chuẩn, hehe)

Mình thấy câu trên cực hay, cả về nội dung lẫn hình thức. Dr.Seuss đã sử dụng biện pháp lặp và đa nghĩa của từ: matter – mind một cách khéo léo.

Dr.Seuss viết lời nhiều lúc như thơ, ranh giới giữa lời kể văn xuôi và thơ không rõ ràng. Như trong cuốn Oh places you’ll có một đoạn mà mình từng nghĩ mãi không biết dịch tiếng Việt thế nào cho xuôi:

With your head full of brains and your shoes full of feet, you’re too smart to go down any not-so-good street. 

Dịch thô từng từ thì: với đầu đầy não và giầy đầy chân, em quá thông minh để mà đi vào những con đường không được tốt lắm. Nghe ngu dã man! Mình vẫn chờ NXB nào đó của VN mua bản quyền quyển này để một ‘cao thủ’ dịch thuật nào đó sẽ dịch cực hay những câu văn của Dr.Seuss.

Đấy, lại cười khi bảo cần ‘cao thủ’ để biên dịch sách thiếu nhi đi?! Đọc những câu như trên, bạn có thể thấy để dịch đúng và hay thì cũng teo hết cả não.  (và trong quyển Oh places you’ll go không chỉ có duy câu trên kia là khó dịch)

Mình mới mua quyển Extra yarn của tác giả Mc Barnett,  Jon Klassen minh họa. Xin tạm dịch tựa sách là Len thừa. Câu chuyện kể về cô bé Annabelle, vô tình nhặt được một chiếc hộp chứa đầy những sợi len đủ màu. Cô bé dùng len đó đan những chiếc áo, những chiếc mũ, những chiếc khăn… đan hết cho mình, rồi cho mọi người xung quanh mà vẫn không hết len trong chiếc hộp.

Brown-sub-articleLarge

Phần lời của cuốn này cũng rất tuyệt, bên cạnh minh họa khỏi-phải-bàn của Jon (I loveeeee him *cào mặt*).  Mạch kể xoay quanh việc mỗi lần cô bé đan xong một thứ gì đó thì lại phát hiện ra vẫn còn len thừa nữa. Sự kiện lặp lại là tưởng đã hết len nhưng hóa ra vẫn còn. Tác giả đã lặp lại nhiều lần một cấu trúc câu, và sử dụng động từ ‘turn out’ – hóa ra là. Mỗi lần lật trang là một lần ‘turn out’, lại là một sự kiện bất ngờ khác. Đọc cuốn sách thấy cực kỳ hấp dẫn, cứ muốn lật giở tiếp xem sang trang sau sẽ ‘hóa ra là’ cái gì nữa. Và thực sự câu chuyện này rất rất thú vị.

Extra-Yarn-image1

Đọc câu chữ mới đầu cảm tưởng đơn giản vậy thôi chứ hóa ra là chẳng đơn giản tẹo nào đâu ý.

Phần lời kết hợp với cách trình bày, dàn trang cũng có thể tạo ra những tác động hiệu quả. Như trong tác phẩm Where the wild things are, Maurice Sendak có một chi tiết  rất đắt ở trang cuối cùng của truyện: một trang trắng với một câu đơn, thể khẳng định ‘and it’s still hot‘.

Để đọc được câu cuối cùng này, độc giả đã trải qua một chặng đường dài với nhiều khúc quanh rồi lên, rồi xuống trước đó. Và khi họ nghĩ rằng chuyến phiêu lưu đã kết thúc, họ mở sang nốt trang cuối và bất ngờ thấy một dòng chữ ngắn ngắn, dịu dàng, tỏa hơi ấm (có thể có cả mùi thơm nữa) trên trang giấy trắng. – và nó vẫn còn nóng.

Hành động cơ bản nhất của việc đọc sách chính là lật trang. Việc tác giả đẩy chi tiết ‘chốt hạ’ xuống cuối, ở một trang lẻ (chứ không phải trang đôi) đã tạo thêm một nhịp nghỉ cho độc giả, ‘ngụy trang kín đáo’ cho chi tiết.

Nếu như câu văn kể trên không được đặt một mình, ở góc dưới trang cuối cùng, nếu như độc giả không phải cất công lật sang nốt một lần cuối thì hẳn hiệu ứng gây lắng đọng sẽ không được ấm áp đến như vậy (cũng tương thích với nội dung câu chuyện: tình cảm gia đình không phải lúc nào cũng được hô hào ầm ỹ, nhưng một lúc nào đó bạn sẽ vô tình nhận ra sự hiện diện âm thầm của nó :D).

Mình vừa viết vừa vẽ. Đối với mình, việc viết lời kể cho PB là cực kỳ cực kỳ khó, vô cùng đau đầu. Viết, vẽ, trình bày ra sao cho mọi thứ đều thống nhất và hài hòa với nhau là một hành trình lê lết gian khổ (; ̄Д ̄).

One thought on “Càng ít càng khó?

  1. Ahhh!!!! Lội trong chuyên mục picture book của bạn từ dưới lên nên mới có cái comment bên kia :)))
    XD~ Mình cũng thích truyện này lắm. Tiếc là chỉ được đọc trong thư viện của trường…muốn mua rồi ôm về lắm nhưng đắt quá T.T với lại đồ đạc sợ lỉnh kỉnh không có chỗ để t.t

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s