Giới thiệu sơ lược về Picture book (p3+p4+p5)

3. Về hình thức thể hiện của Picture book?

Vì giới hạn độ dài trong khoảng 16-35 trang nên với PB trang nào cũng được chăm chút một cách hoàn chỉnh, theo nghĩa tách rời trang nào đóng khung treo cũng được :D.

PB có cách diễn đạt kể chuyện khái quát hơn truyện tranh rất nhiều. Như truyện tranh là sử dụng nhiều khung hình nhỏ, liên tiếp, diễn tả quá trình hành động hoặc diễn biến tâm lý nhân vật… (ai cũng đọc truyện tranh rồi tớ khỏi tả nhiều nhóe). Nhưng PB hạn chế về số trang nên chỉ những cảnh đặc sắc nhất, quan trọng nhất được lọc ra và thể hiện, phần còn lại là khoảng trống giữa các trang để người đọc tự tưởng tượng, hihi.

PB có miêu tả hành động, nhưng không phải miêu tả kiểu có hiệu ứng như truyện tranh. Vd như thế này:

sìu pơ men mặc sịp đỏ ngoài quần dài ' v '
sìu pơ men mặc sịp đỏ ngoài quần dài ‘ v ‘

Bạn sẽ không bắt gặp những hiệu ứng tả tốc độ hay ánh sáng kiểu như thế này trong picture book. Trái lại PB có xu hướng…. đóng băng thời gian và chộp lấy khoảnh khắc mà nhân vật đang trong tư thế tạo hình đẹp nhất, thể hiện cảm xúc nhất =)), với truyện tranh thì bạn sẽ cảm nhận được cả quá trình chuyển động.

Alberto Morales Ajubel với tác phẩm Robinson Crusoe

Alberto Morales Ajubel với tác phẩm Robinson Crusoe

Có những PB mà từ đầu đến cuối truyện, trang nào cũng chỉ vẽ những nhân vật chính, có rất ít hoặc không có background, không thay đổi góc quay camera (chỉ dùng góc chính diện chẳng hạn), cũng không vẽ miêu tả hành động của nhân vật, Nhưng vẫn truyền tải được câu chuyện nên vẫn là những cuốn sách hay. Vd như cuốn Duck Death and the Tulip này:

DDT internals_Page_05

Chính vì mang đặc điểm cốt lõi là những câu chuyện nên phần tranh trong PB phải mang tính kể chuyện. Không phải họa sĩ minh họa cũng đều có thể vẽ PB tốt được (cũng như là có những người nhầm lẫn giữa họa sĩ minh họa và họa sĩ truyện tranh).

Có những người vẽ rất đẹp, về mặt bút pháp, tạo hình, xử lý bố cục, màu sắc..v….v… nhưng không có nghĩa là bức tranh đó có khả năng gợi mở một câu chuyện. Ví dụ như:

bức tranh này rất dễ thương, màu sắc tươi sáng, tạo cảm giác lãng mạn, bay bổng. nhưng nếu nhìn ta sẽ không biết cô gái này đứng giữa cánh đồng hoa làm gì, hay cô ấy sẽ làm gì tiếp, tâm trạng của cô gái này là gì (vui chăng?), gần như không có tình huống gì xảy ra trong bức tranh này.
bức tranh này rất dễ thương, màu sắc tươi sáng, tạo cảm giác lãng mạn, bay bổng. nhưng nếu nhìn ta sẽ không biết cô gái này đứng giữa cánh đồng hoa làm gì (cầm 1 bó hoa?), hay cô ấy sẽ làm gì tiếp, tâm trạng của cô gái này là gì (vui chăng?), gần như không có tình huống gì xảy ra trong bức tranh này. và thực ra chúng ta sẽ không hỏi những câu hỏi như trên khi nhìn vào một bức tranh thế này =)).

Những bức tranh kể trên mang nhiều tính trang trí hơn là kể chuyện. Tớ không nói nó hơn kém hay gì, đơn thuần là nhiệm vụ, tính chất của nó khác với tranh vẽ trong PB. Vd như tranh minh họa sách báo teen, nhiều lúc không nhất thiết phải bám sát nội dung, mà có thể vẽ đẹp, lung linh là phù hợp.

Nhưng với PB thì phải tìm hiểu tính cách nhân vật, cảm xúc của nhân vật để thể hiện sao cho rõ nét nhất. Mọi thứ xuất hiện trong bức tranh phải bám sát và phục vụ cao nhất cho việc truyền tải nội dung.

A great paper capter của Oliver Jeffers - kể về một chú gấu đi đốn hết cả cây trong rừng để làm giấy tập gấp máy bay. có rất nhiều thông tin trong bức tranh này, những chi tiết khiến ta tò mò muốn theo dõi tiếp điều gì sẽ xảy ra. tình huống câu chuyện rất rõ ràng: trong một khu rừng, trời tối, một con gấu cầm đen pin và kéo theo một cái cây (nó chặt cây để làm gì?), trên thân cây dán một tờ thông báo về một cuộc thi gấp máy bay (thông báo này liệu có liên quan gì tới việc nửa đêm một con gấu đi đốn cây?)  bạn đã thấy có một câu chuyện đang diễn ra ở đây chưa?
A great paper capter của Oliver Jeffers – kể về một chú gấu đi đốn hết cả cây trong rừng để làm giấy tập gấp máy bay.
có rất nhiều thông tin trong bức tranh này, những chi tiết khiến ta tò mò muốn theo dõi tiếp điều gì sẽ xảy ra. tình huống câu chuyện rất rõ ràng: trong một khu rừng, trời tối, một con gấu cầm đen pin và kéo theo một cái cây (nó chặt cây để làm gì? có gì đó mờ ám?), trên thân cây dán một tờ thông báo về một cuộc thi gấp máy bay (thông báo này liệu có liên quan gì tới việc nửa đêm một con gấu đi đốn cây?)
bạn đã thấy có một câu chuyện đang diễn ra ở đây chưa?

Vậy nên, với việc vẽ PB, kỹ năng không phải điều quan trọng nhất quyết định sự thành công của cuốn sách, mà là cảm nhận của người vẽ. Họ có thể vẽ cực kỳ đơn giản, thậm chí nhìn có vẻ cẩu thả, nhưng nếu toát lên được cảm xúc và tính cách của câu chuyện thì đã là hoàn hảo rồi. Cũng gần giống như rage comic vậy, mấy cái mặt troll đó vẽ xấu mù, đúng chưa, nhưng biểu cảm của chúng quá tốt, tính cách quá rõ nét, nên chúng vẫn cực kỳ hiệu quả.

Khái niệm vẽ “có hồn” rất khó đặt ra tiêu chuẩn để đánh giá, nó còn tùy thuộc vào cảm nhận của từng người nữa. Vẽ mà có cả cái duyên kể chuyện thì hẳn cũng là một may mắn. Ờ, cái này thì tớ không dám chắc… Nó là một thứ khó diễn đạt bằng câu chữ, chỉ có thể tự đọc tự ngấm tự nhận ra mà thôi :D. Chỉ những họa sĩ có “sense” – cảm nhận về việc kể chuyện qua những bức tranh mới có thể làm picture book lâu dài (ý kiến trích từ sách, tớ nhắc lại thôi).

PB không chỉ là để ngắm, mà còn để cảm nhận và ghi nhớ nữa.

Cũng tương tự như đề tài, PB không có giới hạn gì về các chất liệu có thể sử dụng để vẽ (màu chì, sáp, sơn dầu, màu nước, cắt giấy, ghép vải, tranh thêu, digital…), hay về kích thước cuốn sách…. PB còn có một món đặc sản nữa là sách tương tác (lật, xoay, chạm, kéo, pop-up…). Cái này hay khủng khiếp, đúng là… muốn làm gì thì làm =)).

hole sabuda-oz

Về cơ bản, hình thức thể hiện phụ thuộc vào nội dung câu chuyện, chỉ cần nó phù hợp nhất với câu chuyện là được, không nhất thiết là nó cần đẹp nhất, lung linh về mặt kỹ thuật :D.

4. Picture book maker? Quy trình làm picture book?

Hiện trên thế giới người ta cũng chưa có danh từ chính xác nào cho nghề nghiệp này nữa, mới tạm gọi là picture book maker.

Sáng tác PB thì có 2 dạng:

  • Họa sĩ vừa viết nội dung vừa vẽ 
  • Một người viết nội dung, một người minh họa

Về việc đào tạo, trên thế giới cũng có những trường chuyên dạy về PB rồi, nhưng bạn biết đấy, giống như mọi ngành nghề khác, người sáng tạo có thể đến từ bất kỳ đâu, học cái gì làm cái gì không biết, miễn là tác phẩm cuối cùng của họ hay. Thế là được. Không có quy chuẩn chính xác cho việc này. Tuy nhiên,  thật ra có học thì có hơn (◡‿◡✿), nếu chúng ta không phải là thiên tài.

Về quy trình làm PB, các bạn có thể tham khảo ở video dưới đây:

 

5. Picture book ở Việt Nam?

Theo như tớ được biết thì ở VN chưa có PB maker chuyên nghiệp nào cả ‘ ___ ‘ (chuyên nghiệp tức là phải sống được bằng nghề ấy). Số lượng PB được xuất bản cũng không nhiều, có một vài tác phẩm do Kim Đồng, Nhã Nam, Đông A phát hành, lại không được PR rộng rãi nữa. Tớ chủ yếu mua sách online. Chất lượng in ấn của mình cũng chưa được tốt, nếu in… đẹp quá thì giá thành lại cao, chắc ít người bỏ tiền ra mua ; ____ ;. Nói chung là còn vô vàn những vấn nạn khác mà thôi để người trong ngành xuất bản nói.

Hiện tớ đang làm PB với tổ chức Room to Read. Tớ thấy rất tốt, tuy nhiên đó là sách từ thiện, phải có những chỗ khác để làm PB mà có thể bán và phổ biến rộng rãi được. Đang tìm cách, hehe.

Tất cả cái đống tớ viết thực ra chẳng quan trọng bằng việc bạn hứng thú và cầm một quyển PB lên đọc. Chuyện đơn giản vậy thôi, nếu đọc sẽ thấy thích (nhiều tranh đẹp, nội dung thú vị, ít chữ nhé =)))) ). Chẳng cần nhiều lời mà làm gì :D. 

4 thoughts on “Giới thiệu sơ lược về Picture book (p3+p4+p5)

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s