2. Về nội dung, đề tài của Picture book?
Theo như tớ nghĩ, điều cốt lõi của PB là những câu chuyện. Câu chuyện đó muốn nói điều gì, truyền đạt thông điệp gì, mang lại những cảm xúc thế nào… Đặc biệt quan trọng là những ý tưởng (original idea). Những ý tưởng này có thể được chuyển thể thành các hình thức nghệ thuật khác, như kịch hay phim ảnh. Chắc nhiều bạn cũng biết đến những bộ phim như Where the wild things are (được chuyển thể từ PB của Maurice Sendak) hay phim hoạt hình The Lorax & Horton hears a who (chuyển thể các PB cùng tên của Dr.Seuss), hay bộ phim hoạt hình ngắn mới đoạt giải Oscar gần đây The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore, hay Cloudy with a chance of meat balls… Còn rất nhiều, tớ không kể thêm nữa :p, cũng không phải ai cũng biết những tác phẩm trên được phát triển từ những câu chuyện của PB.


Không có giới hạn chủ đề gì với PB. Mọi đề tài đều có thể được đề cập tới, ngay cả bạo lực, tình yêu và tình dục, cái chết và nỗi buồn… Tuy PB thường được nghĩ là chỉ dành cho trẻ con, với những chủ đề khó kể trên PB cũng có những cách cực kỳ khéo léo và thú vị để truyền đạt, nhưng với PB hậu hiện đại, ranh giới giữa người lớn và trẻ em không còn rành mạch nữa. Mỗi lứa tuổi có thể thưởng thức theo một cách riêng.
Cái này nói ngoài lề: tớ thấy khá buồn cười khi có người cho rằng sách càng nhiều chữ tức là càng phức tạp, càng khó, còn ít chữ là đơn giản, dễ hiểu. Vấn đề ở đây, câu chuyện của PB không chỉ nằm ở câu chữ. Nhiều hay ít chữ không quyết định giá trị của câu chuyện, và đơn giản cũng không kém quan trọng so với phức tạp). Nếu như bạn một lần đọc thử PB như cuốn Arrival của Shaun Tan, bạn có thể cảm nhận được trí tưởng tượng phong phú, chiều sâu của nội dung và phần tranh thể hiện không thua gì concept art của các phim khoa học viễn tưởng (và câu chuyện này không có một từ nào).

có thể download tại đây: http://www.mediafire.com/download.php?ebp358uoqgas9fb
Sự sâu sắc của PB không do thể loại quyết định mà do tác giả =))). Có những cuốn PB bạn sẽ cảm thấy nó có giá trị dài lâu trong cuộc đời mình. Và những câu chữ trong đó có thể quote lại thành châm ngôn cuộc sống =)). Vd tiêu biểu là Dr.Seuss.
Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt khiến PB khác với truyện tranh hay văn học, hay điện ảnh đó là giới hạn về độ dài. Truyện tranh có thể kéo dài hàng chục tập, một bộ truyện tranh có thể gồm cả nghìn trang, nhưng PB thường chỉ nằm trong giới hạn từ 16 – 35 trang. Vậy nên những câu chuyện của PB thường cần cô đọng và đơn giản hóa tối đa. Nói ít hiểu nhiều.
Dù vậy, đúng là phần nhiều PB vẫn dành cho thiếu nhi, hehe. Vậy nên nội dung của nó cũng cần phù hợp với trẻ con, nhưng không có nghĩa là người lớn không “enjoy” được, hihi.
Về nội dung, PB chia làm 3 loại chính:
- dang…. văn học (ko biết dùng từ nào cho đúng): tức là câu chuyện có diễn biến, có nhân vật, tình huống….
- dạng thông tin: vd như liệt kê các giai đoạn phát triển của loài bướm, các ngày trong tuần, các tháng trong năm….
- kết hợp cả 2 mục đích trên.
Các loại nội dung này lại có thể được thể hiện dưới các hình thức như sau (được học ở workshop nha, ko phải tớ tự nghĩ ra ><):
- Travelogue: câu chuyện có các yếu tố lặp lại, liệt kê trong phần lớn diễn biến của câu chuyện, thường có một yếu tố twist bất ngờ ở cuối truyện. vd như truyện I want my hat back của Jon Klassen. Yếu tố lặp lại ở đây là con gấu cứ đi hỏi hết người này đến người khác là có thấy cái mũ của nó đâu không, và nó luôn trả lời là “Thank you anyway“. (xem tạm bản chuyển thể hoạt hình hén :D)
- Problems solving: giải quyết vấn đề. Câu chuyện có một vấn đề gì đó, và sẽ được giải quyết ở cuối truyện :”>. Vd như cuốn này:
- Fantasy: những câu chuyện giả tưởng, phi lý, như cuốn Arrival của Shaun Tan ở trên. Tớ cũng hay viết thể loại này :p.
- Dreaming: câu chuyện với kết thúc giải quyết là tất cả sự việc diễn ra đều là trong một giấc mơ.
- One day in life: câu chuyện diễn ra trong vòng một khoảng thời gian/ chu kỳ nào đó, dạng 1 ngày trong tuần của bé, hoặc một tháng trong năm…. truyện dạng này thường là kể chuyện hàng ngày, gần gũi :D. vd như:
Hình như còn vài loại nữa mà tớ quên mất rồi :”> (để tớ hỏi lại rồi bổ sung thêm sau nhé).
Người ta cũng có thể kết hợp vài thể loại vào với nhau, vd như Dreaming và Problems-solving… Mà thường tớ thấy là họ kết hợp các loại với nhau, thế thì thú vị hơn.
Về cách xây dựng nội dung, kịch bản của PB thì lại chia làm 2 loại nữa: tập trung vào sự phát triển của nhân vật (character oriented), tập trung vào diễn biến câu chuyện (story oriented).
Vì giới hạn về độ dài như vậy nên kịch bản của PB cần diễn biến rành mạch, rõ ràng, thông điệp của câu chuyện nổi bật, nếu là kịch bản character oriented thì nhân vật được xây dựng với tính cách, mục đích rõ nét.
Tạm thế đã, mệt óa ; ____ ;. Phần sau sẽ là về hình thức thể hiện nội dung của PB. Hẹn gặp lại, hihi.
Cyclical Motifs nữa em 🙂
LikeLike